Có nên đi du học Trung Quốc? Du học Trung Quốc nên học ngành gì? Nên chọn trường nào? Đó là một trong số rất rất nhiều câu hỏi mà các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam đặt ra khi đang có dự định du học tại Trung Quốc. Cùng cafeduchoc giải đáp thắc mắc nhé!
Nội dung chính
Tại sao nên đi du học Trung Quốc?
- Chất lượng giáo dục cao tương đương với các cường quốc phương Tây.
- Chi phí du học siêu rẻ và sinh hoạt thấp chỉ khoảng 20% – 30% so với các quốc gia khác.
- Thủ tục hồ sơ nhanh, không phải chứng minh tài chính, tỉ lệ visa đạt 100%.
- Cơ hội việc làm và thăng tiến lớn.
- Môi trường học tập và sinh hoạt tuyệt vời.
- Bằng cấp được thế giới công nhận.
- Có cơ hội được nhận các xuất học bổng có giá trị lên tới 100%.
- Chính sách tốt cho giáo dục của chính phủ.
- Học Tiếng Trung Quốc cũng là một lợi thế nghề nghiệp.
- Gần nhà, dễ dàng đi lại, thăm gia đình, về quê ăn tết, đi lại rẻ.
- Môi trường văn hóa khá tương đồng Việt Nam
Du học Trung Quốc ngành gì hot nhất?
Để trả lời được cho câu hỏi du học Trung Quốc ngành gì thì thật sự nó không đơn giản bởi vì nếu không lựa chọn được ngành học phù hợp với bản thân mà chỉ chạy theo xu hướng thì nó sẽ là một vấn đề lớn.
Những câu hỏi mang tính chất định hướng sau đây, sẽ giúp bạn xác định được mong muốn học tập của mình là gì? Câu hỏi gồm:
- Bạn thích học gì? Sau này tốt nghiệp làm gì? Liên quan đến chuyên ngành nào
- Bạn làm được những việc như thế nào? Năng lực của bạn có đáp ứng được sở thích của bạn không?
- Bố mẹ có hỗ trợ cho bạn trong việc xin việc làm sau này không?
- Nhu cầu của xã hội là gì? Chuyên ngành của bạn học có đáp ứng được nhu cầu xã hội chưa? Ngành nào nên đi trước đón đầu để tránh chậm hơn so với xu thế
- Bạn thích học trong môi trường như thế nào? Thành phố nào phù hợp với bạn?
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, sở thích, mong muốn, cơ hội mà bạn sẽ có những thứ tự ưu tiên khác nhau về việc lựa chọn ngành học
Các trường đại học TOP đầu Trung Quốc
Đại học Bắc Kinh
Đại học Bắc Kinh Đây là trường đại học có chất lượng đào tạo tốt nhất Trung Quốc. Nơi sản sinh ra các chính trị gia lỗi lạc, các nhà khoa học, nhà văn, nhà quản lý nổi tiếng như: Mao Trạch Đông, Lỗ Tấn, Trần Đại Chiêu, Hồ Thích,… Ngôi trường được thành lập từ năm 1989, là một trong những trường lâu đời và tiêu biểu. Trường tự hào với thư viện rộng nhất nhì châu Á, với số lượng sách khổng lồ gần 6 triệu cuốn, “đặc sản” của trường đó là các khóa học về các hình thức nghệ thuật lâu đời của nước này, điển hình là “hát côn khúc”.
Cùng với đó là kiến trúc và cảnh quan tươi đẹp mang đậm phong cách truyền thống Trung Hoa. Đại học Bắc Kinh có 5 khoa chính, 30 thư viện, 12 bộ môn với 93 chuyên ngành đại học, 2 chuyên ngành văn bằng 2, 199 chuyên ngành cho các ứng viên thạc sĩ và 173 chuyên ngành cho các ứng viên tiến sĩ. Không chỉ nổi tiếng ở nước nhà mà đại học Bắc Kinh còn lọt vào danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới.
Đại học Thanh Hoa
Đại học Kinh tế Thương mại Đối ngoại (Bắc Kinh) Du học sinh tại Đại học Kinh tế Thương mại Đối ngoại năm 2020 là 8.555 người, đứng thứ 2 toàn quốc về số lượng du học sinh. Rất nhiều người sẽ ngạc nhiên về điều này, nhận định rằng phương diện sức mạnh tổng hợp của trường này không bằng Đại học Bắc Kinh hay Đại học Thanh Hoa.
Đại học Thanh Hoa Đây được coi là một trong những ngôi trường danh giá nhất Trung Quốc. Trường được thành lập vào năm 1911, ban đầu có tên là “Học đường Thanh Hóa”, năm 1912 đổi thành “Trường Thanh Hóa”. Từ năm 1928 mới chính thức áp dụng tên gọi “Đại học Thanh Hoa”. Trường đại học Thanh Hoa không chỉ là trung tâm đào tạo giáo dục, mà còn là trung tâm nghiên cứu các công trình khoa học quan trọng của quốc gia. Trong trường gồm 47 viện, sở nghiên cứu, 29 trung tâm nghiên cứu trong đó có 5 trung tâm đạt chuẩn quốc gia. Các chuyên ngành đào tạo của trường rất đa dạng bao gồm mọi lĩnh vực như kiến trúc, khoa học môi trường, cầu đường, điện tử thông tin, công nghệ thông tin, tiếng Hán, tiếng Anh, song ngữ Hán Anh, hội họa Trung Quốc,… Nhiều lãnh đạo của Trung Quốc cũng được đào tạo từ ngôi trường này.
Đại học Chiết Giang
Đại học Chiết Giang Đại học Chiết Giang được rất đông sinh viên theo học, ngôi trường thành lập năm 1987 tọa lạc ở thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang miền Đông Nam Trung Quốc. Trường đào tạo 11 môn chính là triết học, kinh tế học, luật học, giáo dục học, văn học, lịch sử học, lý học, công học, nông học, y học, quản lý học. Mở 108 hệ chuyên nghiệp chính quy. Theo như số liệu thống kê đến 2015 ngôi trường có hơn 8.700 giảng viên và viên chức, trong đó có 13.952 nghiên cứu sinh thạc sĩ, 8.779 nghiên cứu sinh tiến sĩ và 23.633 sinh viên. Nằm trong địa thế thuận lợi, khí hậu ôn hòa đây chắc chắn là nơi lý tưởng để học tập. Theo đánh giá của Hội Đồng Nhà Nước sự thành lập đại học Triết Giang là một bước tiến trong tổng thể quá trình phát triển của nền giáo dục Trung Quốc.
Lưu ý gì khi du học Trung Quốc?
– Quy cách xin nhập học tại trường Đại học của Trung Quốc: Liên hệ nhà trường, tham gia các chương trình trao đổi văn hóa, tìm kiếm các suất học bổng du học hoặc thông qua các Công ty tư vấn du học để được giới thiệu ngôi trường phù hợp.
– Chuẩn bị hồ sơ xin nhập học:
Nộp mẫu bày tỏ mong muốn được học tập tại trường.
Tham gia bài kiểm tra được thiết kế cho sinh viên quốc tế, muốn học tập tại trường.
Cung cấp bản sao các văn bằng, chứng chỉ đã có trong suốt quá trình học tại quê nhà cùng học bạ, bảng điểm, kinh nghiệm làm việc nếu có. Chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ sẽ cần có thư giới thiệu của 2 Giảng viên với chức danh ít nhất là Phó Giáo sư.
Tìm hiểu thông tin về các giấy tờ được yêu cầu tại cơ quan Lãnh sự quán Trung Quốc.
– Thời điểm nộp hồ sơ xin nhập học:
Vào thời gian từ ngày 1/2 đến 30/4 hàng năm sẽ là thời điểm phù hợp cho sinh viên quốc tế bắt đầu nộp hồ sơ.
Sinh viên quốc tế đi theo chương trình trao đổi hoặc học sinh tự túc, được bổ sung thêm thời gian nhập học tháng 9 và 12 cho kỳ học mùa xuân. Hoặc từ 15/2 năm sau đến 15/6 cho kì học mùa thu.
– Kỳ thi tuyển sinh:
Nhiều bạn thắc mắc, có phải thực hiện bài kiểm tra đầu vào khi xin nhập học không? Và bài kiểm tra ở dạng gì? Tùy theo quy định mỗi trường mà bài kiểm tra nhập học sẽ có các yêu cầu khác nhau, hoặc thậm chí không có.
Sinh viên các ngành nghệ thuật cần có chứng chỉ bằng cấp liên quan, chứng chỉ HSK ngoại ngữ loại C và tham gia các kỳ thi được tổ chức bởi trường.