Nhiều người vẫn thắc mắc nguyên nhân dẫn đến phồng lốp xe là gì ?

Những người mới lần đầu tiên sử dụng xe hoặc chỉ mới bắt đầu sử dụng xe trong một thời gian ngắn chắn hẳn sẽ ít để ý đến việc lốp xe bị phồng. Hiện tượng này hay còn gọi là phù lốp hay sủi bong bóng. Thoạt nhìn có vẻ như nó không quan trọng, tuy nhiên điều này lại đem lại rủi ro cao cho cả người sử dụng lẫn phương tiện. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phồng lốp và cách phòng tránh?

Nhiều người vẫn thắc mắc nguyên nhân dễ đến phồng lốp xe là gì ?
Nhiều người vẫn thắc mắc nguyên nhân dẫn đến phồng lốp xe là gì ?

Hiện tượng phồng lốp rất hay xảy ra. Khi lái xe có lốp bị phồng thì mức độ nguy hiểm cũng giống như lốp xe bị xịt. Vì vậy, khi phát hiện lốp xe bị phồng thì hãy lập tức thay thế ngay lốp xe mới.

Hiện tượng phồng lốp là gì?

Hiện tượng phồng lốp là khi lốp xe đột nhiên xuất hiện một chỗ bị phình to lên. Đây cũng là vị trí mà lốp xe dễ bị nổ nhất. Do đó, chỉ có một cách để xử lí hiện tượng phồng lốp đó là thay lốp mới ngay lập tức.
 
Một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết ban đầu khi lốp xe bị phồng đó là trong quá trình di chuyển xe bị rung lắc và mất cân bằng, kèm theo đó là những tiếng kêu rất khó chịu.
 
Khi sản xuất lốp, các nhà sản xuất sẽ làm nhiều lớp cao su trên một chiếc lốp xe. Mỗi lớp sẽ được làm từ một vật liệu khác nhau cũng như là đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, tất cả sự kết hợp đó đều dùng để phục vụ cho mục đích chung là đáp ứng tốt tốc độ bào mòn lốp theo thời gian ở nhiều điều kiện mặt đường khác nhau.
 
 
Lớp bên trong cùng của lốp xe hay còn gọi là lớp lót trong có nhiệm vụ duy trì áp suất khí nitơ hoặc không khí được làm từ cao su.
Mặc dù lớp lót trong này được làm từ cao su với khả năng đàn hồi cũng như chịu lực rất tốt. Nhưng nó vẫn sẽ bị rò rỉ không khí nếu bị va đập mạnh hoặc có xe phải thường xuyên di chuyển trên mặt đường gồ ghề.
 
Khi không khí bên trong lốp xe bị rò rỉ ra khỏi lớp lót trong thì những lớp tiếp theo sẽ có nhiệm vụ giữ nó lại và không cho thoát ra ngoài. Vì vậy không khí bị nén lại sẽ làm xuất hiện các vết phồng khác nhau trên lốp xe.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phồng lốp?

Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến đó là việc di chuyển thường xuyên trên các bề mặt đường không bằng phẳng, gồ ghề hay off-road, có nhiều ổ gà hoặc mảnh vụn kim loại. Chúng ta cần hạn chế tối đa số lần di chuyển trên những đoạn đường xấu như thế này, hoặc nếu bắt buộc phải đi qua thì nên di chuyển chậm nhất có thể và chú ý các chướng ngại vật.
 
Chở quá tải sẽ là “ứng cử viên” thứ hai trong danh sách các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phồng lốp. Lốp xe sẽ là nơi tiếp nhận toàn bộ trọng lượng của xe. Do đó khi bạn chở quá tải thì lốp xe sẽ dễ bị phồng. Cấu tạo của lốp xe bao gồm nhiều lớp. Vì vậy, khi bị quá tải thì một số lớp vẫn có thể đáp ứng được, trong khi các lớp khác thì không. Các lớp bị xung đột lẫn nhau, dẫn đến hiện tượng phồng lốp, hoặc có thể là nổ lốp.
 
Việc lái xe để các bánh xe cấn vào lề đường cũng có thể dẫn đến hiện tượng phồng lốp. Khi xe đi quá sát lề đường, ở tốc độ trung bình hoặc cao, và sẽ thật không may nếu lốp va phải lề đường hoặc bất kỳ vật cản nào nhô ra từ lề. Khi xảy ra va chạm với lề đường một cách đột ngột như vậy, lốp xe sẽ có thể bị hỏng ngay lập tức. Nếu như những tình huống kiểu này diễn ra nhiều lần, đặt biệt ở tốc độ cao, lề đường hoặc vật cản sẽ làm hỏng các lớp bên trong của lốp, gây ra hiện tượng phồng lốp. Trên thực tế, thành bên của lốp xe là vị trí dễ bị phồng nhất do nguyên nhân này.
 
 
Lái xe trong tình trạng bánh xe đang bị xẹp hoặc bị hao hụt hơi cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phồng lốp. Do đó, hãy lắp đặt thiết bị đo áp suất lốp để chúng ta có thể dễ dàng theo dỗi tình trạng của lốp xe. Trong trường hợp lốp bị xẹp, việc tiếp tục lái xe có thể làm cho vành xe cọ xát với lốp xe, từ đó làm hỏng lớp trong cùng và khiến không khí thoát ra lớp ngoài và sẽ làm cho lốp bị sủi bong bóng (phồng lốp).
 
Lốp xe bị mòn cũng dễ dàng xuất hiện hiện tượng phồng lốp. Khi lốp xe bị mòn sẽ dẫn đến hiện tượng các lớp cấu tạo sẽ không còn đủ độ kết dính từ đó dẫn đến hỏng hóc lốp xe. Có thể nói việc mất sự kết dính giữa các lớp một phần do lỗi của nhà sản xuất đã sử dụng keo không đủ chất lượng. Mặt khác nhiệt độ môi trường cũng là yếu tố ảnh hưởng đến độ kết dính của các lớp.

Ngăn chặn việc lốp bị phồng:

Chúng ta nên kiểm tra cũng như bảo dưỡng những chiếc lốp xe thường xuyên. Những cảm biến đo áp suất lốp có lẽ là một trong những thiét bị rất hữu dụng trong trường hợp này.
 
Khi phát hiện lốp xe bị xì hơi hãy nhanh chóng kiểm tra xem liệu nó bị thủng hay chỉ bị thiếu hơi và từ đó đưa ra biện pháp khắc phục ngay lập tức tránh hiện tượng lái xe với một chiếc lốp xẹp.
 
Hãy chở hàng hoặc chở người theo đúng quy định của nhà sản xuất đưa ra. Đừng chở quá số hàng hoặc số người quy định. Chẳng những vi phạm luật an toàn giao thông mà nó còn gây tổn hại đến lốp xe.
 
Nếu trên đường đi xuất hiện những cái “ổ gà”, “ổ voi” thì hãy tìm cách né chúng. Đó cũng là cách giúp bảo đảm tuổi thọ cho lốp xe, tránh gặp phải hiện tượng phồng lốp, nổ lốp,…