Có nên mua bảo hiểm y tế ở Canada không?

Có nên mua bảo hiểm y tế ở Canada  khi đi du học Canada không?  Tiền mua bảo hiểm tại Canada khá cao, nên nhiều du học sinh vì tiết kiệm mà không mua bảo hiểm y tế. . Bài viết dưới đây trong group du học Canada chia sẻ về việc mua bảo hiểm cần thiết hay không. Mời các bạn đón đọc:

Có nên mua bảo hiểm y tế ở Canada không?
Có nên mua bảo hiểm y tế ở Canada không?

Có nên mua bảo hiểm y tế ở Canada không?   

Mới thấy 1 bạn post bài hỏi cách uống Advil vì đau răng, tự nhiên mình nhớ lại 1 trường hợp xảy ra cách đây hơn 1 tháng. Có 1 bạn nam sang Toronto với visa du lịch, ở 6 tháng ko về ở lại tiếp đi làm tiền mặt, ko mua bảo hiểm, thấy đau răng cứ đi mua giảm đau uống, uống mãi chẳng thấy hết mà cứ sưng ngày 1 to, bỏ qua những chi tiết nhỏ, cuối cùng vào bệnh viện chụp chiếu xét nghiệm tốn 1 đống tiền thì biết đuợc đấy không phải là do đau răng mà do khối u (lành tính) ở hàm dưới.

Vì u lành tính nên giải phẩu được nhưng khổ nổi để quá lâu, bây giờ giải phẩu là cắt bỏ xuơng hàm dưới và phải đục ống thở ở cổ, cuộc giải phẩu giờ đã lên tới 50,000$CAD. Bây giờ làm gần 1 năm chưa được nửa số tiền ấy, cứ nghỉ sức mình khoẻ, tiếc vài $/ngày để mua bảo hiểm, kết cuộc là thế này đây.

1 trường hợp khác, 1 bạn du học sinh đi làm thêm ở tiệm nail, bạn đó ko biết mình dị ứng với “nước tím”, bạn bị hôn mê nằm viện gần 1 tuần tiền viện phí cũng lên tới vài chục ngàn. May mắn có bảo hiểm của trường bạn ấy đã được cover hết. Các bạn có thực sự biết hết tình trạng sức khoẻ của mình chưa?

4 lý do bạn nên mua bảo hiểm y tế ở Canada 

– Các bạn bị bắt buộc mua bảo hiểm ở trường không phải vì họ cố lấy thêm tiền của các bạn mà là họ muốn bảo vệ sức khoẻ cho mình. Lúc khoẻ thì mình thấy tỉếc tiền vì nghĩ đó là lãng phí nhưng lúc ngã bệnh nó cứu mình đấy các bạn.

– Vì thế hãy tận dụng nó triệt để nha, cứ đau ốm cảm sốt xoàng, đau răng đau bụng gì gì cũng cứ đi bác sỹ, đừng nghĩ mình sức thanh niên ko sợ gì, mua đại mấy viên thuốc uống là xong, hôm bữa còn thấy mấy bạn lên xin thuốc trụ sinh mang từ Việt Nam qua rồi share với nhau nữa mới sợ. Thuốc trụ sinh ko dùng đúng liều lượng sẽ lờn thuốc và cứ thế cứ phải dùng dạng nặng hơn mỗi khi cần và sẽ có lúc thuốc không còn tác dụng

– Các bạn đừng cười những hoàn cảnh mình nêu ra ở trên, người thật việc thật, nhưng mỗi 1 người ở 1 hoàn cảnh, họ không phải không biết suy nghĩ nhưng thực sự đồng tiền quá chênh lệch nên 1 đồng bỏ ra bên này lại nghĩ về quê nhà là tận 100 -1000 nên lại cố dành dụm quên bản thân. Nhưng các bạn đang ở rất xa gia đình, hãy tự chăm sóc mình tốt nhất để người thân an lòng nha.

– Khi tốt nghiệp ra đi làm không còn phải mua bảo hiểm ở trường thì cũng phải mua bảo hiểm của CTY hoặc mua riêng ở ngoài nhé.

Năm 2018 sắp hết rồi, sang năm mới chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và học tập nhé!

Những câu chuyện về việc mua bảo hiểm Canada khác: 

Câu chuyện 1: 

  Sức khoẻ của mình thì mình rõ và phải biết giữ gìn hoặc có phương pháp bảo vệ nếu có tai nạn hoặc bệnh tật bất ngờ xảy ra. Một số bạn không quan tâm đến sức khoẻ của mình, đến khi bệnh hoặc tai nạn rồi thì mới cuống cuồng tìm mua bảo hiểm. Đối với các trường hợp này thì bảo hiểm có thể từ chối chi trả nếu phát hiện ra. Nếu còn đi học thì đã có bảo hiểm của trường bắt đóng chung với học phí rồi nên cũng đỡ lo, còn nếu các bạn tốt nghiệp rồi mà chưa có OHIP thì sao?

Những loại bảo hiểm Canada 

1/ OHIP của Ontario (hoặc provincial heathcare nếu các bạn ở bang khác) chỉ dành cho công dân, thường trú nhân, hoặc những người có work permit đi làm permanent fulltime cho các công ty. Phải xin giấy xác nhận của cty đem ra service ontario thì mới xin OHIP dc. Bảo hiểm này cover đa số các chi phí khám chữa bệnh (ko cover răng và mắt, cái đó phải mua thêm group benefits của công ty đang làm hoặc mua bên ngoài)

2/ Bảo hiểm cho du học sinh (international student plan) chỉ mua dc khi các bạn là full time student, ngoài ra vợ con cũng mua dc dạng này luôn nếu 1 trong hai vợ chồng vẫn còn đi học. Nếu sau khi tốt nghiệp hết UHIP (của university) hoặc student plan của các college thì các bạn có thể mua student plan ở ngoài maximum là 1 năm kể từ NGÀY TỐT NGHIỆP với điều kiện là các bạn phải ĐI LÀM/XIN VIỆC đúng ngành mình học. Các bạn không mua được student plan nếu học accounting mà ra đi bưng phở nhé.

3/ Nếu mình ko nằm trong 2 dạng trên thì cuối cùng chỉ mua được visitor plan, dành cho tất cả mọi người sống hợp pháp ở Canada, các mức bảo hiểm thấp nhất từ 10k, 25k, 50k, 100k…đến cao nhất là 300k. Bảo hiểm này dùng trong các trường hợp bệnh tật hoặc tai nạn, chứ ko phải dùng để đi chuẩn đoán và khám bệnh như OHIP đâu nhé.
Hãy chăm lo cho sức khoẻ của mình trước thì mới học và làm việc tốt được.

Câu chuyện 2: 

– Mình mua bảo hiểm cũng dạng UHIP mà sinh con + mổ sỏi mật các kiểu con đà điểu hết gần 70000 $ , thật may bảo hiểm cover cho hết, hú cả hồn vía

Câu chuyện 3:

– Cám ơn bạn đã chia sẻ bài viết này. Mùa đông này mình đi trượt băng bị bong gân. Nhờ có bảo hiểm chứ nếu không  nữa giờ tốn một mớ tiền siêu âm, tiền bác sĩ tiền thuốc chưa kể đến trầm trọng hơn nếu mình cần phải phẫu thuật. Sức khoẻ bên này rất quan trọng và cũng thật sự tốn kém lắm các bạn du học sinh

Cách  đi khám bệnh tại Canada

Bạn  đi đến những walk-in clinic xin giấy referral to a specialist, book appointment could take months though.
Tất cả những lần khám này mình phải trả trước rồi claim lại insurance của trường mua cho bạn đó.

HỆ THỐNG Y TẾ CANADA

GIỚI THIỆU

Hệ thống y tế Canada cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho toàn bộ công dân của Canada. Hệ thống này được quản lý và chi trả bằng quỹ của tỉnh bang.

Dưới hệ thống này, công dân Canada được cung cấp các dịch vụ chăm sóc phòng ngừa bệnh tật, điều trị bệnh cơ bản cũng như chi trả viện phí, phẫu thuật nha khoa và các dịch vụ y tế khác. Với một số ít trường hợp ngoại lệ, toàn bộ công dân sẽ được bảo trợ về mặt y tế bất kể lịch sử bệnh tật, thu nhập cá nhân hay mức sống.

Hệ thống y tế Canada là chủ đề tranh cãi  và bàn luận chính trị của đất nước. Một số người đặt ra câu hỏi về độ hiệu quả của hệ thống hiện tại và yêu cầu cho phép hệ thống y tế tư nhân, giống như Hoa Kỳ. Ngược lại, họ cũng lo lắng rằng việc tư nhân hóa hệ thống y tế sẽ dẫn đến dự mât cân bằng khi chỉ có những người có điều kiện mới được nhận chữa trị tốt nhất.

Bỏ qua những tranh luận chính trị về vấn đề này, Canada vẫn là một trong những đất nước có tuổi thọ cao nhất và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới, chứng minh cho sự ưu việt của hệ thống y tế nước này.

 

 

BẢO HIỂM Y TẾ Ở CANADA

Bảo hiểm y tế ở Canada được quản lý bởi từng tỉnh bang và vùng lãnh thổ riêng biệt. Công dân mới ở 1 tỉnh bang cụ thể phải nộp đơn đăng ký bảo hiểm y tế ở địa phương. Sau khi được chấp thuận, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cấp để chi trả chi phí khám chữa bệnh ở 1 tỉnh bang và vùng lãnh thổ cụ thể.

Đối với công dân mới, thường sẽ có khoảng thời gian chờ đợi bảo hiểm y tế. Khoảng thời gian có thể khác nhau với từng trường hợp nhưng không kéo dài quá 3 tháng, theo quy định của luật Y tế tại Canada.

Một số tỉnh bang đặc biệt ( British Columbia, Alberta, Ontario) yêu cầu phí dịch vụ bảo hiểm. Tuy nhiên, theo luật Y tế Canada, dịch vụ y tế sẽ không bị từ chối với bất kể là khoản phí đóng bảo hiểm bao nhiêu.

Bên cạnh chương trình bảo hiểm y tế cơ bản theo quy định của luật y tế Canada, một số tỉnh bang còn cung cấp chương trình y tế bổ sung, bao gồm điều trị tâm lý, nha khoa..

 

BẢO HIỂM Y TẾ TƯ NHÂN

Bên cạnh hệ thống bảo hiểm y tế của nhà nước bao gồm những dịch vụ y tế cơ bản, có nhiều dịch vụ không được chi trả bảo hiểm y tế. Những dịch vụ này bao gồm nha khoa, nhãn khoa, chi phí thuốc thang…

Các chương trình bảo hiểm tư nhân thường được cấp bởi các công ty cho nhân viên của họ, thường  sẽ bao gồm khám nhãn khoa và nha khoa. Công dân Canada cũng có thể mua gói bảo hiểm từ các đơn vị cung cấp bảo hiểm tư nhân.

Lý do chính để chọn mua bảo hiểm tư nhân là để bổ sung cho các dịch vụ thăm khám cơ bản. Với những dịch vụ không bao gồm trong bảo hiểm tỉnh bang như kính mắt, thuốc, chăm sóc tại nhà, bảo hiểm tư nhân sẽ cung cấp những chi phí thuốc thang này. 

canadian-healthcare.org