Kinh nghiệm xin visa du học Mỹ tại Đại Sứ Quán Hoa Kỳ mới nhất hiện nay

Kinh nghiệm xin visa du học Mỹ tại Đại Sứ Quán Hoa Kỳ mới nhất hiện nay. Bài viết là lời chia sẻ của một du học sinh hiện đang du học tại Mỹ. Mình chia sẻ lại để các bạn đọc và mong nó hữu ích cho các bạn.

Kinh nghiệm xin visa du học Mỹ tại Đại Sứ Quán Hoa Kỳ :

Vào thời điểm mình viết bài này là 12 giờ rưỡi đêm làm bài tập Hóa. Để ý nhiều bạn băn khoăn về việc xin visa như thế nào, mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm của mình lúc mình xin visa tại Đại Sứ Quán Hoa K.

Note: Hoàn toàn là ý kiến cá nhân, không phải là tip hay đại diện cho “làm thế nào để xin visa thành công”.

1. Nộp đơn đăng ký xin visa:

Cái này các bạn PHẢI điền thông tin thật chính xác và chân thật, bởi họ sẽ lưu thông tin vào hệ thống của họ, và họ sẽ dùng thông tin bạn nêu trong đơn để so sánh với thông tin bạn khai trong lúc phỏng vấn. Đây là một cách làm thường xuyên thấy bên Mỹ, bất kể khi bạn làm tài khoản ngân hàng hay đăng ký số điện thoại, kể cả lập tài khoản Amazon, hãy luôn cung cấp thông tin thật đầy đủ và chính xác.

CAUTION: về sau, sẽ có lúc bạn đi qua một số cảnh báo như: “We never ask for your private information…” (chúng tôi không bao giờ hỏi thông tin cá nhân của bạn…), để đề phòng những trang giống nhau về hình thức, nhưng lại mang mục đích lừa đảo khác với mục đích của trang chính thức (scam).

2. Phỏng vấn xin visa.

– Trang phục không cần quá cầu kỳ, nhưng phải gọn gàng. Cách bạn xuất hiện trước người phỏng vấn là ấn tượng đầu tiên của họ về bạn; hãy để họ có ấn tượng tốt!

– Mình có đọc một số bài, cũng như nghe tham khảo từ gia đình và những người có kinh nghiệm, và qua kinh nghiệm của mình với tư cách là một “học sinh tốt nghiệp trung học”, mình thấy bài phỏng vấn không quá khó, chỉ cần để ý một số vấn đề:

+) Sau một vài câu hỏi cá nhân không quá quan trọng, họ sẽ hỏi về trường học bạn sẽ học ở mỹ và TẠI SAO bạn lại chọn học ở đấy và ở tại Mỹ, và tại sao không phải ở Việt Nam. Hãy trả lời một cách khách quan, đừng đề cao nước Mỹ hơn Việt Nam hay ngược lại.

Thí dụ thực tế:

“Việt Nam có một nền giáo dục tốt, nhưng để tiếp thu kinh nghiệm tốt nhất thì những lựa chọn ở Việt Nam khá hạn chế, và nước Mỹ là nơi cung cấp kinh nghiệm cần thiết để tôi có thể hòa nhập với thế giới.”

+) Với câu hỏi “Tại sao bạn lại chọn trường này”: Hãy nêu nhưng ưu điểm bạn cảm thấy sau khi nghiên cứu về trường. Hãy tự mình quan sát và hình thành quan điểm cá nhân, bởi người Mỹ, về mặt khách quan, rất muốn nghe quan điểm CỦA BẠN.

Với mình: “Mặc dù trường mình chọn ở vị trí không được tốt, trường có khung cảnh rất đẹp, có nhiều giáo sư tốt (nêu tên càng tốt, nhưng không cần miêu tả), và mọi người đều thân thiện.”

+) Có một số trường hợp họ sẽ hỏi (mình không nhớ họ có hỏi mình không, nhưng với một số cá nhân họ sẽ hỏi): Sau khoảng thời gian bạn học/làm việc ở đây, bạn có dự định quay lại Việt Nam không?” Mình khuyên không trả lời ở lại Mỹ.

Không phải mình muốn các bạn nói sai sự thật, nhưng kế hoạch đó là kế hoạch lâu dài, cần rất nhiều sự đầu tư về công sức, thời gian để tiếp thu kinh nghiệm cần thiết. Đặc biệt vào thời điểm tổng thống Trump đang trong nhiệm kỳ, họ cực kỳ không muốn người nhập cư trái phép.

Hãy đặt vào vị trí của họ, nếu một người nước ngoài nói họ đến việt nam du học và sẽ ở lại nhập cư, nhưng trong quá trình học họ không đáp ứng được yêu cầu của trường, và sau đó bị expelled (mình cảm thấy dùng từ việt nam cho từ này hơi nặng nề), rồi trở thành người nhập cư bất hợp pháp. Không một nước nào muốn người nhập cư bất hợp pháp cả. Nước Mỹ cũng vậy.

Hãy nêu một kế hoạch để đề phòng nếu bạn không thể ở lại được Mỹ sau 4 năm học (với du học sinh). Bất cứ một kế hoạch nào cũng được, miễn là không đề cao việc nhập cư ở Mỹ.

FYI: Sau 4 năm học, họ sẽ cho bạn 6 tháng để bạn có thể làm bất cứ việc gì bạn muốn, nhưng đó cũng là 6 tháng để bạn có thể tìm cơ hội ở lại Mỹ, bằng cách xin việc tại một công ty tại mỹ, làm việc tại đó vào một khoảng thời gian, và nếu họ thấy bạn có năng lực làm việc, họ sẽ vouch cho bạn để ở lại mỹ tiếp tục làm việc. Còn cách thức như thế nào, vấn đề phải lo sau đó, mình chưa có kinh nghiệm để chia sẻ.

– Hãy thật thoải mái, đừng quá lo lắng trước và trong ngày phỏng vấn. Hãy đi chơi, gặp bạn bè, giao lưu trước ngày phỏng vấn. Have fun! Hãy cho mình một tinh thần thoải mái và tự tin trước người phỏng vấn. Nếu bạn vẫn có những nỗi lo trong người, hãy tự nhủ: “Mọi thứ rồi sẽ ổn thôi”.

Wish you best luck!

From America with lots of love!

Tags: