Tâm lý cơ bản nhà tuyển dụng

Tâm lý cơ bản nhà tuyển dụng
Trước hết, mình là ai làm dc gì mà dám chia sẻ về tuyển dụng?
 
Nói 1 cách tóm tắt nhất thì mình đã đi qua từ những entry level job (rửa chén, chạy bàn, thu ngân, nvien bán lẻ, fastfood, thu nhận kho hàng, etc) đến quản lý vận hành (Operations Manager) rồi giám đốc vận hành (General Manager) bên Canada này. Ngoài ra, mình đã từng phải sàng lọc ít nhất 300 resume chỉ để tuyển 1-2 Supervisor vào team của mình (vì mình lúc đó đã có tầm 3-4 Supervisor rồi), đã từng tham gia tuyển dụng entry level employee (cashier, server, bartender, receiver, retail associate, Utility, etc) ở Job Fair (xếp hàng chỉ vài chục người vào từng đợt), Job Agency building (có phòng riêng cho cty mình và vẫn là phỏng vấn 1-1 chọn ứng viên) cũng như đã phải phỏng vấn nhiều vòng cho các ứng viên từ Supervisor trở lên muốn join vào company mình trước đây hay bây giờ. (Ví dụ độ khó ở job fair sẽ khó, ở 1-1 với mình sẽ khác và có mặt mình và cả Director bên cạnh thì sẽ khác nữa).
 
Vì vậy, dù mình cũng chỉ là cóc ổi mía ghim so với nhiều “lão làng” ngoài kia thôi (ở đây mình chỉ nói riêng ở Canada chứ mình chả quan tâm ở VN ra sao vì hoàn toàn khác nhau), nhưng cũng hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn từ những topic cơ bản ngẫu hứng dưới đây nhen…

 1 vs 100, bạn là ai?

Bạn ghi vào resume là bạn biết Excel và 1 đứa nhóc lớp 6 cũng biết Excel, tại sao mình phải tuyển bạn? Bạn có bằng Master, bằng đại học, GPA maximum, kinh nhờ…vậy 100 ng khác phỏng vấn cùng bạn cho cùng vị trí thì ko lẽ ko có sao? Vậy bạn khác biệt chỗ nào?
 
30 giây – 1 phút để lướt qua 1 cái resume…ai cũng ghi chung chung giỏi “customer service”, “photoshop”, rồi “detail oriented”, nào là “multitasking, troubleshooting, time management…”…ủa vậy sao ko ai chịu ghi rõ ra họ làm dc gi cụ thể, họ xài công nghệ nào ra sao, đạt dc gì, số liệu ra sao, hiệu quả cho cty cũ thế nào, v.v? Kì quá à, thời buổi này ai chơi nói miệng nữa, phải chứng minh chớ :v

 Dùng tiền để mua “lá bùa” về lót chuột

Nhiều người ham học lắm, tốn nhiều tiền để có bằng university các thứ kinh điển lắm nhưng nhìn lại thì kinh nghiệm ko có gi….bạn bỏ tiền ra để có tấm bằng ko có nghĩa là bạn auto kiếm dc tiền nhờ tấm bằng đó lol
Tấm bằng mà mình nhận ngày tốt nghiệp đến giờ 1 năm mấy rồi vẫn nằm trong phong bì, chả cần treo lên hay lồng kiếng gi cả…Thực chất là tuỳ khẩu vị nhà tuyển dụng có “ám ảnh” về bằng đại học từ ứng viên hay ko, với kinh nghiệm của mình đã đi gặp rất nhiều ông lớn ở trên thì hầu như chả ai quan tâm lắm, chủ yếu bạn làm dc gì cụ thể trong quá khứ và connection ra sao…
 
Đúng là những thứ hơi học thuật như bác sĩ thì cần bằng cao, nhưng rốt cuộc là có cần kinh nghiệm ko thì bạn tự trả lời dc nhỉ? Cả đám cùng học IT ra như nhau nhưng 1 đứa từng làm freelance với nhiều project riêng ngoài trường lớp còn 1 đứa chỉ biết học thì bạn chọn ai? Ko cần bàn đến mấy ngành về Business rồi vì ko có kinh nghiệm thì bỏ dc r….
 
Mình để ý thấy cũng vui lắm khi đọc resume các bạn là cái mục Education có 2-3 dòng ghi thtin chơi vậy thôi, còn mục Experience thì cần rất nhiều dòng để gây ấn tượng mà nhiều bạn hơi bị quá ám ảnh về cái mục 2-3 dòng kia mà quên đi mất ko đầu tư vào cái mục cần nhiều dòng lol rất nhiều câu hỏi “học trường ngành nào dễ có việc”, nhưng ít ai hỏi “học ngành này thì nên đi kiếm entry level job là gi để bắt đầu từ dưới lên trong lúc còn đang đi học và nên định hướng đi như thế nào, làm thế nào để có dc entry level job trong ngành?”….
 

 Thái độ

Nhiều Director đã nói với mình:
“They can be less qualified cuz of their previous experience…but sometimes, attitude is everything…i can teach them any skills quickly but it will take a lot of time to change their attitude…”
Bản thân mình thấy đúng…khi mình phỏng vấn ai, mình quan sát rất kĩ thái độ của họ xem họ có nói dối ko, có cầu tiến ko, có thật sự muốn nghiêm túc làm lâu dài ko hay đây chỉ là “bến đỗ” tạm thời, có kiêu căng và open minded ko cho dù họ đã có kinh nghiệm chức cao trong quá khứ, v.v
 
Ví dụ, ko phải bạn làm khởi đầu từ Mc Donald là dở (cho bạn nào chưa biết, làm ở McDonald bên này là cviec cơ bản nhất mà ngay cả 1 hsinh trung học phổ thông thường bắt đầu để build sự nghiệp), bạn ko phải chỉ học dc cách làm bánh mì, mà bạn sẽ học dc cách hình thành thái độ làm việc, nói chuyện với khách, đồng nghiệp hay sếp, deal với vấn đề, quản lý thời gian và stress vì là fast paced environment…rất nhiều thứ transferable dc trong tương lai đi lên, quan trọng bạn đi làm với cách nhìn nhận vấn đề ra sao, nếu bạn cứ stuck trong suy nghĩ là 1 nhân viên fastfood cùi bắp thì bạn sẽ ở đó hoài th, còn nếu bạn nhìn ra thứ bạn có thể học dc cho tương lai thì bạn sẽ đi nhanh hơn ng khác ^^
 
“Thánh” IELTS
3 năm trước khi mình mới qua Canada du học dạng CES, nhiều đồng bào bị “ám ảnh” bởi suy nghĩ IELTS cao là tiếng anh giỏi dẫn tới sẽ có job ngon và nhanh hơn (ko biết giờ còn ko)…ngay cả ở VN mình cũng thấy giờ nhà nhà đi học lấy bằng Ielts để hi vọng tăng khả năng tuyển dụng…có thể đúng ở VN nhưng ở Canada thì bạn nên tỉnh lại…
 
1 sự thật rằng ở Canada, có khi nhà tuyển dụng còn chả biết IELTS là cái quái gì mà mình thấy nhiều bạn cứ ghi vào resume (mình thì đương nhiên là biết vì mình từ VN qua)…tiếng anh bên này là tiếng mẹ đẻ, mình hay nhà tuyển dụng khác ko cần phải xem miếng giấy của bạn để đánh giá tiếng Anh qua việc bạn mấy chấm, bên này chỉ cần nhìn resume và phỏng vấn vài vòng với nhiều loại câu hỏi tình huống hay chuyên môn các thứ là đủ đánh giá kha khá về tiếng anh của bạn rồi…dĩ nhiên là tuỳ mức độ hàn lâm của cviec mà độ đánh giá tiếng anh khác nhau (ví dụ như đánh giá 1 nhân viên accounting hay retail sẽ khác đánh giá 1 ứng viên xin vô làm giáo viên dạy tiếng Anh cho 1 college)…
 
Nhưng, cơ bản là IELTS ko phải là 1 “lá bùa” bên này để bạn có job như nhiều ng đồn đại và cũng ko quá nhiều ng quan tâm hay biết đến tấm bằng này đến vậy lol có hằng hà sa số job bên này từ thấp đến cao để apply mà thật sự dư thừa khi ghi cái điểm này vào và cũng chả gây ấn tượng gi…
 
Cho các bạn hiểu thêm, mình là GM và ielts lúc trc của mình là 6.0 all band, các bạn biết bao nhiêu ng VN lúc đó sỉ nhục tiếng anh của mình ko? (Only Vietnamese sỉ nhục nhé) Và cho đến thời điểm hiện tại thì mình ko cần thể hiện tiếng anh với ai nữa rồi vì mình đã trải qua biết bao nhiêu job, bao nhiêu chức vụ thì ai theo dõi mình đã biết rồi.
 
Các bạn à, tiếng anh ko phải là để thể hiện, ko phải là để hơn thua và ko phải IELTS cao là bạn sẽ có job, tất cả chả có ý nghĩa gi cả, nhà tuyển dụng sẽ tự biết tiếng anh bạn ở cỡ nào, có làm việc chung dc ko và bạn nên tập trung vào kinh nghiệm thì tốt hơn, mình cần tiếng anh “thực chiến” có thể nói chuyện với đối tác, khách hàng, có thể chốt sales, có thể họp hành với hội đồng quản trị, conference call các thứ và khi bạn làm dc tất cả những thứ này rồi thì chả cần biết mấy chấm quái gi cả 🙂
 

 Ra trận là phải đánh, ko có nguỵ biện

Mình ko quan tâm ứng viên ngồi đối diện bị vấn đề tâm lý, run hay sợ như nào…đã được gọi phỏng vấn, đã phải gặp manager hay Director hay VP phỏng vấn là phải dốc hết sức mà làm cho tốt, ko ai quan tâm bạn sợ ra sao khi mặt ng pvan bạn căng cỡ nà, ko ai quan tâm bữa đó bạn thất tình nên tâm trạng ko tốt hay ko…ngta chỉ quan tâm là bạn thể hiện tốt với cơ hội mà bạn đang có hay bạn sẽ lãng phí nó mà thôi 🙂
Cuộc đời ko ai rảnh mà quan tâm hay cảm thông bạn ra sao đâu, hãy quyết liệt với những gi bạn muốn và cố gắng hết sức cho nó khi ra trận, cơ hội ko phải lúc nào cũng có đâu ^^

