Nội dung chính
Top 10 Thư viện lớn nhất thế giới
Thư viện là nơi lưu trữ những tinh hoa, trí tuệ của nhân loại. Ở trong những thư viện ấy có rất nhiều loại sách đa dạng, phong phú về thể loại sẽ khiến bạn chỉ muốn cắm trại tại thư viện luôn, không những thế còn làm gia tăng kiến thức của bạn. Sau đây là điểm tên những thư viện lớn nhất thế giới:
1.Thư viện quốc hội Hoa Kỳ
Thư viện lớn nhất thế giới đó chính là thư viện Quốc hội Mỹ. Thư viện khổng lồ này được sáng lập năm 1800 tuy nhiên nó đã bị đốt cháy hai lần trong chiến tranh. Thư viện Quốc hội Mỹ được xây dựng tại Washington khiến cho nơi đây có một góc nhìn tốt, phong cảnh tao nhã, tươi đẹp. Tổng số chỗ ngồi trong thư viện là khoảng 1500 chỗ. Số sách mà Thư viện Quốc hội Mỹ lưu trữ thì hết sức phong phú, số lượng có trên tám mươi triệu sách, tư liệu, hình vẽ các loại, hơn 33 triệu bản thảo của danh nhân được lưu trữ.
Tại đây có cả bài diễn văn nhận thức của vị Tổng thống thứ nhất của nước Mỹ và những bài diễn thuyết khi tranh cử của Tổng thống Mỹ qua các đời. Các giá sách trong thư viện mà được xếp nối tiếp với nhau sẽ có chiều dài hơn 500 km. Giữa thư viện chính, thư viện phụ và tại nhà lớn của Quốc hội, sách đều được đưa đi bằng những phương tiện cơ giới, chỉ khoảng 40 giây là sách có thể được đưa tới tay độc giả. Tôi đã từng ước giá như mình được đến thư viện khổng lồ này một lần để có thể chiêm ngưỡng những cuốn sách có một không hai tại nơi đây thì sẽ tuyệt biết bao. Tuy được mở rộng đến công chúng nhưng chỉ có những quan chức cấp cao của Mỹ mới có thể tra cứu tại nơi đây.
2.Thư viện Quốc gia Trung Quốc
Thư viện Quốc gia Trung Quốc là thư viện lớn nhất Châu Á. Thư viện quốc gia này được xây dựng tại Bắc Kinh. Nơi đây sở hữu tầm khoảng 26,3 triệu đầu sách, đặc biệt hơn nữa đây là nơi lưu trữ số lượng tài liệu và các bản thảo viết tay về lịch sử Trung Quốc hàng đầu thế giới. Sách vở quá nhiều, bạn có thể tha hồ mà chọn đọc những cuốn sách mà bạn thích.
Tại nơi đây có biết bao bản ghi chép được viết lên các bản khắc từ thời nhà Thanh. Đây là một thư viện rộng lớn, chứa rất nhiều sách, cứ nhìn số lượng sách có trong thư viện là muốn gom hết đồ đạc vào bên trong đó ở rồi. Nếu có cơ hội, các bạn yêu sách sẽ muốn tiêu tốn cả tháng trời ở đây nhỉ? Rất nhiều các thư viện nhỏ ở khắp Trung Quốc tham gia vào việc đóng góp cho thư viện này. Thư viện này còn có trong tay các bản thảo ghi chép trên xương và mai rùa riêng của mình, cùng các cuốn sách và sách thực hành với khoảng 115 loại ngôn ngữ khác nhau.
3.Thư viện Quốc gia Nga
Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga thuộc Saint Petersburg, chính phủ Liên bang Nga trao cho đặc quyền sưu tầm các công trình nghiên cứu, tư liệu và sách trên toàn quốc. Sách ở đây bạt ngàn luôn nhưng chỉ có các đối tượng là công nhân viên chức, những người là thành viên của Viện Khoa học hàn lâm Nga, những người học cao mới có thể nghiên cứu trong thư viện.
Thư viện này được xếp thứ 3 trên toàn thế giới với nguồn tài liệu là các bản ghi chép về giới khoa học, các tổ chức từ thiện, nhà văn và những nghiên cứu của người nông dân nước Nga. Thư viện được quyền sao chép miễn phí mọi bản thảo, công trình nghiên cứu của bất cứ viện khoa học hay cá nhân nào. Số lượng sách sách và các công trình nghiên cứu khoa học đã lên tới con số 20 triệu. Dù có vụ hỏa hoạn xảy ra đã làm mất đi một số lượng sách nhưng người ta vẫn chưa thể thống kê được hết số sách đã mất. Giá như có thể được tận mắt xem những cuốn sách trong thư viện này hay dạo quanh một vòng thì thích biết mấy nhỉ?
4.Thư viện và cơ quan lưu trữ Canada
Thủ phủ Ottawa là nơi thư viện và cơ quan lưu trữ Canada được xây dựng. Đây là nơi dành riêng gìn giữ và bảo tồn lịch sử đất nước Canada. Nó được chính thức được biết đến với cái tên Viện lưu trữ quốc gia. Thư viện có chiều rộng gấp 2 lần sân vận động bóng đá cộng lại, với 48 gian phòng lưu trữ, phòng nghiên cứu và phòng thí nghiệm có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ với số tiền đầu tư lên đến 89 triệu đô la.
Trong kho sách của thư viện có cuốn sách cổ nhất viết về lục địa Bắc Mỹ bởi Flavius Josephus – sử gia đầu tiên của thế kỷ 15 vào năm 1470. Chỉ có những người có đặc quyền mới có thể được chiêm ngưỡng và sử dụng cuốn sách này cùng một số cuốn sách quan trọng khác được bảo quản một cách cẩn mật trong thư viện. Bên cạnh đó, thư viện cũng lưu trữ và bảo quản rất nhiều ấn phẩm của rất nhiều các nhà xuất bản.
Đây là một thư viện khổng lồ với bộ sưu tập khổng lồ với 18.800.000 đầu sách cùng rất nhiều tài liệu liên quan đến lịch sử ở đủ mọi thể loại. Muốn tới tận nơi để chiêm ngưỡng tận mắt quá đi.
5.Thư viện quốc gia Đức
Thư viện quốc gia Đức nằm ở thành phố Frankfurt sở hữu số lượng sách vào khoảng 18.500.000 cuốn sách. Thư viện này được thành lập nhằm mục đích lưu trữ toàn bộ các ấn phẩm và băng đĩa liên quan đến lịch sử của nước Đức. Điều đặc biệt là thư viện này còn lưu giữ các ấn phẩm viết về cuộc chiến tranh thế giới nhất và thế chiến thứ hai cùng các tài liệu tuyên truyền của các nước có tham gia vào chiến tranh.
Thư viện quốc gia Đức có 3 cơ sở, một ở Frankfurt, một ở Berlin và một ở Leipzig, tổng số sách, số tài liệu, ấn phẩm ở thư viện này lên đến 24.100.000 vật phẩm. Không chỉ có vậy, bất cứ ai định in ấn thứ gì đều phải cung cấp bản sao cho thư viện này nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bảo sao lại không nhiều sách cơ chứ?
6.Thư viện Vương quốc Anh
Một thư viện khác cũng nhận lưu trữ tất cả các bản sao của các ấn phẩm xuất bản trong nước là Thư viện vương quốc Anh tại London. Đây là thư viện có khối lượng sách và vật phẩm liên quan được lưu trữ nhiều nhất trên thế giới, với con số lên đến hơn 150 triệu vật phẩm khác nhau. Chúng đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, với mọi thể loại ngôn ngữ khác nhau, được lưu trữ dưới mọi hình thức đa dạng và phong phú khác nhau, từ các bản khắc bằng đá cho đến các thiết bị kỹ thuật số hiện đại.
Thư viện vương quốc Anh có khoảng 14.000.000 đầu sách trong bộ sưu tập của mình – một con số kỷ lục tính từ năm 2000 trước công nguyên đến nay. Cứ mỗi năm, thư viện lại thu thập khoảng 3 triệu vật phẩm khác nhau cho vào bộ sưu tập của mình. Trước đây, thư viện là một nhánh của Viện Bảo tàng quốc gia Anh, đến năm 1970, nó tách ra và tọa lạc trên một trụ sở mới.
7.Thư viện trường Đại học Harvard
ĐH Harvard có 76 thư viện với hơn 18 triệu đầu sách. Đây là hệ thống thư viện lâu đời nhất ở Mỹ và là thư viện đại học lớn nhất, hệ thống thư viện tư thục lớn nhất thế giới.
Với bộ sưu tập bao gồm 13.100.000 đầu sách, thư viện trường Đại học Harvard là thư viện tư lớn nhất trên thế giới. Thành lập năm 1683, đây được coi là thư viện cổ nhất tại Mỹ, với 90 thư viện riêng lẻ với một hệ thống thư viện trung tâm ở Harvard Yard, được John Harvard đóng góp 400 cuốn sách đầu tiên trong những ngày đầu thành lập, dần dần, số lượng sách sưu tầm ngày càng tăng cho đến ngày nay.
Năm 1638, thư viện có bộ sưu tập sách lớn nhất tại Mỹ, nhưng một vụ hỏa hoạn đã thiêu cháy gần như toàn bộ số sách trên. Có khoảng 37 công trình lưu giữ bao quanh trung tâm thư viện Đại học Harvard, nơi các công dân Harvard có một khu vực riêng tại trung tâm thư viện cho phép các học giả có thể tạm trú trong khi học tập và nghiên cứu tại thư viện.
8.Thư viện Khoa học quốc gia Vernadsky Ukraina
Thành lập năm 1918, thư viện Khoa học quốc gia Vernadsky của Ukraina ở thủ đô Kiev (Ki-ép) là trung tâm thông tin với số lượng hơn 13 triệu cuốn sách, bản thảo viết tay cùng các ghi chép của Ukraina. Nơi đây chứa tất cả bộ sưu tầm của Tổng thống Ukraina cùng những lưu trữ khoa học của nước này. Ngoài ra, một phần trong bộ sưu tập của thư viện còn bao gồm các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các công trình văn hóa cùng các bản thảo viết tay và các bản sáng tác âm nhạc của tộc người Slave.
Hầu hết, bộ sưu tập sách của thư viện có từ thế kỷ 18 và 19, nguyên nhân chủ yếu là do những bất ổn chính trị gây khó khăn cho việc thu thập và lưu trữ các tài liệu lịch sử xa xưa. Trung bình mỗi một ngày, thư viện đón tiếp khoảng 2000 khách tham quan và học tập, 500.000 lượt khách tham quan mỗi một năm. Bộ sưu tập tài liệu của thư viện tăng nhanh đáng kể, khoảng trên 500.000 tài liệu mỗi năm, với đội ngũ nhân viên được lựa chọn từ các nhân viên thư viện, các nhà khoa học và một số nhân viên làm ngoài giờ.
9.Thư viện công cộng thành phố New York
Một hệ thống thư viện nữa ở Mỹ với số lượng đầu sách lên đến 11.000.000 cuốn và được mở rộng rãi quanh năm chính là Thư viện công cộng thành phố New York, Mỹ. Đây là thư viện lớn thứ hai sau Thư viện quốc hội Mỹ, với khoảng 53 triệu tư liệu khác nhau (đã gồm cả sách).
Hệ thống thư viện này bao gồm nhiều thư viện nhỏ khác nhau rộng khắp nước Mỹ, một phần hệ thống thư viện nhỏ này là những thư viện chuyên biệt, phục vụ cho những mục đích nghiên cứu mà không phải lúc nào cũng được tra cứu rộng rãi, phần còn lại là nơi mọi công dân đều được phép tìm kiếm các cuốn sách, tư liệu mà họ cần. Thư viện này được thành lập và quyên góp trong suốt một năm bởi các nhà hảo tâm và các cá nhân giàu có, với mục đích truyền bá thông tin và lịch sử đến với mọi công dân nước Mỹ. Không như Thư viện quốc hội, thư viện này không chịu bất kỳ sự quản thúc nào của các đảng chính trị, cho đến nay vẫn vậy và trong tương lai, rất có thể nó sẽ thuộc quyền sở hữu tư nhân nào đó.
10.Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga
Thư viện của Viện Khoa học hàn lâm Nga nằm ở thành phố Saint Petersburg được chính phủ Liên bang Nga trao đặc quyền sưu tầm sách và các công trình nghiên cứu trên toàn quốc. Thư viện chỉ mở cho các đối tượng là công nhân viên chức là thành viên của Viện Khoa học hàn lâm Nga và những người học cao, với nguồn tài liệu là các bản ghi chép về các tổ chức từ thiện, giới khoa học, nhà văn và những nghiên cứu của công dân Nga.
Thư viện được Sa Hoàng Peter đệ nhất tài trợ năm 1714, và vào năm 1774, nó được quyền sao chép miễn phí mọi bản thảo, công trình nghiên cứu của bất cứ viện khoa học hay cá nhân nào. Nhờ đó, cho đến nay, số đầu sách cùng công trình nghiên cứu khoa học đã lên đến con số 20.000.000. Mặc dù, đã có một vài vụ hỏa hoạn xảy ra khiến cho một số lượng lớn các cuốn sách bị thiêu hủy, nhưng đến nay người ta vẫn chưa thể kê khai hết được số sách được khôi phục sau các vụ hỏa hoạn.