Phần mềm icheck 2021 còn có chính xác không? có kiểm tra được hàng chuẩn hay không?

Phần mềm icheck  2021✅ có chính xác không? Dùng icheck có kiểm tra được hàng chuẩn hay không?✅ dùng icheck có chuẩn không ?✅ĐỘ TIN CẬY CỦA PHẦN MỀM iCHECK . Là dân kỹ thuật ai cũng thừa biết là làm quái gì có một hãng nào share công thức mã code lên , chưa kể nó được sản xuất ở nhiều nhà máy khác nhau, thời gian cập nhập. Hơn nữa có hàng triệu nhà sản xuất mà. Tôi đã thử hàng do chính bạn tôi mang từ bên Đức về một lọ kem Q10 là kết quả: không biết.

"Phần

iCheck là gì ?

iCheck vốn là tên thu gọn của công ty cổ phần iCheck, là công ty về Công nghệ chuyên nghiên cứu các giải pháp công nghệ mã số mã vạch, tem xác thực chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.

iCheck mà bạn đang nhắc là ứng dụng iCheck Scanner, một ứng dụng quét mã mới nhất được phát triển bởi công ty cổ phần iCheck. iCheck Scanner mang trên mình sứ mệnh minh bạch thông tin, giúp người tiêu dùng kiểm tra xuất xứ, nguồn gốc sản phẩm chỉ bằng một thao tác quét mã.

Hiện nay số người tải và sử dụng app iCheck Scanner đã lên tới con số hàng chục triệu. Như bạn thấy đấy, số người biết tới ứng dụng này không phải là nhỏ, do đó những người xung quanh bạn hay nói về nó cũng không phải là điều gì đáng ngạc nhiên.

Các tính năng nổi bật của iCheck scanner so với các ứng dụng khác?

iCheck scanner là ứng dụng di động sử dụng tính năng quét mã vạch, quét mã QR code … qua đó truy xuất và cung cấp cho người dùng thông tin minh bạch và rõ ràng nhất về tên, giá cả, nàh sản xuất….cũng như đánh giá của cộng đồng về chất lượng sản phẩm.

Phần mềm icheck có chính xác không?
Phần mềm icheck có chính xác không?

Minh bạch thông tin: Mọi sản phẩm trên iCheck đều minh bạch nhờ 2 luồng thông tin, thông tin từ nhà sản xuất – thông tin đánh giá của người tiêu dùng.

Tham khảo đánh giá cộng đồng về sản phẩm: Mọi sản phẩm trên iCheck đều được cộng đồng người tiêu dùng đánh giá về chất lượng cũng như cách thức sử dụng.

Quét mã vạch – QR Code: Truy xuất toàn bộ thông tin sản phẩm bao gồm giá bán, thành phần, hướng dẫn sử dụng, đánh giá chất lượng.

Kho dữ liệu khổng lồ: Tổng hợp thông tin hàng chục triệu sản phẩm cả trong và ngoài nước, được cập nhật hàng ngày.

Cập nhật tin tức hàng ngày: Những tin tức mới nhất, hot nhất trên thị trường bao gồm cả những chương trình khuyến mại, giảm giá.

Cảnh báo cộng đồng: Đưa ra những lời cảnh báo nhanh nhất trước các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng.

Đăng bán trực tiếp: Tự do đăng bán sản phẩm trên mạng xã hội iCheck, tiếp cận hơn 10 triệu người tiêu dùng.

Thỏa thích mua sắm: Mua sắm những sản phẩm phù hợp bản thân với mức giá hợp lý cũng như sự đảm bảo cao nhất ngay trên iCheck.

Với ứng dụng iCheck giờ đây người tiêu dùng sẽ không còn phải đối mặt với nỗi lo về việc gặp phải những mặt hàng giả, kém chất lượng trên thị trường. Từ đó sẽ tránh được sự lãng phí về THỜI GIAN, TIỀN BẠC cũng như những mối nguy hại về SỨC KHỎE cho bản thân và gia đình.

Ngoài ứng dụng iCheck Scanner, công công ty cổ phần iCheck còn đang cung cấp một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh như đăng ký sử dụng mã số mã vạch, dịch vụ thông tin thương phẩm, tạo mã vạch iCheck (khác mã GS1), tem chống hàng giả hàng nhái…..

Bài 1: Bài viết thêm của một chủ shop dở khóc dở cười với phần mềm này:

Có chai Chanel Gabrielle mới thử dùng phần mềm iCheck – công cụ được rất nhiều người sử dụng như thuốc thử tin cậy nhất để xác định độ Auth/Fake của nước hoa nói riêng và hàng hóa nói chung.
Kết quả là iCheck chỉ có thể nhận diện được mã vạch của Pháp, ngoài ra không thể xác định được loại sản phẩm cụ thể.

Tại sao vậy? Icheck lừa đảo phải không? Phần mềm icheck có chính xác không?

ICheck cũng như nhiều phần mềm “check code” khác thực chất là do 1 bên thứ 3 đứng ra viết, sử dụng cơ sở dữ liệu do người dùng tự cập nhật vào chứ không phải của bất cứ nhà sản xuất nước hoa nào viết ra. Vào https://icheck.vn các bạn sẽ thấy đây là 1 công cụ / mạng xã hội do 1 công ty Việt Nam viết thôi.

