Hướng dẫn cách viết Study Plan xin học bổng mới nhất 2020

Hướng dẫn cách viết Study Plan xin học bổng mới nhất 2020. Chính phủ Đài Loan hàng năm cung cấp hàng trăm suất học bổng cho chương trình đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Song song đó, các trường đại học công lập và tư thục đều có chương trình học bổng từ 30 – 50 – 100% học phí cho sinh viên quốc tế có học lực khá giỏi. Có một số trường hỗ trợ cả tiền nhà ở.

Tuy nhiên, mỗi năm các trường đại học Đài loan nhận được hàng ngàn hồ sơ apply học bổng từ các sinh viên quốc tế, và họ cũng có thành tích học tập từ giỏi đến xuất sắc. Vậy làm thế nào để có thể cạnh tranh giành học bổng đây?

Hướng dẫn cách viết Study Plan xin học bổng mới nhất 2020
Hướng dẫn cách viết Study Plan xin học bổng mới nhất 2020

Gian đoạn 1: Lập kế hoạch viết Study Plan

Trước khi đặt bút viết một Study Plan, bạn nên dành chút thời gian tìm hiểu về nội dung và hình thức của Study Plan. Bạn cũng phải tìm hiểu về Đài Loan và các trường đại học mình nhắm đến.

Study Plan đáng để bạn dành thời gian và công sức bên cạnh GPA và trình độ ngôn ngữ. Study Plan là yếu tố quan trọng giúp nhà trường thấy được định hướng tương lai, con người bạn cũng như xác định bạn có thực sự nghiêm túc và hứng thú với ngành học và tương lai của bạn hay không.

Xác định mong muốn của bản thân

Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bạn muốn gì và cần làm gì? Xác định xem mình có thực sự mong muốn học ở Đài Loan hay không? Liệt kê tất cả điểm yếu điểm mạnh của mình, mong muốn của bạn đối với trường mà bạn dự định theo học,…

Một số gợi ý câu hỏi bạn có thể tham khảo

Tại sao lại quyết định học tập tại Đài Loan? Điều gì ở Đài Loan mà bạn đặc biệt bạn yêu thích? Hoặc bạn có mối liên hệ đặc biệt nào với Đài Loan không?

Nguyện vọng về trường và ngành học

– Ngành học mà bạn cảm thấy yêu thích và muốn theo đuổi sự nghiệp với nó. Cụ thể hơn, bạn có thể nêu rõ định hướng của mình trong ngành đó.

– Tại sao lại là trường đó mà không phải là các trường cùng Top khác tại Đài Loan? Điều gì ở trường đó hấp dẫn bạn? (có thể là về môi trường học, tính quốc tế, chương trình học, cơ hội phát triển,…).

Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của bạn là gì?

– Mục tiêu ngắn hạn, dài hạn của bạn là gì? Vì sao bạn cho rằng chương trình và môi trường ở trường đó sẽ giúp ích bạn sau này? Cụ thể, có thể là kế hoạch học tập trong thời gian học tập ở trường và sau khi tốt nghiệp.

– Điều gì khiến bạn nổi bật hơn các ứng viên khác? Yếu tố nào khiến trường lựa chọn bạn? (Có thể nêu điểm mạnh của mình…).

Giai đoạn 2: Viết bản nháp

Sau khi đã hoàn thiện giai đoạn 1, lúc này bạn có thể tự tin viết bản draft cho Study Plan của mình.

Về hình thức

Một Study Plan gây ấn tượng không được quá dài hoặc quá ngắn, mà phải dễ hiểu và súc tích. Dung lượng tối ưu của 1 Study Plan tầm 1000 chữ (~ 2 trang A4). Để đạt được độ súc tích của, bạn phải biết chọn lọc thông tin. Bạn nên cân nhắc những yếu tố nào liên quan đến trường và ngành học giúp bạn có thể ghi điểm. Sau đó trình bày lại vào bản draft của Study Plan.

Về mặt nội dung

Thông thường một Study Plan thường có những mục nhỏ sau:

1/ Phần mô tả bản thân (Background)

Phần giới thiệu bản thân được ví như phần mở bài của Study Plan. Nó là một phần quyết định Study Plan của bạn có gây hứng thú cho trường bạn apply hay không.

Với những trường yêu cầu cả Autobiography, trong phần giới thiệu bản thân, bạn không nên viết quá nhiều về thông tin cá nhân, vì đã có sẵn trong phần Autobiography. Ngược lại, với những trường chỉ yêu cầu Study Plan (mà không yêu cầu Autobiography), bạn nên dành chút thời gian giới thiệu bản thân. Bạn cần nêu những đặc điểm nổi bật của mình bằng cách giới thiệu trực tiếp hoặc liên tưởng đến trải nghiệm thực tế của bản thân. Đó sẽ là điểm cộng so với các thí sinh khác.

2/ Phần thân bài

Mục đích chính của Study Plan chính là phần thân bài. Nó thể hiện rõ thái độ của bạn đối với việc học tập tại trường bạn đang apply và Đài Loan cũng như những dự định và định hướng của bạn trong quá trình và sau khi kết thúc học tập ở đây. Ở những phần này bạn nên nêu chi tiết, cụ thể và không nên nói quá chung chung.

Việc nói chung chung sẽ gây nhàm chán cho nhà tuyển chọn bởi có hàng trăm hồ sơ đều chung một kiểu như vậy. Thay vào đó, bạn nên cụ thể hóa kế hoạch học tập bằng những con số như đạt điểm A, hoặc trong quá trình học tập có thể lên kế hoạch đi thực tập để bổ sung kiến thức,…

Phần thân bài bạn nên đưa ra một số thông tin bạn đã chuẩn bị ở phần Giai đoạn 1 như:

Tại sao là Đài Loan?

Tại sao lại là trường bạn đang apply?

Kế hoạch ngắn hạn, dài hạn – To do list (trong khoảng thời gian học tập và làm việc tại Đài Loan)

3/ Phần kết bài: Đưa ra mong muốn cuối cùng của bản thân

Chia sẻ về những điều mà bạn mong muốn khi học tại trường bạn apply.

Tags: