Độ tuổi nào phù hợp đi du học nhất?

Hiện nay du học đã trở thành lựa chọn của nhiều phụ huynh và học sinh bởi nhiều ưu điểm. Khi nào là thời gian tốt nhất để học ở nước ngoài? Hay Ở độ tuổi nào nên bắt đầu đi du học? Là những câu hỏi được các bậc phụ huynh chú ý rất nhiều. Cùng cafeduhoc tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Độ tuổi nào phù hợp đi du học nhất?

Những yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn độ tuổi du học

Có rất nhiều yếu tố chi phối việc lựa chọn độ tuổi du học, tuy nhiên, VinEdu sẽ chỉ ra cho bạn 4 yếu tố chính mà bạn cần xem xét, đó là:

Điều kiện tài chính

Đối với du học, thời gian bạn ở nước ngoài càng dài thì chi phí càng lớn. Do vậy, xem xét thật kỹ trước khi quyết định độ tuổi du học.

Năng lực học

Có điều kiện tiên quyết nào bạn nên hoàn thành trước khi ra nước ngoài không? Nó có tương đương với bất kỳ yêu cầu khóa học mà bạn chưa thực hiện? Hãy gặp một cố vấn và thảo luận về tất cả các khóa học bạn cần.

Những yếu tố ảnh hưởng tới lựa chọn độ tuổi du học

Điều kiện đầu vào

Mỗi một độ tuổi du học, mỗi một quốc gia du học sẽ có những yêu cầu về học vấn khác nhau, nếu như chưa chuẩn bị kỹ càng vấn đề này, hãy cân nhắc du học ở độ tuổi lớn hơn và lên kế hoạch chi tiết để thực hiện điều đó.

Bản thân đã sẵn sàng cho cuộc sống tự lập

Nếu bạn muốn đi du học thì không có độ tuổi nào là quá trễ nhưng nếu bạn không muốn thì tuổi nào cũng là quá sớm. Bạn cần thực sự hiểu bản thân mình để đưa ra quyết định.

Nên đi du học khi nào? Thời điểm thích hợp nhất để đi du học

Tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi)

– Ưu điểm:

Có rất nhiều phụ huynh muốn cho con mình đi du học vào độ tuổi này vì hi vọng con mình sẽ làm quen với hệ thống giáo dục quốc tế ngay từ đầu để tập quen dần. Trên thế giới hiện nay, nền giáo dục tiểu học, đặc biệt là các nước phương Tây rất tốt, họ đặc biệt chú trọng vào việc phát triển nhân cách của trẻ hơn là kết quả học tập. Do đó, trẻ ở những nền giáo dục như thế này có tâm lý rất thoải mái, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển sau này.

– Nhược điểm:

  • Một số phụ huynh vì quá nôn nóng vì những lợi ích mà hệ thống giáo dục quốc tế mang lại mà quên rằng thực tế, nếu bé không phải là công dân nước đó thì rất khó để được vào trường công lập. Trường tư tại một số nước sẽ không được hỗ trợ của chính phủ, do đó, học phí sẽ rất cao. Bên cạnh đó, những chi phí sinh hoạt sẽ phát sinh thêm rất nhiều nếu bé học tại những thành phố lớn.
  • Tuy nhiên, nếu bạn gửi bé cho họ hàng, người thân để tiết kiệm chi phí thì hoàn toàn không nên. Ở độ tuổi này, bé nên nhận được sự yêu thương của cha, mẹ. Vì thế, việc tự lập khi còn quá nhỏ sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm lý của bé sau này.

Trung học cơ sở, trung học phổ thông (từ 11 đến 18 tuổi)

– Ưu điểm:

  • Sẽ dễ dàng thích nghi với văn hoá của người bản địa cũng như học tiếng Anh tốt hơn. Tuổi càng trẻ thì khả năng học ngoại ngữ càng cao.
  • Giúp trẻ tự lập và bản lĩnh hơn. Học sinh ở độ tuổi này thường vẫn được sống trong sự bao bọc của gia đình nên khi đến một đất nước khác, mức độ tự lập của bản thân sẽ phải thay đổi.
  • Điều kiện du học dễ dàng. Visa sẽ được cấp khá dễ dàng chỉ cần phụ huynh chứng minh được tình trạng sức khoẻ của bé và tài chính của gia đình. Các bé cũng không cần các chứng chỉ ngôn ngữ hoặc nếu có thì cũng không quá khắt khe.
  • Được định hướng nghề nghiệp ở các chương trình giảng dạy. Việc hướng nghiệp cho học sinh ở hệ thống giáo dục nước ngoài sẽ được kéo dài từ cấp 2 cho đến hết cấp 3. Bên cạnh những buổi tư vấn chuyên môn, nhà trường và chính phủ còn tạo rất nhiều điều kiện cho các em bằng việc thành lập những câu lạc bộ, hội và các tổ chức hướng nghiệp.  Nhờ vậy, học sinh nước ngoài có khả năng định hướng nghề rất tốt.
Nên đi du học khi nào? Thời điểm thích hợp nhất để đi du học

– Nhược điểm:

  • Dễ bị “sốc văn hóa” trong thời gian đầu mới sang học tập nước ngoài.
  • Khi về Việt Nam, sẽ rất khó để du học sinh hòa nhập lại với môi trường học tập và làm việc khi đã quá quen thuộc với phong cách và lối sống phương Tây.

Cao đẳng, Đại học (từ 18 tuổi trở lên)

– Ưu điểm:

Đây là độ tuổi được xem là trưởng thành ở Việt Nam. Khi cho các bạn trẻ đi du học ở độ tuổi này, cha mẹ có thể yên tâm về việc tự lập của các bạn. Bên cạnh đó, hệ thống Cao đẳng, Đại học ở nước ngoài còn rất hiện đại, chú trọng vào việc thực hành hơn lý thuyết. Không những thế, nếu các bạn có học lực khá, giỏi và tiếng Anh tốt, các bạn có thể được nhận vào trường công và sở hữu nhiều học bổng.

– Nhược điểm:

  • Yêu cầu nhiều về điều kiện đi du học (tiếng Anh đầu vào để học đòi hỏi từ IELTS 6.0 đến 6.5).
  • Đòi hỏi tính tự lập cao. Sinh viên ở độ tuổi này khi đi du học sẽ không cần đến người giám hộ như học sinh bậc trung học nhưng lại chưa đủ chín chắn, trưởng thành như sinh viên sau Đại học. Vì vậy, các bạn phải chuẩn bị tâm lý và kỹ năng thật tốt để tự lo cho bản thân mình và đảm bảo việc học tập.