Sếp khó tính mới là sếp tốt!

Sếp khó tính mới là sếp tốt!✅ Câu của Shark Hưng”- ?Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải một vị sếp khó ưa. Công ty bạn đột nhiên thay đổi nhân sự và bạn chợt nhận ra rằng bạn đang làm việc với một ông/bà sếp đến từ…địa ngục. Cáu gắt, đòi hỏi, thờ ơ, hay lấn lướt là những gì bạn tìm thấy ở người cấp trên của mình. Bạn sẽ ngay lập tức rời bỏ công ty? Bạn sẽ phản kháng lại? Sau đây là một số cách để bạn cải thiện tình hình trước khi nói lời giã biệt.

Câu chuyện về sếp khó tính

Nhân viên: Sếp! Ngày mai em xin nghỉ 1 buổi nhé, nhà em có việc ạ.
+ Sếp: Việc gì thế em?- Nhân viên: Dạ, bạn em cưới.
+ Sếp: Anh muốn em cho anh thêm một số lí do hợp lí để có thể xin nghỉ
– Nhân viên: gãi đầu. Dạ… bạn cưới… nhà có giỗ… gia đình có người mất… dọn nhà… chuyển nhà… đi họp cho con… thăm người ốm… con ốm… bà giúp việc nghỉ… đi du lịch với cty vợ (chồng)… bị ốm… cưới cháu… tóm lại là nhà em có việc.

+ Sếp: Vậy ai sẽ thay em khi em nghỉ?

– Nhân viên: Dạ,… anh lo giúp em với.

+ Sếp: Vậy anh tuyển thêm một người dự phòng để lúc nào em nghỉ thì họ đi làm thế em nhé.

– Nhân viên: gãi đầu…

+ Sếp: Công ty có 10 người, ai cũng như vậy, hãy giúp anh đưa ra quyết định!

– Nhân viên: dạ anh …. chắc giải tán công ty.

Khi đi làm điều các bạn quan tâm là lương bao nhiêu? Công ty có chuyên nghiệp không? Làm việc quan điểm có được tôn trọng không? Công ty ngày lễ thưởng nhiều không? Bao lâu tăng lương?

Nhưng các bạn có bao giờ quan tâm đến một điều dù rất nhỏ: Ai sẽ thay khi bạn nghỉ do CÓ VIỆC. Đó là nỗi lo của những người làm Sếp. Và không Sếp nào tuyển người dự phòng cả.

Đi làm thì vô tổ chức, mình thích thì mình nghỉ thôi, trong giờ làm việc thì làm việc riêng. Vậy những lúc đó lương tâm các bạn như thế nào rồi?

Bắt bẻ từ cái hắt xì của sếp, tướng đi của sếp, lời nói của sếp… bắt những người như chúng tôi phải thế này thế kia, sao không thế này sao không thế khác… Than phiền lương thấp, thưởng ít, đủ thứ trên đời….

Đã bao giờ các bạn tự vắt tay lên trán xem mục đích sống của bạn là gì? Bạn đã cố gắng như thế nào cho cuộc đời của bạn tốt hơn?

Tôi xin thưa, khi bản thân bạn còn không cố gắng cho cuộc đời bạn tốt, thì chắc chắn chúng tôi cũng không có diễm phúc được bạn phục vụ hay hi sinh cho chúng tôi đâu.

Vậy nên nếu công ty chưa chuyên nghiệp, thì các bạn chính là một đóng góp cho sự không chuyên nghiệp đó.”

Cách ứng xử với sếp khó tính

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải một vị sếp khó ưa. Công ty bạn đột nhiên thay đổi nhân sự và bạn chợt nhận ra rằng bạn đang làm việc với một ông/bà sếp đến từ…địa ngục. Cáu gắt, đòi hỏi, thờ ơ, hay lấn lướt là những gì bạn tìm thấy ở người cấp trên của mình. Bạn sẽ ngay lập tức rời bỏ công ty? Bạn sẽ phản kháng lại? Sau đây là một số cách để bạn cải thiện tình hình trước khi nói lời giã biệt.
 
1. Tìm cách tăng cường sự tự tin của bạn
 
Đây là điều tối quan trọng, một dấu hiệu của sự thành công. Những vị sếp khó ưa thường hay dùng đòn phủ đầu để làm suy yếu sự tự tin của bạn. Đừng để điều này xảy ra. Hãy luôn củng cố niềm tin cho mình. Ghi nhớ những lời khen, tận hưởng mọi thành công.
 
2. Đừng yếu đuối chấp nhận
 
Bắt đầu tìm kiếm những đối sách mềm mỏng bằng cách a dua với vị sếp khó ưa của mình. Khi bạn nhận ra mình đang làm điều này, hãy ngừng ngay lập tức. Chịu đựng và thỏa hiệp để chấp nhận nhục nhã thì quá dễ, ai cũng có thể làm được. Đừng hạ thấp giá trị mình đến thế.
 
