CẦN LÀM GÌ KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT???

CẦN LÀM GÌ KHI XẢY RA ĐỘNG ĐẤT??? Cần làm gì khi có núi lửa xảy ra,
Cần làm gì khi núi lửa xảy ra,
Khi có sóng thần phải làm gì,
Cảm nhận về động đất ở Nhật Bản,
Đang ở trong của hàng thì xảy ra động đất,
Cầu hỏi về động đất,
Cách phòng chống núi lửa,
Cách ứng phó với sóng thần

Nguồn: Bs. Trần Văn Phúc
Một bài chia sẻ rất rất hữu ích. Mình note lại một phần để chia sẻ cùng các con!
Thời gian huỷ diệt của một trận động đất = 12 giây.
Hãy nhớ con số 12 giây, nhớ để phản ứng đúng và kịp thời, tránh cho mình khỏi bị thảm hoạ. Và rõ ràng, 12 giây thì không thể nghĩ đến chuyện mặc quần áo, mà phải tiết kiệm thời gian tối đa. Nếu nhà thấp dưới mặt đất, thì 12 giây là thời gian có thể trốn thoát ra ngoài đường, nên cách lựa chọn thay vì mặc quần áo thì hãy trần truồng lao ra ngoài mặt đường, so sánh giữa tính mạng và quyền riêng tư thì việc để lộ 🐧🦋 và vú là chấp nhận được.

Ngược lại, nhà cao tầng như chung cư, thì 12 giây là thời gian quá ngắn để thoát ra khỏi toà nhà đảm bảo an toàn. Có một nguyên tắc trong toà nhà cao tầng: không thể chạy thoát với một trận động đất huỷ diệt, không cần bỏ chạy với một trận động đất nhỏ; vì thế mà việc chạy ra khỏi toà nhà chung cư không phải là cách tiếp cận chính xác. Tất cả các công trình kiến trúc lớn đều bắt buộc phải thiết kế đủ chịu đựng được trận động đất 7 độ Richter. Nếu có trận động đất lớn hơn, những người chết hầu hết là chạy ra đến hành lang và cầu thang thì bị trần rơi vào đầu chết, tổng kết từ những vụ động đất lớn đúc rút ra như vậy.

Khi ở trong nhà chung cư cao tầng, thấy động đất, thì ngay lập tức phải tắt công tắc điện trong phòng, nếu đang nấu thì phải tắt bếp ga, chọn nơi thoáng khí để trú ẩn, nơi có những vật che thân như. Góc nhà là vị trí an toàn nhất. Khi động đất, trần sập xuống, tường đổ, nhưng góc nhà ít bị đổ hơn, sẽ trở thành nơi trú ẩn an toàn hơn. Vị trí để trú ẩn ưu tiên những nơi dễ tạo hình tam giác sự sống (Triangle of Life). Ví dụ như góc nhà, khi tường đổ dựa vào, tạo thành một hình tam giác trống để trú ẩn. Trong nhà vệ sinh, nhà bếp cũng là những nơi ưu tiên, vì thiết kế các phòng nhỏ nên ít bị sập hơn, khi toà nhà sập thì những vị trí này có đường ống nên cung cấp được oxy để thở. Chỉ chu vào gầm bàn khi đó là chiếc bàn gỗ chắc chắn, không còn nơi nào để trốn thì mới chui vào, tuyệt đối không chui xuống gầm bàn kính vì khi kính vỡ có thể đâm xuyên người. Các đồ vật như giá sách, quạt trần hay đồ trên cao có thể rơi xuống, nên cần bảo vệ đầu bằng cách quấn chăn, dùng gối đệm che. Tư thế cũng rất quan trọng, ngồi xổm ôm đầu, hoặc nằm nghiêng hai chân gấp vào bụng và hai tay ôm đầu như tư thế thai nhi trong bụng mẹ. Ở dưới gầm bàn chọn tư thế ngồi xổm, hai tay ôm chặt lấy chân bàn, khi đó chân bàn sẽ là nơi tạo tam giác trú ẩn.

