Chia sẻ về việc học tâm lí học tại Hà Lan

Chia sẻ về việc học tâm lí học tại Hà Lan. Dạo gần đây em thấy siêu siêu nhiều post hỏi về tâm lý học nói chung. Năm ngoái giờ này bắt đầu covid, em ở nhà ăn chơi không có gì làm nên là có viết vài bài về các ngành học tâm lý xong thì làm gì , cơ mà chưa có đi vào vấn đề là học tâm lý ở đâu và như thế nào, vậy nên hôm nay em xin review việc học tâm lý ở Hà Lan nha!

 

1. TẠI SAO LẠI CHỌN HÀ LAN?

Hà Lan là nước (có thể gọi là duy nhất) nhận chương trình cử nhân ngành tâm lý dạy và đào tạo bằng tiếng anh, và có ranking và chất lượng nằm trong top 100 worldwide của Châu Âu.
Hà Lan có 1 lợi thế là 1 trong nước có nền kinh tế và phát triền mạnh ở châu âu, nên là 1 không lo tệ nạn xã hội (còn quá lợi cho các anh em thích brownie vì nó hợp pháp) 2 là chính trị ổn định (hông như mỹ) 3 là đời sống sinh hoạt rất rất cao (ngày mới sang em shock văn hoá về cách sống bên này, cái này nói sau).
Tóm lại là, với mức học phí và giá tiền để chi trả đi du học, nếu muốn lựa chọn Châu Âu, và học tâm lý, ngoài Hà Lan ra em không suggest một nước nào khác được cả.
Ở thời điểm hiện tại, Hà Lan hơi loạn vì covid và vì dân muốn quẩy do ở nhà lâu ngày. Recommend nếu ai cân nhắc thì sớm nhất tháng 8/2021 hãy sang nha 

2. TRƯỜNG TỐT ĐỂ THEO NGÀNH TÂM LÝ

Ở Hà Lan, các trường đh chia làm 2 loại: Reseach Uni và Applied Science Uni. Ở Hà Lan thì chỉ có trường Research là đủ điều kiện đào tạo ngành Tâm Lý học. Vậy nên là những trường đầu ngành research trường nào cũng có khoa Tâm lý luôn 
Vài tên tiêu biểu có thể nêu ra:
  • University of Amsterdam
  • University of Utrecht
  • Erasmus University Rotterdam
  • Leiden University
  • Maastricht University
Những trường này đều nằm trong top 70 worldwide về đào tạo Tâm lý học (ai muốn kiểm chứng có thể google em lười qué…) và đều offer bằng cử nhân bằng tiếng anh.
Cách chọn trường thì một là tra vùng miền, với ai quen sống thành phố lớn thì cứ chọn Amsterdam hay Rotterdam mà nhào vào, ví dụ thì em có thể nói Ám với Rot có thể ví như Hà Nội hay HCM của VN, còn các city khác thì có thể nghĩ như đi học ở Hải Phòng Đà Nẵng… thì sẽ dễ hình dung hơn. Cuộc sống sẽ không nhộn nhịp như thành phố lớn cơ mà chất lượng học và sống thì không thua tí nào.
Để apply thì có thể google tên trường chi tiết vào website của ngành để đọc điều kiện. Cơ mà overall thì tiêu chí đầu vào của psychology thường sẽ yêu cẩu GPA 8.0 đổ lên, IELTS 6.5 minimum không skills dưới 6. Các điều kiện khác có thể là CV và luận trả lời câu hỏi. Apply học bổng (psycho rất rất rất hiềm học bổng ở Hà Lan, thường sẽ chỉ cho 5000e năm đầu tiên, còn lại tự gánh nên là các bạn cân nhắc) thì sẽ có những yêu cầu khác.

3. HỌC PHÍ + SINH HOẠT

Học phí và sinh hoạt nói rẻ không rẻ nói đắt thì rất đắt
Học phí thường psycho sẽ rơi vào 6,800-10.000 euro 1 năm đại học, 15,000-20,000 euro 1 năm master.
Sinh hoạt phí trước khi sang trường sẽ yêu cầu gửi trước cho trường 12,900 euro coi như deposit chứng minh tài chính, xong xuôi sang sẽ trả lại vào bank.
Nôm na là, một năm sẽ mất ít nhất từ 20,000 euro (chưa tính học bổng và tiền làm thêm).

