Cho vay du học dùng để làm gì? Việc du học tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Đức, Pháp… dù là theo hình thức học bổng hay du học, thì vẫn đòi hỏi sinh viên cần có đủ tiềm năng tài chính để sinh sống trong suốt nhiều năm. Vấn đề tài chính trở thành trở ngại lớn, trên con đường chinh phục tri thức. Để giải quyết cho các băn khoăn trên, nhiều Ngân hàng hoặc các Công ty tài chính tín dụng cho ra đời các hình thức cho vay du học, với mức lãi suất tương ứng cùng thời hạn chi trả quy định.
Vậy hình thức cho vay du học có thực sự có lợi? Và hình thức này vận hành ra sao? Cùng tìm hiểu thêm nhé.
Nội dung chính
1. Hình thức cho vay du học
Cho vay du học được hiểu đơn giản là hình thức cung cấp toàn bộ hoặc một phần chi phí học tập cho các cá nhân, có nguyện vọng du học tại một quốc gia nào đó và đã được chấp nhận tại một trường Đại học nhất định. Cũng tương tự như các loại hình cho vay khác, cá nhân và gia đình cần chứng minh năng lực tài chính, có đủ khả năng chi trả trong tương lai, tài sản đưa ra để làm điều khoản thế chấp… Thời hạn đáo hạn có thể theo từng kỳ cá nhân vay đang học tập, hoặc chi trả một lần sau khi du học về nước, kèm theo mức lãi suất tương ứng.
Lợi ích của chương trình cho vay du học, không chỉ là có được khoản tiền để đi du học, mà còn là điều kiện chứng minh năng lực tài chính để được chấp thuận học tập tại nước bạn.
Hình thức này hiện nay đang được nhiều gia đình áp dụng, với mong muốn cho con em có cơ hội du học và phát triển bản thân. Mong muốn hướng đến sự ngiệp rạng rỡ hơn, có cơ hội thành danh tại nước bạn.
2. Những điều kiện và điều khoản của hình thức cho vay du học
Tùy theo từng ngân hàng mà những điều khoản và điều kiện cho vay cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung hình thức cho vay vẫn là cần cha mẹ, người có năng lực tài chính, nắm giữ tài sản cố định đứng ra bảo lãnh. Đồng thời chương trình cho vay cũng sẽ kèm theo kỳ hạn và lãi suất tương ứng. Chẳng hạn như:
- Ngân hàng Vietinbank: chỉ cung cấp tối đa 70% chi phí học tập.
- ACB: toàn bộ học phí, trong vòng 120 tháng và lãi suất trần là 18%/năm.
- Sacombank: toàn bộ học phí, thời hạn lên đến 10 năm, với lãi suất 12%/năm.
- VIB: Hỗ trợ 70% học phí, lãi suất 15,3%/năm.
- …
– Những điều kiện của người đăng ký cần có:
Khách hàng là du học sinh, thân nhân của du học sinh.
Có hộ khẩu thường trú.
Có thu nhập ổn định, có khả năng bảo trợ cho con cái.
Đã có quyết định thông báo nhập học của Trường Đại học nước bạn.
Có tài sản đảm bảo: Bất động sản, tài khoản tiết kiệm, số dư tài khoản tiền gửi, vàng, ngoại tệ, tiền mặt.
…
3. Những bất lợi của chương trình cho vay du học
Tuy vậy, hình thức cho vay cũng kèm theo những bất lợi, đặc biệt là những gia đình hoàn toàn không có đủ tiềm lực tài chính.
– Sau thời gian vay, hình thức lãi suất ngày càng tăng khiến nhiều gia đình trở nên trong việc lúng túng, lo lắng về tài chính và gây áp lực to lớn đến người thân đang du học.
– Lãi suất cao, trở thành trở ngại cho các gia đình khi chi trả.
– Mức học phí tại các trường có nguy cơ tăng cao mỗi năm, gây ra tình trạng thiếu hụt khiến nhiều gia đình không chỉ phải chi trả học phí đã vay, đồng thời còn phải chi trả cho mức học phí phát sinh.
– Thời gian thực hiện thủ tục lâu dài, tốn kém, ảnh hưởng đến thời hạn nhập học.
– Cần nhiều thủ tục hơn để chứng minh năng lực tài chính khi du học.
– Dự tính sai, dẫn đến những thất thoát đáng tiếc.
– Mức lương ra trường không được như kỳ vọng, không đủ năng lực chi trả.
Trên đây là những thông tin mà các gia đình cần biết khi muốn chọn lựa giải pháp cho vay du học, để thực hiện ước mơ du học của người thân. Hãy biết chọn lựa, phán đoán thật chính xác và đặc biệt là ở thời điểm thích hợp để không phạm phải một bước đi sai lầm, khi lên kế hoạch du học cho con cái.
Link bài viết liên quan
Chứng minh tài chính du học như thế nào?