Mới chơi kim cương cần chú ý điều gì?

Kim cương hay trang sức kim cương là sản phẩm cao cấp bậc nhất. Nhưng làm thế nào để chọn được một viên kim cương hay món đồ trang sức kim cương ưng ý thì không phải khách hàng nào cũng nắm chắc. Bạn hiểu gì về kim cương và lưu ý gì khi mua kim cương? Cùng Cafeduhoc tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Những lưu ý quan trọng dành cho người mới chơi kim cương

Kim cương là gì?

Kim cương là một trong hai dạng thù hình đặc trưng nhất của Carbon, dạng còn lại là than chì; là loại khoáng chất hiếm được hình thành sâu trong lòng đất và được biết đến nhiều nhất trong hệ thống kim loại, đá quý bởi vẻ đẹp lung linh, độ cứng cao và giá trị kinh tế mà nó đem lại.

Hơn nữa, khả năng quang học ở kim cương cực tốt do đó chúng được ứng dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là trong ngành kim hoàn đối với những viên kim cương chất liệu tốt.

Kim cương được đánh giá là một khoáng chất hiếm sở hữu những tính chất vật lý hoàn hảo đồng thời là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám bởi chúng có khả năng giữ bề mặt đánh bóng rất tốt trong một khoảng thời gian rất lâu.

Kim cương là gì?

“Kim cương” là tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng, còn có tên là “admas” ở Hy Lạp nghĩa là “không thể phá huỷ”. Từ xa xưa. những người cổ đại đã tìm ra được kim cương và biết sử dụng chúng để tạo ra những mũi khoan. Đặc biệt, ở Ấn Độ cách đây khoảng 2500 năm thì kim cương đã được người dân  sưu tầm như một loại đá quý và ứng dụng vào việc trang trí những biểu tượng tôn giáo của họ. Tuy nhiên, những viên kim cương trở nên phổ biến thực sự khi mà kỹ thuật cắt cũng như đánh bóng vào thế kỷ 19 đạt tới một trình độ mới, khi mà nền kinh tế xã hội thực sự phát triển, con người bắt đầu có của ăn của để.

Lúc này, những nhà kim hoàn bắt đầu tung ra những chiến dịch quảng cáo rầm rộ cho loại đá quý hiếm này nhằm hướng người dùng đến nhu cầu làm đẹp của những đồ trang sức được làm từ kim cương.

Đặc điểm và tính chất của kim cương

Nội dung

Thông số

Tên gọi

Kim cương (diamond)

Nguồn gốc:

Magma (liên quan tới các ống nổ kimberlit và lamproit) sa khoáng

Những nơi phân bố chính:

Australia, Brazil, Trung Quốc, Nam Phi, Nga, Ấn Độ

Màu sắc:

Trắng trong (không màu), Hồng, Xanh lục, Vàng.

Thành phần

Carbon (C)

Hệ tinh thể

Lập phương

Độ trong suốt

Trong suốt

Dạng quen

Chủ yếu là hình 8 mặt, ngoài ra có khối lập phương, hình 12 mặt

Độ cứng Mohs

10

Tỷ trọng

3,50-3,53

Cát khai

Hoàn toàn (theo các mặt của hình 8 mặt)

Vết vỡ

Vỏ sò đến không đều

Biến loại (màu sắc)

Không màu, vàng nâu, đôi khi lục, lơ, hồng, đen.

Màu vết vạch

Trắng

Ánh

Kim cương (ánh lửa)

Đa sắc

Không

Chiết suất

2,417-2,419

Lưỡng chiết và dấu quang

Không

Biến thiên chiết suất

Cao (0,044)

Phát quang

Rất khác nhau:

– Loại không màu và vàng: chủ yếu màu lơ

– Loại nâu và phớt lục: thường màu lục

Phổ hấp thụ

Không màu và màu vàng: 478, 465, 451, 435, 423, 415, 401, 390.

Màu nâu và phớt lục: (537), 504, (498).

Tổng hợp và xử lý

Các nhà sản xuất kim cương tổng hợp: General Electric, De Beers, Sumimoto…

Các phương pháp xử lý: chiếu xạ, hàn khe nứt, khoan laser, GE…

Nguồn gốc:

Magma (liên quan tới các ống nổ kimberlit và lamproit) sa khoáng

Lưu ý gì khi mua kim cương?

Kim cương làloại đá quý có giá trị lớn. Nếu sở mức mức tài chính tốt và muốn mua trang sức kim cương bạn cần tham khảo ngay những kinh nghiệm ở dưới đây để tránh trường hợp dùng tiền thật mua phải hàng kém chất lượng nhé!

Lựa chọn kim cương qua đặc điểm, tính chất

Hình dạng viên kim cương

Từ viên kim cương thô được phát hiện cho đến viên kim cương hoàn mỹ đính trên món trang sức là cả một quá trình chế tác dày công tỉ mỉ. Hình dạng của viên kim cương quyết định rất nhiều đến việc thể hiện độ trong và khả năng phản quang của nó.

