Các mã cổ phiếu theo ngành được giao dịch nhiều nhất

Các mã cổ phiếu theo ngành được giao dịch nhiều nhất. Lựa chọn được cổ phiếu tiềm năng là một việc hết sức quan trọng với nhà đầu tư. Cổ phiếu thuộc các nhóm ngành khác nhau sẽ có những điểm đặc trưng riêng. Nắm bắt được các mã cổ phiếu tiêu biểu trong mỗi ngành có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường. Hãy cùng tìm hiểu danh sách mã cổ phiếu theo ngành trong bài viết dưới đây nhé.

Các mã cổ phiếu theo ngành được giao dịch nhiều nhất

Cổ phiếu ngành du lịch

Top 3 cổ phiếu ngành du lịch tiềm năng:

  • VJC: Công ty cổ phần Hàng không VIETJET
  • HVN: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
  • DSN: Công ty Cổ phần Công viên nước Đầm Sen

Sau 2 năm bị hoãn lại do Covid-19, ngành du lịch đang dần lấy lại sức hút vốn có. Người dân ngày càng có nhu cầu du lịch do phải cách ly với xã hội trong thời gian dài. Cùng với đó, các chính sách được Nhà nước tích cực đưa ra nhằm hỗ trợ ngành du lịch phục hồi. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đang dần trở mình, tái đầu tư nhằm hoàn thiện doanh nghiệp để đón cơn sóng du lịch sắp tới.

Đây là những dấu hiệu lạc quan cho nhóm cổ phiếu du lịch trong thời gian tới.

Cổ phiếu ngành than

Top 3 cổ phiếu ngành than tiềm năng:

  • Công ty Cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin với mã TVD
  • Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin với mã TDN
  • Công ty Cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin với mã THT

Khi các ngành nghề hot như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản bị điều chỉnh mạnh, thị trường chung ít an toàn thì cổ phiếu ngành than sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc. Lý do là bởi đặc trưng ngành nghề khai thác và xuất khẩu than ít chịu biến động của thị trường. 

Tuy vậy, do sản lượng than khai thác có giới hạn nên ít tạo bùng nổ lợi nhuận. Vì thế nên mức lợi nhuận cổ phiếu ngành than khó hấp dẫn nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư nên lựa chọn 1-2 mã nổi bật trong ngành. Việc này nhằm đảm bảo sự an toàn cho danh mục và lợi nhuận. 

Cổ phiếu ngành thủy sản

Top 3 mã cổ phiếu thủy sản được đánh giá tốt nhất:

  • Công ty CP Thủy sản Vĩnh Hoàn – VHC
  • Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I – IDI
  • Công ty CP Nam Việt – ANV

Khi toàn thị trường chung bị điều chỉnh, cổ phiếu ngành thủy sản lại là điểm sáng. Nhờ vào những tin tức vĩ mô cũng như tiềm năng các doanh nghiệp thủy sản. Bên cạnh đó là kỳ vọng vào hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp thủy sản.

Ngành thủy sản đặt mục tiêu năm 2022 xuất khẩu đạt 9 tỷ USD, tăng 20 – 25% so năm ngoái. Qua đó thấy được lợi nhuận ước tính là lớn của các doanh nghiệp trong ngành. Cùng với đó là các tin tức về xuất khẩu tăng trên thị trường Mỹ và Trung Quốc mang lại thị phần lớn cho các doanh nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn những mã cổ phiếu có tiềm năng xuất khẩu mạnh để đầu tư. Từ đó khai thác được tối đa lợi nhuận kỳ vọng sắp tới của ngành.

Cổ phiếu ngành cảng biển

Top 3 cổ phiếu ngành cảng biển tiềm năng:

  • Cổ phiếu GMD – Công ty Cổ phần Gemadept
  • Cổ phiếu HAH – Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An
  • Cổ phiếu SGP – Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn

Cổ phiếu ngành cảng biển thường được nhiều nhà đầu tư lựa chọn trong giai đoạn thị trường có sự phân hóa khá lớn giữa các ngành nghề. Nguyên nhân là bởi:

  • Thứ nhất, ngành cảng biển thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất lớn. 
  • Thứ hai, ngành cảng biển thường có kết quả kinh doanh khá lạc quan
  • Thứ ba, ngành cảng biển có sự tăng trưởng ổn định, ít chịu biến động từ các tin tức vĩ mô nên hiếm khi điều chỉnh mạnh như các ngành khác. Điểm đáng chú ý là theo quy hoạch cảng biển đến năm 2030 thì tốc độ tăng trưởng công suất dự kiến sẽ đạt 6% mỗi năm.

Cảng biển sẽ là lựa chọn lý tưởng cho nhà đầu tư nếu đầu tư dài hạn và thực sự hiểu rõ về ngành.

Cổ phiếu ngành điện gió (năng lượng tái tạo)

Top 5 cổ phiếu ngành điện gió tiềm năng:

  • BCG – Công ty Cổ phần Bamboo Capital
  • GEG – Công ty Cổ phần Điện Gia Lai
  • PC1 – Công ty Cổ phần Xây lắp Điện 1
  • REE – Công ty Cổ phần Cơ Điện lạnh
  • TTA – Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Trường Thành

Việt Nam dự kiến đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cùng với đó, thị trường điện dự kiến được chuyển sang mô hình bán lẻ, sẽ là điều kiện thuận lợi với các doanh nghiệp điện gió. Vậy nên điện gió được dự báo là ngành sẽ phát triển mạnh và bền vững trong tương lai tới đây. 

Cổ phiếu ngành điện

Top 7 mã cổ phiếu ngành điện tiềm năng:

  • POW: Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam
  • QTP: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh
  • PC1: Công ty Cổ phần Tập đoàn PC1
  • REE: Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh
  • NT2: Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2
  • TV2: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2
  • VSH: Công ty thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh

Có thể nói, điện là ngành nghề nền tảng của một quốc gia khi đóng góp rất nhiều vào sự phát triển kinh tế chung. Đi đôi với vai trò khai thác và sản xuất, cổ phiếu ngành điện luôn được đánh giá là tiềm năng và nhận được sự săn đón lớn từ nhà đầu tư.

Cổ phiếu ngành điện đang có nhiều điều kiện thuận lợi khi nhu cầu tăng cao bởi các nhà máy, công ty hoạt động trở lại sau dịch Covid-19, cùng với đó là cơ hội xuất khẩu sang các quốc gia lân cận khi tình hình điện tại Trung Quốc thiếu hụt. Có thể nió, đây là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ cho cổ phiếu ngành điện phát triển trong thời gian tới.

Cổ phiếu ngành xây dựng

Top 6 mã cổ phiếu ngành xây dựng tiềm năng:

  • LCG – Công ty Cổ phần Lizen
  • C4G – Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4
  • FCN – Công ty Cổ phần FECON
  • VCG – Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam
  • HHV – Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả
  • HBC – Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Ngành xây dựng là ngành không thể thiếu, nuôi sống nền kinh tế. Cổ phiếu ngành xây dựng cũng vì vậy mà có vị thế của riêng mình. Cổ phiếu xây dựng trong những năm gần đây đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2022, với thông tin giải ngân khoảng 300.000 tỷ đồng vốn đầu tư công, cổ phiếu ngành xây dựng được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng lớn.

Khi cổ phiếu ngành xây dựng bị điều chỉnh chung với thị trường như hiện nay, nhiều cổ phiếu đã giảm khoảng 50% từ đỉnh, nhà đầu tư nên chắt lọc chọn ra 1-2 mã cổ phiếu ngành xây dựng có nền tảng và giá mua tốt tránh bị tính chu kỳ vốn có của ngành nghề ảnh hưởng. Cùng với đó đạt được tính lợi nhuận cực kì cao đặc trưng của cổ phiếu ngành xây dựng.

Cổ phiếu ngành y tế

Top 3 mã cổ phiếu y tế tiềm năng:

  • DBT – Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre
  • DVN – Tổng công ty dược Việt Nam
  • TNH – CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên

Sức khoẻ luôn là ưu tiên hàng đầu của mọi người. Do đó, nhà đầu tư có thể thấy được kỳ vọng rất lớn vào ngành y tế. Ngành y tế hưởng lợi sau thời kì Covid-19 khi nhu cầu thuốc trị bệnh cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 

Tiềm năng vẫn còn rất nhiều với nhóm cổ phiếu ngành y tế khi mức giá cổ phiếu còn thấp và chưa thực sự thu hút nhà đầu tư. Dự đoán trong tương lai khi mức chi của chính phủ cho y tế sẽ tăng lên. Đây cũng là điểm mở cho ngành nghề có thể tăng trưởng mạnh mẽ.

Cổ phiếu ngành chứng khoán

Top 6 mã cổ phiếu ngành chứng khoán tiềm năng:

  • Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI – SSI
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội – SHS
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán MB – MBS
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCI
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – HCM
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect – VND

Có thể nói năm 2021 là năm bùng nổ với ngành chứng khoán với hơn 1,5 triệu tài khoản được mở mới, thị trường liên tục tạo những kỷ lục về số điểm của VNINDEX và thanh khoản, thanh khoản thị trường nhiều phiên dao động từ 30-40 nghìn tỷ đồng và nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán có những mã tăng trưởng trên 500%.

Tuy nhiên, trong giai đoạn nửa đầu năm 2022, khi thị trường chung điều chỉnh, thanh khoản chỉ còn từ 10-17 nghìn tỷ mỗi phiên, cổ phiếu ngành chứng khoán là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, một số cổ phiếu tuột dốc hơn 50% từ đỉnh. Qua đó thấy được tính chu kỳ khốc liệt của ngành.

Tuy vậy, không thể phủ nhận tiềm năng sắp tới của ngành chứng khoán với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tốc độ mở tài khoản cùng với đó khi áp dụng hệ thống giao dịch T0 trong tương lai, cổ phiếu ngành chứng khoán vẫn được nhiều nhà đầu tư canh mua ở những mức giá hợp lý. 

Cổ phiếu ngành thép

Top 4 mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng:

  • Cổ phiếu HPG thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
  • Cổ phiếu HSG thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen
  • Cổ phiếu NKG thuộc Công ty cổ phần thép Nam Kim
  • Cổ phiếu SMC thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC

Thép là một ngành có tính chu kỳ rất mạnh. Có thể nhận thấy điều này khi trong nửa đầu năm 2022, cổ phiếu thép đã giảm mạnh từ đỉnh, có cổ phiếu giảm hơn 60% do ảnh hưởng từ giá thép thế giới cũng như sự điều chỉnh chung của toàn thị trường.

Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu ngành thép đang được định giá rất hấp dẫn, thêm vào đó là gói đầu tư công 300.000 tỷ đồng đã được thông qua. Đây có thể xem là tín hiệu đáng mừng với cổ đông thép và cổ đông quan sát bên ngoài.

Cổ phiếu ngành dầu khí

Top 4 mã cổ phiếu dầu khí tiềm năng:

  • BSR – Công ty Cổ phần Lọc hóa Dầu Bình Sơn
  • PLX – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
  • OIL – Tổng Công ty Dầu Việt Nam
  • PVS – Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam

Dầu khí là một nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố vĩ mô. Minh chứng cho điều này là việc giá cổ phiếu dầu khi tăng mạnh do những ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Nga – Ukraina. Nhiều cổ phiếu ngành này tăng trưởng khoảng 50%. 

Tuy nhiên, sau khi đi qua gia đoạn tăng trưởng, cổ phiếu cũng sẽ bước vào khoảng thời gian điều chỉnh giá. Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi các biến động vĩ mô liên quan để có những quyết định sáng suốt.

Cổ phiếu ngành dệt may

Top 3 mã cổ phiếu ngành dệt may tiềm năng 2022:

  • VGT – Tập đoàn Dệt may Việt Nam
  • TCM – CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công
  • KMR – Công ty Cổ phần Mirae

Cổ phiếu ngành dệt may trong giai đoạn cuối 2021 và đầu 2022 đã nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư khi có tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu khá cao. Tuy nhiên trong quý 2, 3 và 4 của năm 2022, nhiều phân tích cho rằng lo ngại lạm phát toàn cầu cùng với giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí biên của việc mua nguyên vật liệu cho các nhà máy, dẫn đến ảnh hưởng thị trường trong nước và xuất khẩu may mặc của Việt Nam. Thị trường chính của xuất khẩu may mặc Việt Nam là Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát cao trong giai đoạn tới đây. 

Vì vậy nhà đầu tư nên nghiên cứu kĩ tình hình kinh tế vĩ mô cũng như cổ phiếu may mặc đầu ngành để có thể đưa ra những quyết định mua bán cổ phiếu ngành dệt may hợp lý.

Cổ phiếu ngành thức ăn chăn nuôi

Top 3 cổ phiếu ngành thức ăn chăn nuôi tiềm năng năm 2022:

  • Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam – DBC
  • Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam – BAF
  • Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam – VLC

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng, tiềm năng của Việt Nam. Khi cửa ngõ các quốc gia được thông thương, việc xuất nhập khẩu gia súc, gia cầm, thịt chế biến trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Đối với ngành chăn nuôi, thịt lợn là loại thịt thiết yếu tại Việt Nam, chiếm đến 66% tổng lượng thịt tiêu thụ.

Tuy vậy, bối cảnh lạm phát toàn thị trường có thể ảnh hưởng đến giá thịt, từ đó gây khó khăn cho việc bán ra của doanh nghiệp khiến kinh doanh khó khăn. Nhà đầu tư có thể chọn 1-2 mã cổ phiếu với điểm mua hợp lý cho danh mục của mình.