Những điều cấm kị của văn hóa Trung Quốc

Những điều cấm kị của văn hóa Trung Quốc. Chúng ta biết đến Trung Quốc – là một đất nước có nét đẹp văn hóa cả thế giới đáng ngưỡng mộ. Nhưng ở đâu cũng vậy, bất kì ở quốc gia nào đều có những điều cấm kỵ riêng và Trung Quốc cũng không hề ngoại lệ.

Thời gian vừa rồi, Chính phủ Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ tin tức lan truyền trên Internet và các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, có cả những điều cấm kỵ “xưa nay hiếm” vẫn được áp dụng, trang tin Listverse.com (LC) của Anh đầu tháng 7/2018. Những ai đang có dự định đi du lịch hay du học Trung Quốc cũng nên đọc qua một chút bài này để hiểu hơn về đất nước trung Quốc nhé.

1. Livestreaming

Livestreaming đã bị cấm tại Trung Quốc

Trung Quốc không cho phép phát trực tiếp (Livestreaming) bởi nó không thể kiểm duyệt được các nội dung trực tuyến. Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính phủ đưa ra mà họ nói, việc cấm là cần thiết để làm sạch Internet Trung Quốc. Lệnh cấm đã được ban hành vào tháng 6 năm 2017 và nhắm vào Sina Weibo, tương đương với Twitter của Trung Quốc, và Ifeng và AcFun, hai trang web chia sẻ video tương tự như YouTube.

Phát trực tiếp đã trở nên phổ biến tại thời điểm cấm và liên quan đến các công nghệ mới mà chính phủ không thể sử dụng để kiểm duyệt được. Ví dụ, trong năm 2016, Ifeng đã đưa tin sống động cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, một cái gì đó mà ở Trung Quốc không được phép. Vì vậy, Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm lại vừa kiểm duyệt.

Theo định nghĩa của Bách khoa thư mở Wikipedia, Live streaming hay streaming trực tiếp là một thuật ngữ nói về phần nội dung được truyền tải trực tiếp qua Internet, đòi hỏi phải có một thiết bị truyền thông xác định (ví dụ như máy quay video, hệ thống trao đổi âm thanh, phần mềm chụp màn hình), một bộ mã hóa để số hóa nội dung, một nhà xuất bản truyền thông và một mạng lưới phân phối nội dung để phân phối và cung cấp nội dung..

2. Winnie-The-Pooh

Chính phủ Trung Quốc đã cấm Winnie-the-Pooh sau khi nghe đồn người dân đã so sánh nhân vật hư cấu trong Winnie-The-Pooh với Chủ tịch Tập Cận Bình. Do kiểm duyệt Internet, công dân Trung Quốc không thể sử dụng một số từ trên Internet nên họ thường tìm cách sáng tạo để vượt qua kiểm duyệt và sử dụng những từ này. Một phương pháp phổ biến là sử dụng các từ hoặc ký tự khác nhau để nói về những yếu nhân như Pooh được dùng để ám chỉ ông Tập Cận Bình.

Khi một bức ảnh của Tập Cận Bình bắt tay thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được lan truyền trên Internet, người Trung Quốc đã tạo ta hình ảnh Pooh bắt tay với Eeyore (con lừa)…. Đây không phải là lần đầu hình ảnh Pooh bị cấm trên Internet mà trước đó, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị đại hội thì Winnie-The-Pooh cũng bị cấm để không còn xuất hiện trên Interrnet nữa.

Winnie-the-Pooh, hay gấu Pooh là một chú gấu hư cấu – nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn A. A. Milne. Câu chuyện đầu tiên về chú gấu này là cuốn Winnie-the-Pooh và cuốn tiếp theo là The House at Pooh Corner.

3. Chữ “N”

“N” là chữ cái thứ 14 vô tội trong bảng chữ cái tiếng Anh, nạn nhân không may mắn nằm trong danh sách kiểm duyệt của Trung Quốc. Lệnh cấm được đưa ra sau khi Trung Quốc tuyên bố kế hoạch xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ chủ tịch nước. Trong toán học, người Trung Quốc sử dụng chữ “n” giống như cách chúng ta sử dụng chữ “x”.

Vì vậy, “n” là viết tắt của không biết hoặc vô cùng. Người Trung Quốc đã sử dụng chữ này để biểu thị số năm mà Tập Cận Bình sẽ nắm quyền. Tuy nhiên, chính phủ đã nhận thấy chữ “n” còn có nhiều cách sử dụng, nó thực sự vô tội, nên cuối cùng đã gỡ bỏ lệnh cấm sau 1 ngày được ban hành.

4. ‘Tôi không đồng ý’

Vào tháng 3 năm 2018, Quốc vụ viện CHND Trung Hoa (tức Quốc hội) đã bỏ phiếu để xóa bỏ quy định hai nhiệm kỳ 5 năm của chủ tịch nước. Đây được cho là bước đầu tiên trong nỗ lực thống trị đất nước của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chính phủ đã đảm nhận toàn bộ công tác chuẩn bị để không có bất kỳ sửa đổi nào có thể được đưa ra hai tuần trước khi quốc hội được nhóm họp. Điều này đã gây sự phản đối trong nhân dân về việc sửa đổi hiến pháp.

Nhiều người so sánh việc làm này của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên, sử dụng cụm từ “Tôi không đồng ý” để thể hiện sự phản đối của họ. Ngay lập tức chính phủ cấm cụm từ này và những người dùng Internet có các bài đăng có cụm từ “Tôi không đồng ý” đã nhận được thông báo lỗi. Chưa hết, ngoài “Tôi không đồng ý”, chính phủ còn cấm cả cụm từ khác như “di cư”, “lên chức”, “quy tắc lâu dài”, “hoàng đế vạn tuế” và “Animal Farm”. Animal Farm là tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của George Orwell, còn từ “lên chức” hay “lên máy bay” tương tự như cụm từ tiếng Hoa, có nghĩa “lên ngôi”, ý nói Tập Cận Bình làm mọi cách để trở thành vua.

5. Trò chơi chữ

Không có ý định chơi chữ, nhưng trò chơi chữ lại bị cấm trên Internet và câc phương tiện truyền thông đại chúng ở Trung Quốc. Bởi đây là nơi xuất hiện các từ, ký tự, cụm từ và thành ngữ của Trung Quốc thường được dùng với nhiều ngữ nghĩa khác nhau.

Chính phủ tuyên bố, lệnh cấm là cần thiết bởi các trò chơi làm xói mòn văn hóa Trung Quốc và có thể gây hiểu lầm cho người dân (đặc biệt là trẻ em) hoặc gây ra cái gọi là “hỗn loạn văn hóa và ngôn ngữ”.

Nguồn: DUY HÙNG (Theo Listverse.com- 7/2018)

Những điều cấm kị của văn hóa Trung Quốc

Ngoài những thông tin trên, dưới đây mình xin chia sẻ một chút về những điều cấm kị của văn hóa Trung Quốc để các bạn biết nhiều hơn về đặc trưng văn hóa nơi đây, để có cách ứng xử cho thật phù hợp. Thuộc lòng những điều này thì bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về chuyến du học hay chuyến du lịch sắp tới của bạn nữa.

+ Không gội đầu vào ngày đầu năm mới: ngày tết đối với người Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đặc biệt, thế nên ngày này rất được chú ý và ngày đầu năm mới lại càng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc hơn với những điều cấm kỵ buộc người ta phải tuân theo. Việc cấm gội đầu vào năm mới được cho là hành động kiêng kị, bởi tiếng Trung Quốc từ “tóc” là “phát”, cùng âm đọc với “phát tài”. Nếu gội đầu sẽ bị cho là “gội sạch tiền tài”, gột sạch hết may mắn của mình. Điều cấm kỵ này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đất nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

+ Không cắm đũa vào bát cơm: đây là điều cấm kỵ tuyệt đối mà bạn phải hết sức chú ý khi đến đây, việc cắm đũa vào bát cơm là nghi thức trong tang lễ như kiểu cơm cúng cho người đã khuất. Ngoài Trung Quốc, nhiều quốc gia khác ở Châu Á cũng kiêng khem vấn đề này.

+ Không tip tiền: không giống như những nước phương Tây, văn hóa Trung Quốc không sử dụng tiền tip, nếu bạn vẫn cố tình làm điều này khi ở Trung Quốc thì được xem như một hành động thất lễ đấy!

+ Không chỉ tay vào người khác: việc chỉ tay vào người khác bị cho là thô lỗ và không tôn trọng người đối diện.

+ Không đội mũ màu xanh lá cây: sở dĩ có phong tục này bởi chữ “đội mũ xanh” phát âm giống chữ “cắm sừng” nên người dân quốc gia này kiêng. Thậm chí, việc tặng mũ cũng bị xem là điều cấm kỵ ở Trung Quốc. Bởi theo nghi thức tang lễ của người Trung Quốc, mọi người sẽ mặc áo trắng và đội mũ chóp nhọn. Vì vậy tặng mũ là biểu thị cho điềm xui xẻo.

+ Không tặng ô: Ô trong tiếng Quảng Đông phát âm giống từ “chia xa”. Vì thế, việc tặng ô sẽ khiến nhiều người hiểu lầm là mình không muốn gặp lại họ nữa. Đặc biệt đây là món quà kiêng kị với các đôi tình nhân.

Tags: