OTP là gì ? Chia sẻ kinh nghiệm du học của du học sinh Mỹ

OTP là gì ? Chia sẻ kinh nghiệm du học của du học sinh Mỹ. Mình thấy rất nhiều bạn post hỏi về OPT và có những thắc mắc, câu hỏi mà nhận về không đúng info! Mình đã làm career Coach được gần 5 năm, có dịch vụ giúp rất nhiều bạn tìm việc, và đặc biệt là chương trình OPT!

OTP là gì ? Chia sẻ kinh nghiệm du học của du học sinh Mỹ
OTP là gì ? Chia sẻ kinh nghiệm du học của du học sinh Mỹ

Bản thân mình từng là du học sinh tham gia OPT và hiện đang học luật + làm việc tại văn phòng luật tại Mỹ, mình hiểu nỗi khó khăn của bạn và mong muốn cung cấp thêm thông tin và hỗ trợ bạn. Inbox mình để biết thêm info cụ thể. Sau đây mình tóm tắt 1 vài điểm trọng yếu của OPT nha:

OPT là gì và tại sao mình nghĩ các bạn nên tham gia, ít nhất cố gắng tham gia? Nói dễ hiểu, OPT là chương trình của chính phủ Mỹ dành cho các bạn du học sinh tụi mình được quyền làm việc tại Mỹ cho bất kỳ công ty nào, trong vòng 1 năm, được làm việc full-time (ít nhất 20 tiếng một tuần, không giới hạn thời gian), và có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm. Đối với mình, OPT không chỉ đơn giản như thế, đó còn là tấm vé vào đại học, vào đời. Mình may mắn nhận được học bổng 80% từ University, nhưng phần còn lại không nhiều cũng chẳng ít, và tất nhiên mình không hề muốn bố mẹ mình phải chi trả. Vậy nên, trong một năm làm việc OPT, mình nhất định dành dụm cho việc học sau này của mình, vì tự chi trả cho bản thân bằng tiền mình tự kiếm được, là một cảm giác rất tuyệt! Nghe có vẻ hơi vật chất một tí nhưng mình nghĩ khi bạn bắt đầu chịu trách nhiệm cho bản thân từ sớm, bạn sẽ làm chủ được tương lai, hopefully.

Nhìn xa hơn, sau này khi các bạn ra trường, nghĩ đến những người bạn cùng lớp chật vật tìm việc làm giữa biển người cầm tấm bằng đại học trên tay với rất ít kinh nghiệm, bạn nghĩ cơ hội của bạn là bao nhiêu? Nếu bạn không xây dựng được network với các công ty/ chuyên gia trong lĩnh vực bạn muốn làm? Nếu bạn không có kinh nghiệm thực tế, cọ xát với môi trường làm việc chính thức và rèn luyện kỹ năng thực tiễn? Kiến thức trường học giảng dạy rất dễ có được, nhưng kinh nghiệm và cách xử lý tình huống thấu đáo thì chẳng sách vở nào dạy bạn đâu. Mình nghĩ rằng cơ hội được trải nghiệm, được làm việc thực tế chỉ có một và rất quý giá, cứ thử đi, đừng để tiếc nuối về sau 😊

Quá trình nộp đơn OPT cơ bản có những bước như sau (mình hỗ trợ 100% tất cả các bước nếu bạn làm việc với mình):

– Chuẩn bị hồ sơ và điền các loại giấy tờ thật đầy đủ và chính xác.

– Chuẩn bị phí ($380-$410) tùy từng bang.

– Canh thời gian nộp đơn xin OPT, đừng nộp trễ mà hãy cố gắng nộp sớm nhất có thể. Quy định là trước mùa học cuối cùng cỡ 90 ngày, các bạn có quyền nộp đơn.

Ví dụ mình học xong vào tháng 12/2017, mình sẽ nộp vào đầu tháng 9/2017, trừ hao thời gian xử lý hồ sơ, mình sẽ bắt đầu làm vào tháng 1/208.

– Tìm việc, tìm việc, tìm việc.

– Trong vòng 60 ngày sau khi được chấp nhận và có thẻ EAD, nếu bạn không tìm được việc, bạn chỉ có thể chuyển tiếp lên đại học hoặc về nước. Tất nhiên, chẳng ai muốn về nước cả và chuyển tiếp lên đại học rất rắc rối (nếu không có sự chuẩn bị trước), nên việc xin OPT đã khó, tìm được việc làm còn khó hơn nhiều.

Cách mình tìm việc là thông qua các app và các trang web việc làm, bao gồm Glassdoor, Indeed, Ziprecruiter, Monster, CareerBuilder, LinkedIn. Nếu phân tích từng app một, cảm nhận của mình như sau:

– Glassdoor: App này mình dùng để xem review về công ty, đặc biệt là từ chính nhân viên của công ty, nhờ đó mà tránh được rất nhiều chỗ lừa đảo.

– Ziprecruiter: App cũng tốt, rất tiện lợi, nhưng công ty nhỏ và không đảm bảo.

– Indeed/CareerBuilder/Monster: Mình nghĩ bạn nên tập trung vào 3 apps này, tìm được rất nhiều chỗ tốt.

– LinkedIn: Bắt buộc phải tạo LinkedIn profile vì đây là Facebook dành cho người đi làm. Bạn có thể dễ dàng tạo network trên LinkedIn và biết đâu người bạn vừa kết nối trên LinkedIn sẽ phỏng vấn bạn ngày mai, vì thế bạn rất cần chuẩn bị một profile thật chuyên nghiệp! (LinkedIn mình link dưới comment)

Một số lưu ý:

1. Major của bạn và OPT job nên liên quan với nhau chặt chẽ, vì sau khi tìm đc job, bạn vẫn phải điền 1 form giải thích tại sao job này lại giúp ích cho bạn trong việc thêm kinh nghiệm thực tiễn, giúp ích cho tấm bằng của bạn. Nhiều bạn nghĩ rằng, tìm job nào cũng đc, nhưng mình khuyên nên thực hiện theo ý trên, đỡ gây rắc rối với USCIS và theo đúng luật

2. Phải chờ đến khi có thẻ EAD mới được bắt đầu làm việc – đồng nghĩa, dù bạn được chấp thuận OPT, có job offer rồi, mà vẫn chưa có EAD – BẠN PHẢI CHỜ!! Đừng dại dột bắt đầu khi chưa có thẻ, việc đấy có thể được xem là lách luật và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

3. OPT có thể là internship, unpaid cũng được nha, miễn sao làm đủ số giờ minimum ( không có maximum)

4. Nên chú trọng trong việc chọn start date, vì thường nhiều bạn sẽ mất 1-2 tuần vì phải chờ thẻ EAD về

5. OPT không cần sponsorship từ công ty, nhưng nên nhấn mạnh bạn chỉ có thể làm 1 năm full-time! Có thể làm part-time (chương trình CPT – mình sẽ giải thích trong 1 post khác), khi bạn kết thúc 1 năm full-time OPT và quay lại trường học.

6. H1B mới cần sponsor, 

Hailey Tran