4. THỜI GIAN HỌC

Hà Lan đã là trường research thì tự học rất rất rất gắt, tất cả các trường năm đầu sẽ có minimum requirement, nếu GPA không đạt là mời bác xách vali đi về ngay và luôn.
Nên là trường em thì yêu cầu sinh viên 1 tuần 30-40 tiếng tự học (including lectures + meeting). Còn các trường khác học method khác thì em hông rõ nên hông review được ;-;
Học bachelor thương sẽ là 3 năm, master 1-2 năm. Nếu xác định làm clinical thì track là 10+ năm và theo research (PH.D+) thì xác định luôn là cả đời

5. CƠ HỘI VIỆC LÀM

Phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề. Ở Hà Lan bây giờ dù một năm vài ngàn sinh viên clinical psych tốt nghiệp là bình thường, cơ mà năm đ nào cũng thiếu bác sĩ tâm lý mới hay
Nên là nếu xác định theo clinical psychology thì khả năng việc làm khá cao, cơ mà mặt trái là đào tạo bác sĩ tâm lý yêu cầu ít nhất 10 năm (3 năm bachelor 1 năm master 2 năm bằng nghề và 4+ năm học specialist), và yêu cầu bằng C1-C2 tiếng Hà Lan.
Các ngành khác vd như học thuật nghiên cứu giáo dục chuyên viên,… thì thật sự em chỉ có thể nói tuỷ trình độ và khả năng, và may mắn
Ở đâu cũng có người giỏi người tài thì mình mà chen được thì tại sao không chen đúng hông 

6.PERSONAL THOUGHTS VỀ KHÓ KHĂN/ THUẬN LỢI VỀ NGÀNH

Khó khăn thì sẽ phải chấp nhận việc ngành sẽ ít người việt. Lúc mới sang em bỡ ngỡ sml vì năm nhất 700 students mà tại sao móc ra được 3 mống ngừoi việt là thế nào ;-;
2-3 năm gần đây thì người việt học tâm lý nhiều hơn nên cũng sẽ đỡ, nhưng khi sang sẽ nên chấp nhận việc sẽ có ít người để hoà nhập cùng hơn. Nói đây không phải là em không suggest social với người bản xứ em chỉ than ca là đôi lúc thèm phở bò bún riêu lẩu thái là không có ma nào ăn cùng thôi…
Khó khăn tiếp theo là hoà nhập cuộc sống. Em là loại vất đâu cũng sống không nói rồi, nhưng mà bạn em có rất rất nhiều người đi được nửa năm là không chịu được nửa phải về VN học. Rút ra là 1 cần tìm hiểu đất nước mình đến kỹ một chút, tìm hiểu cách sống và văn hoá chứ đừng để bản thân lạc lõng lần đầu xa nhà (mà đã thế còn đi lâu) thì hông có được nha!
Về Hà Lan thì mn có thể lên YouTube Learning Dutch with Bart de Pau để có thể tìm hiểu 1 chút về Dutch, tiện luôn anh này xen kẽ văn hoá Hà Lan vào bài học nên là for beginners thì là the best luôn ạ 
Nhìn mặt này cũng phải coi mặt khác, Hà Lan rất rất phát triển tâm lý, viện nào cũng có ngành nghiên cứu và uni nào cũng đào tạo, nhìn chung thì sang đây học là không lo học chương trình triết học và thiền và sách những năm 70s như ở Việt Nam đâu. Cái nữa thì vì ngành phát triển, nên nhìn chung bằng đào tạo ra so với mặt bằng chung tâm lý (trên thế giới) thì có 1 chỗ đứng nhất định, cầm bằng đi xin master hay xin việc ở Hà Lan hay là các nước khác cũng thoải mái hơn nhiều 
Nôm na là thế đã ạ, nếu ai có câu hỏi hay thắc mắc gì cứ comment nhé