Một số người dạy kĩ năng sống có hướng dẫn chui vào gầm bàn là an toàn nhất, thực tế đó chỉ đơn giản là “chui đầu vào rọ” khi các tòa nhà sụp đổ, những người chui xuống gầm các đồ vật, như bàn làm việc hoặc ô tô, luôn bị đè bẹp.


Mèo, chó và trẻ sơ sinh đều thường cuộn tròn nằm nghiêng trong tư thế bào thai. Con người cũng nên chọn tư thế này trong một trận động đất. Đó là bản năng sinh tồn tạo nên sự an toàn. Bạn có thể tồn tại trong một khoảng trống nhỏ hơn. Đến cạnh một vật, như cạnh ghế sô pha, cạnh tủ lạnh, cạnh một vật cồng kềnh lớn, khi nhà sập sẽ nén nén các đồ vật nhưng để lại khoảng trống bên cạnh, gọi là tam giác an toàn để trú ẩn.

Trong rạp hát, phòng triển lãm, nhà ga, trung tâm thương mại thì cũng vẫn chọn nơi trú ẩn là góc tường, quanh cột trụ chống, dưới hàng ghế. Tránh xa cửa sổ vì dễ bị kính vỡ đâm xuyên người. Tránh nơi cửa kính, quầy kính, tủ kính.

Ở bên ngoài toà nhà, thì chọn nơi thoáng đãng, ngồi xổm hoặc nằm nghiêng ôm đầu tư thế trong bụng mẹ. Không chạy lung tung, tránh chỗ đông người, luôn bảo vệ đầu. Cố gắng tránh đường phố hẹp, tránh nhà cao tầng, tránh xa đường dây điện và máy biến áp, tránh những nơi có vách kính, tránh các nơi có vật liệu dễ cháy.

Trong lớp học, giáo viên hướng dẫn học sinh ngồi ôm chân bàn. Lớp học tầng 1 có thể chạy ra giữa sân ngồi xổm ôm đầu bằng hai tay.

Ở ngoài trời thoáng đãng, khi thấy động đất, chỉ cần ngồi xổm ôm đầu để không bị ngã là an toàn. Sợ hãi chạy lung tung rất nguy hiểm. Ví dụ vụ động đất ở một tỉnh phía Bắc năm nào, người dân đang chơi trên quảng trường thành phố rộng mênh mông, thấy động đất bỏ chạy đâm đầu vào nhau, 6 người chấn thương sọ não phải về Hà Nội cấp cứu. Đang lái xe trên đường thấy động đất, nhanh chóng táp lề đường, dừng xe bật tín hiệu khẩn cấp, ra khỏi xe chọn nơi trú ẩn an toàn.
Tránh sườn núi, vách núi, vách đá dựng đứng đề phòng núi sạt lở. Nếu thấy sạt lở, phải chạy vuông góc với đường lăn của đất đá.
Tóm lại, cha mẹ và nhà trường nên huấn luyện kĩ năng giữ an toàn khi xảy ra động đất cho trẻ, đặc biệt lưu ý đừng học người đàn ông Trung Quốc nhảy lầu để bị gãy chân như tối 22 tháng 12 vừa rồi.

Tóm tắt những điểm cần nhớ:

❶ Góc tường: Là nơi tốt nhất để trú ẩn trong nhà vì tạo thành tam giác.
❷ Nhà bếp hoặc nhà vệ sinh: Kết cấu phòng nhỏ sẽ ít sập hơn, có hỗ trợ đường ống nên cung cấp oxy khi bị sập.
❸ Dưới gầm bàn hoặc gầm giường: Thực sự không có nơi nào để trốn thì chọn những nơi này.
❹ Tránh xa cửa sổ: Mảnh thuỷ tinh có thể làm bị thương.
❺ Luôn bảo vệ đầu: Ngồi xổm hoặc nằm tư thế trong bụng mẹ, hai tay ôm lấy đầu, dùng chăn, gối hay đệm bảo vệ đầu.