Thành ra sẽ có những chuyện dở khóc dở cười như sau:

– Sản phẩm chính hãng mới quá, chưa ai cập nhật nên không xác định được.
– Sản phẩm bị người khác cập nhật sai thông tin nên hàng 1 đằng quét ra 1 nẻo.
– Mã sản phẩm được các hãng xoay vòng sau 1 thời gian nhất định nên hàng mới sản xuất nhưng lại cho ra ngày sản xuất từ …10 năm trước.
Trong những trường hợp này, đa số người mua hàng đều nghi ngờ người bán đã bán cho mình 2 sản phẩm giả mạo hoặc kém chất lượng, làm sứt mẻ quan hệ của 2 bên.

Và do database của các phần mềm này đều do người dùng tự tải lên nên nếu có ai đó tự cập nhật thông số của hàng fake lên thì chúng ta cũng không biết được. Nhờ cách này mà rất nhiều hàng fake đã được “hợp thức hóa” thành hàng auth đó các bạn.

Thời gian gần đây, nhiều người thường dùng các phần mềm quét mã vạch trên smartphone để xác định hàng thật giả khi mua hàng hoá. Liệu kiểm tra mã vạch có giúp chúng ta xác định được hàng thật hay hàng nhái hay không?

Mã vạch là gì?

Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản lý kho, người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số mã vạch của hàng hoá. Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã số của hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.

Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, bán buôn, lưu kho, phân phối và bán lẻ tới người tiêu dùng. Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người này với người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phân biệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau.

Nhưng bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

Ý nghĩa dãy số trên mã số và mã vạch?

Hiện nay, có nhiều loại mã vạch phổ biến được sử dụng để in trên hàng hóa, phổ biến là EAN 13 và Code 128. Mỗi loại mã vạch này sẽ được cấu tạo gồm một dãy số theo quy định và có quy tắc riêng.

Chẳng hạn mã vạch EAN-13 gồm 13 chữ số có cấu tạo từ trái sang phải là:
+ Mã quốc gia: hai hoặc ba con số đầu
+ Mã doanh nghiệp: có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số
+ Mã mặt hàng: có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mã doanh nghiệp
+ Số cuối cùng là số kiểm tra.

Bài 2: Phân biệt hàng thật hàng giả bằng mã vạch là đúng hay sai?


Trong mỗi quốc gia, mã số hàng hoá giúp các doanh nghiệp và các nhà cung cấp thuận lợi khi quản lý, phân phối và biết được xuất xứ, nguồn gốc của mỗi loại sản phẩm.

Trong giao lưu thương mại quốc tế, các nhà sản xuất và các nhà cung cấp tránh được các hiện tượng gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Sản phẩm hàng hóa có thể lưu thông trên toàn cầu mà vẫn biết được lai lịch của nó cũng như đảm bảo độ chính xác về giá cả và thời gian giao dịch rất nhanh. Trong giao dịch mua bán, kiểm soát được tên hàng, mẫu mã, quy cách, giá cả xuất, nhập kho hàng không bị nhầm lẫn và nhanh chóng, thuận tiện.

Thời gian gần đây, nhiều người sử dụng các ứng dụng kiểm tra thông tin mã vạch trên điện thoại để kiểm tra hàng thật hàng giả. Tuy nhiên, điều này là sai lầm.

Mã số mã vạch chỉ là chìa khóa dẫn đến kho dữ liệu tương ứng (mô tả thông tin về sản phẩm) chứ không thể chỉ dùng mã số mã vạch để phân biệt hàng giả và hàng thật. Để phân biệt hàng thật hàng giả phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau của sản phẩm.

Dãy mã vạch được in trên bao bì sản phẩm chỉ có thể giúp người tiêu dùng kiểm tra được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó như sản xuất ở nước nào, công ty sản xuất, chứ hoàn toàn không có chức năng để phân biệt hàng thật hàng giả. Mã vạch nhìn qua có vẻ phức tạp và khó để làm giả nhưng thật ra rất đơn giản vì mã vạch cũng giống như sản phẩm khác, hoàn toàn có thể làm giả một cách dễ dàng.

Hơn nữa, khi bạn sử dụng các ứng dụng kiểm tra thông tin mã vạch nếu bạn không thấy bất cứ thông tin của sản phẩm như công ty sản xuất…. thì cũng không cần lo lắng vì đối với một số mặt hàng như mỹ phẩm, nhà sản xuất thường xuyên thay đổi mẫu mã, bao bì và với mỗi mẫu mã và một lô sản xuất thì thường sẽ có một mã vạch khác nhau để thuận tiện cho việc quản lý. Do đó, không chắc rằng các ứng dụng kiểm tra mã vạch trên điện thoại này có thể cập nhật các thông tin từ nhà sản xuất nhanh nhất và kịp thời.

Cá nhân riêng tôi- admin blog này . Tôi không hiểu ai nghĩ ra icheck.vn . Bây giờ có hàng trăm nghìn, hàng triệu hãng, mỗi hãng có hàng ngàn dòng sản phẩm, mỗi dòng sản phẩm có quy luật đánh mã khác nhau, update hàng ngày. Thế mà cũng lập ra được phần mềm kiểm tra mã vạch.