 Sự cân nhắc từ nhà tuyển dụng

Nếu bạn học master ra mà xin đi làm ở dưới, ngta sẽ nghĩ bạn chỉ xem đây là “bến đỗ tạm thời” và ngta ko rảnh mà training xong bạn làm 1 thời gian rồi đi :v
Có những cviec nhà tuyển dụng biết là chỉ muốn tuyển only nam hoặc only nữ cho vị trí đó nhưng dĩ nhiên ko thể mention như vậy trên JD dc vì sẽ là discrimination, cho nên dù là vẫn pvan giới tính còn lại đó nhưng chỉ chọn giới tính mà ngta “ngầm” muốn mà thôi…tương tự áp dụng cho độ tuổi, sức khoẻ, v.v
 
Có những cviec cấp cực cao ở trên ví dụ Director of gi gi đó từ 1 tập đoàn nào đó chỉ dành cho Canadian hoặc American mới đc phép ngồi vào, nên nếu bạn là Asian mà rớt vtri đó cũng đừng buồn gì nhiều vì “cuộc chơi” về “phân biệt chủng tộc ngầm” bên này đã có từ lâu đời rồi
 
Flexibility schedule: có nhiều cviec ngta ko nói ra nhưng ngta sẽ ưu tiên ai đang là svien nhưng rảnh rất nhiều giờ trong 1 tuần đặc biệt là cuối tuần và càng nhiều ngày càng tốt…vì cơ bản như bản thân mình cũng vậy, mình sẽ ko muốn nhớ quá nhiều thứ đặc biệt là phải chú ý đến những “ngày ko làm dc” của nhiều ứng viên, nên tốt nhất là chọn đứa nào làm dc cả tuần thì dễ xếp lịch đỡ nhức đầu HOẶC mình sẽ tuyển theo từng block và chỉ làm đúng block đơ giờ đó ngày đó thôi cho dễ nhớ :v
 
Có những ng có khả năng làm vị trí management trở lên và có những ng dù cố gắng cũng chưa đủ vững hay chưa có đủ tư chất để làm management, vì vậy điều rất bth khi 1 ng làm 7 năm vẫn ko thể lên trên dc dù rất cố gắng và có ng làm 6 tháng đã lên trên ngồi rồi…cái này khi mình phỏng vấn và dựa vào kinh nghiệm nhìn người thì sẽ cân nhắc và biết đc ứng viên đã ready để move up hay chưa ^^
Ko phải cứ có reference hay connection là dc nhận nha, vẫn phải phỏng vấn bên này đàng hoàng nhưng dĩ nhiên sẽ dễ hơn 1 xíu, vẫn phải phụ thuộc vào năng lực và cách bạn pvan ra sao mới dc nhận hay ko ^^ nothing is free and easy

Phải biết cần làm gì và là ai

Bạn ko thể đi phỏng vấn với 1 cái đầu rỗng ko biết gi về keywords trong JD, ko biết về cty, ko biết cách trloi pvan sao cho nhạy bén, etc.
(Đac biệt là ko đến trễ, no excuse)
Bạn phải biết bạn là ai, khả năng tới đâu để đòi hỏi cho tương xứng…cho dù bạn có học kĩ sư hay bằng đại học ra nhưng kinh nghiệm thì ko có, văn hoá làm việc cũng ko rành, khả năng làm việc trong môi trường chuyên nghiệp cũng ko có thì dựa vào đâu bạn đòi lương cao? Ko thể nguỵ biện là “lá bùa” đại học của bạn giúp bạn lương cao liền dc, những gi bạn biết chỉ là sách vở mà thôi chứ chưa chắc kiếm tiền cho cty đc đâu nên bạn sẽ có dc những gi bạn muốn nếu bạn đủ xứng đáng và “có giá”…
 
Đừng hỏi sao bạn bè mới ra trường có thể lên liền quản lý, có thể đạt $50k/ năm hay có lương ngon liền trong khi bạn thì ko dc…đơn giản thôi, vì có thể background và sự cố gắng mỗi ng là khác nhau, trong quá trình học thì ngta đi cày chết mẹ để kiếm kinh nghiệm, còn bạn cũng cày nhưng cày rank trong game LOL thì đương nhiên sao bạn đòi lương cao khi ra trường dc? :v
Tóm lại, 1 ngày ai cũng có 24 tiếng như nhau, bạn sẽ dùng nó ra sao? Và hơn nữa, dù bạn có thay đổi bản thân trở nên productive hơn trong 1 giai đoạn ngắn cũng vô ích, vì mọi thứ cần độ commitment và consistence của bạn chứ ko phải thay đổi vài ngày rồi trở lại như cũ :v
 
Vậy hôm nay, bạn sẽ “trả giá” bao nhiêu để đạt dc thứ bạn muốn sớm nhát có thể? ^^