3. Hãy tự biện hộ cho mình
 
Đừng trình bày ý tưởng của bạn với người sếp khó ưa để rồi ông ta mang những ý tưởng này trình bày lại với những người có trách nhiệm. Cứ để cho ông ta thể hiện những suy nghĩ của mình và rồi ông ta phải chịu toàn bộ trách nhiệm. Đảm bảo rằng bạn trình bày ý kiến của riêng mình. Trước tiên hãy thử tổ chức những cuộc họp không chính thức – mời một vài người (bao gồm cả sếp của bạn) để “giúp” bạn một việc gì đó bạn đang cố gắng thực hiện. Đảm bảo rằng bạn cũng phải tận dụng cả những cuộc họp chính thức. Đừng tỏ ra chống đối hay coi thường sếp của bạn. Chỉ đưa ra một ý kiến tổng quát và đảm bảo mọi người biết rằng đó là ý kiến của bạn. Nếu ông ta cố ngắt lời bạn, hãy nói bạn sẽ nhận các ý kiến phản hồi trước khi trình ông ta ý kiến cuối cùng. Bạn biết ông ta bận như thế nào và bạn không muốn phí phạm thời gian của ông ta với những việc không cần thiết.
 
4. Tận dụng những sự kiện ngoài lề để chứng tỏ năng lực của bạn
 
Tận dụng các cuộc gặp không chính thức, những cuộc nói chuyện phiếm sau khi làm việc để nói về những ý tưởng của mình và những gì bạn đã đạt được. Nếu những ý tưởng đang được tranh luận trong công việc, bạn cần gợi ra để mọi người tiếp tục bàn thảo. Nếu không có, bạn hãy bắt đầu bằng một ý tưởng mới. Hãy thể hiện bạn là một người thích giao tiếp. Như thế mọi người sẽ xem bạn là một người quan trọng.
 
5. Phát triển nhân viên của bạn
 
Hãy làm việc bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình để phát triển đội ngũ nhân viên của bạn. Hãy tỏ ra hết mình vì họ, chứ không giống như cách cư xử của sếp bạn đối với bạn. Không có gì làm cho mọi người nhận ra nhanh hơn năng lực. Những nhân viên trung thành sẽ ngợi ca năng lực của bạn với mọi người. Nếu những người dưới quyền của bạn tiến bộ nhanh – và họ trung thành với bạn – họ sẽ đẩy bạn lên vị trí cao hơn.
 
6. Nói năng điềm đạm
 
Hãy dùng cách diễn đạt của người khác để giao tiếp với họ, nhưng cần phải tế nhị và mềm mại. Đừng copy theo kiểu dập khuôn máy móc. Điều đó sẽ làm cho bạn trở thành kẻ ngớ ngẩn. Hãy tự hỏi bản thân từng người (trừ ông sếp khó chịu) sẽ có lợi cho bạn trong quan hệ và thêm người đó vào danh sách liên lạc của bạn.
 
 

SẾP KHÓ TÍNH MỚI LÀ SẾP TỐT- chia sẻ của shark Hưng !

Tôi nghĩ rằng sếp khó tính là một người sếp tốt. Nếu các bạn làm việc với sếp khó tính, các bạn sẽ trưởng thành rất nhanh. Nhìn lại về những đế chế thành công trong lịch sử, những quốc vương thống trị thường rất khắt khe, khó tính và thậm chí có thể là tàn bạo, như vậy họ mới có thể chinh phục được thiên hạ. Ông cha ta có câu: “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ” mà.
Nếu một người cha khó tính thì sẽ giáo dục được con cái rất tốt. Nếu một vị sếp khắt khe, chi tiết, yêu cầu cao ở nhân viên thì sẽ giúp công ty trưởng thành. Ở đây, điều các bạn cần chú ý là vị sếp đó khó tính là do công việc hay cảm xúc cá nhân, không thích nhân viên nào đó chẳng hạn. Nếu nhìn nhận khách quan, công tâm là vị sếp đó khó tính về công việc thì sẽ có hiệu quả làm việc cao.
Tôi cũng là một người khó tính với công việc và đôi khi, tôi cũng thể tránh khỏi việc là mình cáu lên. Tất nhiên, sếp nào cũng muốn nhận lại sự hoàn hảo từ nhân viên, mong nhận được kết quả ngày hôm nay tốt hơn kết quả ngày hôm qua.

Các bạn có thể tìm đọc quyển sách “How to manage the boss” (Làm sao để quản lý sếp), ý là khi đi làm chúng ta phải đoán trước được ý của sếp để có thể làm đúng việc, thậm chí là phải dành thời gian nghiên cứu, xem sếp muốn gì.
Để nói thật ra, sếp luôn muốn để nhân viên lên tiếng đề xuất nhưng bạn phải đề xuất đúng ý. Nếu bạn nói đúng ý sếp muốn thì chắc chắn sếp sẽ rất thích thú và yêu quý bạn. Nếu bạn phải đợi sếp nói rồi bạn mới làm theo thì sếp cũng đã ít hài lòng hơn rồi. Nếu sếp đã nói rồi mà bạn không làm theo được hoặc không làm đúng ý sếp yêu cầu thì bạn phải thông cảm với sự khó tính của sếp.
Với một công ty có hàng nghìn nhân viên, có rất nhiều việc cần làm, sếp khó tính là điều dễ hiểu. Vì vậy, các bạn hãy cố gắng hiểu ý sếp cũng như hiểu chủ trường của công ty và hiểu được vị trí của mình.
Bạn cũng cần phải biết được rằng trong công ty, vị trí của bạn càng không thể dễ thay thế được thì nghĩa là bạn càng có giá trị với sếp, với công ty. Nếu xin nghỉ phép mấy ngày cũng được thì vị trí trong công ty của bạn khá dễ lung lay.
Các bạn trẻ mới đi làm đừng ngại ngần xin được làm, xin được thử những nhiệm vụ mới mẻ, dám chấp nhận sai sót, chấp nhận bị mắng, như thế mới trưởng thành được.
Theo Shark Hưng