Hình dạng viên kim cương

Kim cương có 10 hình dáng cơ bản:

-Round (hình tròn)
Hình tròn là kiểu cắt kinh điển nhất trong chế tác kim cương. Với khả năng hiển thị ánh lửa tốt nhất và thuận tiện trong chế tác, kiểu hình tròn cho đến hiện tại vẫn là kiểu phổ biến và dễ tiếp cận nhất.
– Princess
Kiểu cắt princess là kiểu cắt phổ biến thứ 2 sau kiểu cắt hình tròn. Kiểu cắt “dễ thương” và độc đáo này được công bố lần đầu ở Pháp với hình chữ thập nhìn thấy được trên bề mặt. Kiểu cắt này ngày nay thường được chọn cho nhẫn đính hôn. Kiểu princess thường ở dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật nhọn góc
– Emerald
Sự khác biệt của kiểu cắt emerald là cấu trúc xếp tầng của nó (step-cut) với các mặt được cắt theo hình chữ nhật. Kiểu cắt này sẽ giúp nhấn mạnh vào hiển thị độ tinh khiết của viên kim cương.
– Asscher
Kiểu cắt Asscher khá giống với kiểu cắt emerald, chỉ khác là kiểu cắt này ở dạng hình vuông.
– Marquise
Kiểu cắt marquise (hình hạt thóc) có thể giúp tăng tối đa trọng lượng của viên kim cương, khiến cho bạn có cảm giác viên kim cương trông lớn hơn.
– Oval
Kim cương hình oval là một kiểu cắt phát triển từ kiểu cắt hình tròn và nó cũng có tạo được vẻ đẹp ấn tượng như cách cắt hình tròn.
– Radiant
Điểm khác biệt của kim cương hình Radiant là được cắt dưới dạng hình vuông hoặc chữ nhật nhưng các góc được cắt chứ không nhọn như princess.
– Pear
Kiểu cắt có tên gọi hình trái lê (hay giọt lệ) vì hình dang bên ngoài của nó: 1 điểm đỉnh và tròn thuôn ở phần cuối.

– Heart
Kiểu cắt hình trái tim là nỗ lực của các nghệ nhân để biến biểu tượng tình yêu thành biểu tượng vĩnh cửu.

– Cushion
Kiểu cắt này đã phổ biến trong hơn một thế kỷ với hình dạng kiểu hình vuông và hình chữ nhật nhưng tròn ở các góc.

Ngoài ra, còn một số kiểu cắt kim cương khác như Trillion (hình tam giác), Rose (hình hoa hồng), Mixed (kiểu hỗn hợp)…

Trọng lượng viên kim cương

Carat là đơn vị đo trọng lượng của một viên kim cương. Một đơn vị “carat” tương ứng với 200 miligam. Nếu mọi yếu tố khác là giống nhau, giá của kim cương tăng lên cùng với trọng lượng viên, viên kim cương lớn hơn thì có độ hiếm hơn và được yêu thích nhiều hơn. Tuy nhiên,hai viên kim cương trọng lượng carat tương đương có thế giá trị rất khác nhau tùy thuộc vào ba yếu tố khác của 4C: độ tinh khiết, màu sắc và giác cắt.

Màu sắc viên kim cương 

Kim cương có màu bao gồm kim cương màu vàng, màu nâu, màu xám có tông màu tối hơn và (hoặc) độ bão hoà màu cao hơn so với màu “Z” và tất cả kim cương có màu tự nhiên khác. Color trong tiêu chuẩn 4Cs là tiêu chí đánh giá mức độ trắng của một viên kim cương (ở Việt Nam còn được gọi là nước kim cương).

Độ tinh khiết của kim cương

Độ tinh khiết của kim cương hay còn gọi lại độ trong / độ sạch là một thước đo định tính đánh giá hình thức bên ngoài của mỗi viên kim cương. Kim cương càng có ít tạp chất và khuyết điểm thì độ tinh khiết càng cao. Mặc dù độ tinh khiết có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá trị của một viên kim cương, nhưng những đặc điểm  không hoàn hảo về yếu tố này không thể nhận biết bằng mắt thường.

Độ tinh khiết của kim cương

Trong tiêu chuẩn 4C, độ tinh khiết của kim cương và màu sắc là hai yếu tố hàng đầu để đánh giá chất lượng viên kim cương, sau đó đến yếu tố vết cắt và trọng lượng carat.

Giác cắt của viên kim cương

Giác cắt kim cương quan trọng nhất bởi lẽ nó là yếu tố quyết định độ phản chiếu ánh sáng của kim cương, độ lấp lánh và tỏa sáng của viên kim cương có cao hay không sẽ phụ thuộc vào giác cắt kim cương. Nếu một viên kim cương có nước màu (color) đẹp và độ tinh khiết (clarity) cao nhưng giác cắt kim cương không tốt thì vẻ đẹp của kim cương vẫn sẽ bị hạn chế do sự phản xạ ánh sáng kém.

Lựa chọn địa chỉ, thương hiệu uy tín

Khi chọn mua bạn cần quan sát kỹ càng xem nơi cung cấp trang sức có kèm theo đầy đủ giấy tờ chứng nhận sản phẩm, giấy bảo hành… hay không. Nếu có giấy kiểm định hãy xem xem chúng được kiểm định bởi tổ chức nào, có uy tín và danh tiếng hay không.

Bên cạnh đó bạn còn cần lưu ý về giấy tờ kiểm định kim cương – điều quan trọng để chứng thực kim cương mà không phải ai chơi kim cương cũng biết. Những mẫu trang sức gắn kim cương cỡ lớn từ 3.5 ly trở nên thì mới có giấy chứng nhận đi kèm, những loại kim cương nhỏ hơn thì không.

Lưu ý về giấy tờ kiểm định

Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn xác định nguồn gốc và giá trị của viên kim cương. Dựa vào giấy chứng nhận này, bạn sẽ biết được các thông số của viên kim cương như kích thước, trọng lượng, màu sắc, độ trong, độ bóng, mức độ đối xứng v.v… Giấy chứng nhận kim cương thường được cấp bởi Gemological Institute of America (GIA) và American Gem Society Laboratories (AGSL), đây là hai phòng thí nghiệm uy tín nhất trong ngành công nghiệp kim cương. Kim cương có giấy chứng nhận tất nhiên sẽ có giá cao hơn những viên không rõ nguồn gốc.