Chứng minh tài chính du học mỹ cần bao nhiêu tiền? Một trong những yêu cầu bắt buộc trong bộ hồ sơ phỏng vấn xin visa du học Mỹ là cần chứng minh tài chính. Đây cũng trở thành nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều bạn trẻ Việt Nam có mong muốn được đến Mỹ theo đuổi con đường học tập. Bởi việc chứng minh luôn khó khăn, phức tạp đặc biệt đối với những người chưa có kinh nghiệm.
Nội dung chính
Tại sao cần chứng minh tài chính ?
Về bản chất thì việc chứng minh tài chính là chứng minh khả năng chi trả học phí và sinh hoạt phí cho quá trình du học đối với du học sinh, còn đối với người đi du lịch là chứng minh lý do bạn sẽ quay về vì những gì còn lại ở Việt Nam. Việc này nhằm tránh trường hợp mọi người sang Mỹ với ý đồ khác như trốn ở lại Mỹ
Chứng minh tài chính du học mỹ cần bao nhiêu tiền?
Nếu bạn muốn có được visa du học Mỹ, bạn phải chứng minh khả năng tài chính của bạn đủ để trang trải cho toàn bộ học phí và các khoản sinh hoạt phí trong suốt thời gian du học tại nước này.
Chứng minh tài chính để xin visa du học Mỹ gồm 2 phần: sổ tiết kiệm và thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh tài chính, hoặc của chính đương đơn. Ngoài ra, nếu bạn có thêm những tài sản khác thì hồ sơ của các bạn sẽ “đẹp hơn”.
Sau đây là yêu cầu tài chính tối thiểu với các loại visa:
Với visa F-1 (sinh viên du học toàn thời gian lâu dài), bạn cần phải cung cấp sổ tiết kiệm ngân hàng đủ để chi trả học phí và sinh hoạt phí trong 1 năm. Điều này để tránh sinh viên bỏ học giữa chừng hoặc xin visa du học Mỹ với mục đích khác. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập của gia đình phải ở mức ổn định và đủ chi trả cho toàn bộ khoản học phí và sinh hoạt tại Mỹ cho đến khi bạn tốt nghiệp
Với dạng visa M-1 (sinh viên học nghề) thì tài chính của bạn vẫn phải đủ để chi trả cho toàn bộ chi phí học tập, sinh hoạt trong vong 1 năm ở Mỹ.
*Ví dụ: Chi phí du học Mỹ trong 1 năm là khoảng 30,000 USD (bao gồm học phí và sinh hoạt phí), thì gia đình bạn phải có sổ tiết kiệm tối thiểu 700 triệu VNĐ. Thu nhập hàng háng của người bảo lãnh tài chính cho bạn nên ở mức 57 triệu VNĐ/ tháng.
Tại sao không nên tự chứng minh tài chính du học Mỹ?
Ở các nước phát triển nói chung và Hoa Kỳ nói riêng tất cả các khoản thu nhập đều có bằng chứng rõ ràng, minh bạch, được thực hiện qua hệ thống ngân hàng hoặc các hình thức khác được quản lý bởi nhà nước. Tuy nhiên tại Việt Nam, do cơ chế và các quy định hoàn toàn khác, nên đôi khi nguồn thu nhập thực tế và nguồn thu nhập thể hiện trên giấy tờ lại không đồng nhất, nên nếu học sinh và gia đình tự làm giấy tờ chứng minh tài chính thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tỷ lệ đạt visa sẽ thấp.
Chính vì vậy, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của các công ty tư vấn du học Mỹ uy tín, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm. Họ nắm rõ quy trình, thủ tục, yêu cầu của đại sứ quán về hồ sơ, giấy tờ tài chính và bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi phó thác hồ sơ cho họ. Đồng thời với sự hướng dẫn của công ty, bạn sẽ nắm vững được những nội dung trả lời phỏng vấn của đại sứ quán, khiến cho tỷ lệ đậu visa của bạn là cao nhất!
Hồ sơ tài chính gồm những gì?
Chứng minh tài chính đối với lãnh sự quán không chỉ đơn giản là trình bày tất cả tài sản và tiền gửi tiết kiệm ra là được. Mà ở đây mọi người cần có một sự chứng minh bài bản, hợp lí và thuyết phục đối với lãnh sự quán.
Hồ sơ sẽ bao gồm 2 phần: khai báo số tiền trong sổ tiết kiệm, chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân đương đơn hoặc người bảo hộ. Các tài sản có giá trị khác như xe, bất động sản,… cũng nên được kê khai cùng để “làm đẹp” hồ sơ.
Sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm là 1 phần để giúp chứng minh rằng bạn có đủ khả năng chi trả học phí và sinh hoạt phí cho toàn bộ thời gian tại Mỹ. Mặc dù lãnh sự quán không có mức quy định cụ thể về số tiền trong sổ tiết kiệm, theo nhiều tính toán cho thấy mức tiền trung bình một du học sinh Mỹ cần cho năm đầu đại học là khoảng 850 triệu đồng. Do đó, bạn cần mở sổ tiết kiệm với số tiền tối thiểu 1 năm học là 850 triệu đồng.
Chứng minh tài chính du học đòi hỏi sổ tiết kiệm có nhiều tiền hơn khi đi du lịch
Sổ tiết kiệm ngân hàng, mọi người nên mở càng sớm càng tốt và tối thiểu là 2-3 tháng trước khi đi du học Mỹ với thời hạn tiết kiệm ít nhất 1 năm. Việc này để đề phòng trường hợp nhân viên lãnh sự quán yêu cầu bạn trình ra sổ tiết kiệm gốc để xác nhận đương đơn không nằm trong trường hợp vay mượn tiền để chứng minh số dư rồi rút tiền ra ngay.
Bạn chỉ cần chứng thực số tiền trong sổ mà không cần làm rõ nguồn gốc của số tiền ấy, tuy nhiên bạn cũng cần chuẩn bị tinh thần trả lời câu hỏi này khi phỏng vấn visa. Số tiền trong sổ tiết kiệm nên được bảo toàn đến lúc bạn đã hoàn tất mọi thủ tục tại Mỹ bởi có một số trường yêu cầu sinh viên chứng minh tài chính thêm lần nữa.
Giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng
Việc chứng minh thu nhập hàng tháng giúp khẳng định khả năng chi trả của gia đình cho những năm du học tiếp theo của du học sinh mà vẫn đảm bảo cuộc sống của người thân tại Việt Nam. Nguồn thu nhập này có thể đến từ lương, cổ tức, việc kinh doanh,… và cần được chứng minh minh bạch theo yêu cầu với từng trường hợp cụ thể:
Với trường hợp làm công ăn lương
Hợp đồng lao động trên 3 năm (có ghi rõ chức vụ, thời hạn hợp đồng, hình thức trả lương, chế độ làm việc, tiền thưởng, quyền lợi, phụ lục hợp đồng về việc tăng lương (nếu có) ).
Tờ khai chi tiết nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
Xác nhận đóng bảo hiểm xã hội.
Với trường hợp chủ công ty, doanh nghiệp
Giấy phép kinh doanh (công ty thành lập trước 3 năm).
Giấy chứng nhận mã số thuế.
Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp;
Bản khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
Các giấy tờ chứng minh công ty hoạt động đúng chức năng (như hợp đồng giao dịch, hóa đơn, phiếu thu nộp tiền cho kho bạc nhà nước) và các giấy tờ góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
Với trường hợp hộ kinh doanh cá thể (như trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ…)
Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc xác nhận kinh doanh của địa phương.
Giải trình thu nhập.
Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
Với những chia sẻ đầy hữu ích trên đây mong rằng các bạn đã nắm rõ những thông tin về việc chứng minh tài chính du học Mỹ như thế nào, số tiền yêu cầu rồi nhỉ. Vậy hãy nhanh tay chuẩn bị hồ sơ cần thiết để nắm chắc tấm visa cho con em mình lên đường du học Mỹ sớm nhất nhé.