Cái tôi quá lớn- hậu quả khôn lường

CON NGƯỜI TỪ KHI RA ĐỜI ĐÃ TỒN TẠI CÁI TÔI VÀ MỖI NGƯỜI ĐỀU CÓ CÁI TÔI RIÊNG, KHÔNG AI GIỐNG AI. TỪ ĐÓ HÌNH THÀNH NÊN TÍNH CÁCH CÁ NHÂN RẤT KHÁC NHAU CHO DÙ CHÚNG TA CÙNG SỐNG TRONG CÙNG MỘT XÃ HỘI. TRONG TRIẾT HỌC, CÁI TÔI HAY BẢN NGÃ LÀ PHẠM TRÙ PHẢN ÁNH CÁI RIÊNG CÓ ĐƯỢC CỦA TRUNG TÂM TINH THẦN MỘT CON NGƯỜI. ĐƯỢC HIỂU LÀ CÁI TÔI Ý THỨC HAY ĐƠN GIẢN LÀ CÁI TÔI BAO HÀM TRONG ĐÓ NHỮNG ĐẶC TÍNH ĐỂ PHÂN BIỆT TÔI VỚI NHỮNG CÁ NHÂN KHÁC. HIỂU ĐƯỢC GIÁ TRỊ THẬT VỀ CÁI TÔI CỦA MÌNH NGƯỜI TA CÓ THỂ LÀ CHÍNH MÌNH VÀ SỐNG THẬT VỚI MÌNH HƠN. HỌ SẼ KHÔNG BỊ MÔI TRƯỜNG CHUNG QUANH CHI PHỐI CÁCH NHÌN VỀ CÁI TÔI CỦA HỌ, KHÔNG MẶC CẢM TỰ TI CŨNG NHƯ KHÔNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG HAY CHẠM TỰ ÁI.
Sự tồn tại cái tôi trong mỗi người là lẽ tự nhiên
 
Cái tôi chính là cái cá tính, cái bản chất vốn có của mỗi người. Khi con người đã đụng chạm đến cái tôi thì nó sẽ nổi dậy rất dữ dội thể hiện bằng hành động và ánh mắt. Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi và cái tôi trong mỗi người phát triển theo thời gian. Khi còn nhỏ người ta ít bị các yếu tố xã hội tác động vào nhận thức về chính mình. Nói cách khác là cái tôi được phát triển tương đối độc lập. Một em bé sẽ ít bị tổn thương như người lớn khi bị phê bình hay khiển trách. Trong khi đó người lớn có thể tức giận rất lâu và phản ứng rất nặng nề nếu bị chạm tự ái.
 
 
Quan niệm về cái tôi thường được hiểu theo hai khía cạnh gồm tích cực nghĩa là sự hãnh diện phù hợp về những giá trị, nhân phẩm của chính bản thân còn tiêu cực là sự nhận định sai về những giá trị nhân phẩm của mình đưa đến sự tự ti hay tự tôn. Ở đây không bàn đến trường hợp của một người hay nhún nhường hoặc thường khoe khoang vì lý do nào đó trong giao tiếp xã hội. Một người không nhìn thấy được giá trị của chính mình sẽ cảm thấy bi quan và dễ bị tổn thương. Khi bị chìm đắm trong sự tự ti, mặc cảm con người ta thường suy diễn, so sánh mọi việc để cuối cùng tự cho mình là kẻ thua cuộc. Không hài lòng với chính mình thì ta cũng chẳng vui vẻ, cởi mở với ai. Tự ti có xu hướng sinh ra tự tôn. Khi bị đè nén, cái tôi bị bóp méo và khi chính chủ nhân thổi phồng nó lên thì nó lại là sản phẩm của trạng thái tâm lý không tự chủ và giả tạo.
 
Tuy nhiên ranh giới giữa việc nhận thức cái tôi tích cực và cái tôi tiêu cực là rất mong manh. Cái tôi một khi bị thổi phồng thường gây ra nhiều đổ vỡ, trở ngại… vì hình như cái tôi thường hay phát triển và được phóng đại cùng với cái tài. Cho nên căn bệnh cố hữu về sự kiêu ngạo và cố chấp thường lại rơi vào những người có những thành công nhất định trong xã hội. Một người leo lên nấc thang danh vọng, địa vị càng cao thì cái tôi mà họ vác trên vai dường như càng nặng. Vì thế khi một người bình thường đón nhận sự bất đồng về ý kiến của người khác một cách cởi mở, thì các sếp có thể xem đó là không thể chấp nhận được. Chính cái tôi quá lớn đã giam cầm một số người trong nhà tù của sự tự mãn và kiêu căng của chính mình.
 
 

Cái tôi quá lớn tự mình làm mình khổ đau

 
Những khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần xuất phát từ cái tôi thái quá . Người có cái tôi quá lớn là người luôn xem mình là nhất, không chịu thua kém bất cứ ai, bất cứ việc gì và xem thường suy nghĩ, lời nói của người khác không cần biết điều mình làm đúng hay sai cứ tự hào một cách vô ý thức,… Chính cái tôi đó sẽ biến họ thành người láo toét, hống hách, coi khinh người khác…Không biết những người có cái tôi quá lớn, có bao giờ họ nhìn lại để thấy bản thân mình như thế nào hay không? Và có một điều rất quan trọng trong cái tôi cao đó là chúng ta coi trọng giá trị bản thân mình hơn giá trị của người khác. Bạn nghĩ rằng, khi bạn ăn mặc lịch sự bước vào những nhà hàng sang trọng, làm việc trong một công ty danh tiếng, chuyên nghiệp là bạn hơn một người nào đó, làm công việc chân tay, bốc vác ở vỉa hè? Nếu có suy nghĩ vậy thì tất cả mọi thứ bạn đang có đều là vô giá trị. Bởi mỗi con người ở cuộc sống này, đều có một vị trí để sống. Vị trí nào cũng cần thiết, quan trọng và có giá trị riêng. Còn mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Nếu như bạn chỉ nhìn thấy giá trị của bản thân mình mà không nhìn thấy được giá trị của những xung quanh chắc chắn bạn sẽ không thể bước được bất cứ đâu
 

Cái tôi quá lớn- hậu quả khôn lường. Nếu cái TÔI quá lớn thì:
✝️ Thêm dấu huyền ➡️ TỒI
✝️ Thêm dấu sắc ➡️ TỐI
✝️ Thêm dấu nặng ➡️ TỘI
🆘 Bỏ dấu 🎩 ➡️ TOI

Vậy nên bỏ cái TÔI trời cao biển rộng, giảm bớt là bờ… 💪🌈

Tags: