Học sinh cấp 3 cần chuẩn bị gì để đi du học?

Có thể nói, khoảng thời gian c3 là khoảng thời gian quan trọng quyết định tương lai phía trước của các em. Với những em muốn đi du học thì câu hỏi thắc mắc lớn nhất có lẽ là học sinh cấp 3 cần chuẩn bị gì để đi du học? Bài viết là lời chia sẻ của một cựu du học sinh có nhiều kinh nghiệm và thành công. Mong những thông tin của anh sẽ giúp cho các em phần nào.
Vậy, để trả lời câu hỏi trên, mời các em và phụ huynh đón đọc bài viết dưới đây.

Lời chia sẻ:

Lớp 11 là 1 ngưỡng cửa đẹp trong cuộc đời học sinh. Khi đó, các em đã quen hết bạn bè, quen trường quen lớp. Vì vậy việc em chuẩn bị đi du học có lẽ là sự trưởng thành sớm, rất tốt.

BƯỚC 1:

Em nên tìm hiểu xem mình hợp và định chọn ngành gì. Điều đó có lẽ còn quan trọng hơn việc em chọn được trường gì tốt, chọn được nước nào đi du học. Không thể bắt cá đi bộ trên phố Huế được, hay bắt con mèo bơi giữa Hồ Gươm. Em chọn sai ngành, sai nghề thì hỏng cả một tương lai phía trước. Với vấn đề này, tôi khuyên các em nên lên google làm các bài test về tính cách và nghề nghiệp(hoàn toàn free), và các em sẽ nhận được những tư vấn về nhóm ngành phù hợp. Khi đó, có thể liên lạc với tôi để tìm và tư vấn ngành nào trong nhóm đó sẽ “hot”, có triển vọng nghề nghiệp cao ở Việt Nam hay nước ngoài,…

BƯỚC 2:

Sau khi tìm được ngành nghề mục tiêu, tiếp theo các bạn nên cân nhắc về vấn đề tiếng Anh. Ở đây tôi xin không để cập đến các ngôn ngữ khác mà đề cập đến tiếng Anh vì thực sự du học các nước nói tiếng Anh phổ biển hơn và tôi cũng không có kinh nghiệm với các ngôn ngữ khác. Khi đó, nếu vốn tiếng Anh bạn khá, bạn nên chọn học IELTS hoặc TOELF vì đó là nơi chúng ta có thể rèn được 4 kĩ năng nghe-nói-đọc-viết. Thường thì các bạn ấy chọn học IELTS vì có phần dễ thở hơn và IELTS cũng đã được chấp nhận trên rất nhiều trường ở Mỹ. Các bạn có thể chọn các trung tâm tiếng Anh, chọn tự học ở trên Google. Nhưng theo kinh nghiệm của tôi, các bạn nên đi học 1 khoá ngoài trước để hiểu bản chất của IELTS, sau đó việc tự học sẽ dễ dàng hơn.

Lời chia sẻ:

BƯỚC 3:

Tìm kiếm đất nước Du học
Cái này cũng quan trọng không kém so với việc bạn chọn ngành. Bởi vì mỗi nước đều có một nền văn hoá và lối sống riêng. Chọn sai nước cũng dễ gây chán và học tập không tốt. Tôi xin liệt kê 1 số ví dụ:
Anh Quốc: Giáo dục của Anh thiên về nghiên cứu học thuật. Người Anh khá bảo thủ(các bạn có thể lấy ví dụ về ngôn ngữ Anh-Anh, Anh-Mỹ, một số từ người Mỹ tối giản hoá nhưng người Anh vẫn chọn cách viết cũ). Ngoài ra, ở Anh các thành phố cũng khá thanh bình, người dân sống hiền hoà, nhưng cũng có những thành phố nhộn nhịp bận rộn như London.
Mỹ: Có rất nhiều bạn nghĩ rằng ở Mỹ khá nhộn nhịp, nhưng thực chất chỉ những thành phố lớn như New York, California, san francisco, Chicago,… Còn lại ở Mỹ đồi núi rất nhiều, có những trường chỉ có 13 Học sinh!! Vì vậy rất nhiều bạn nhầm tưởng cứ ở Mỹ là đầy đủ, là sướng thì thật sai lầm. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ về bang mình sẽ muốn theo học và nơi mình học ở rural hay urban để phù hợp với tính cách của bản thân.
Singapore: Một đất nước mang nhiều tính Á Đông với hầu hết dân cư là người Hoa và Ấn Độ gốc. Singapore có nền GD tốt, nếu các bạn được học trường ĐH công lập của Singapore như NUS, NTU, SMU thì thực sự rất tuyệt vời. NUS và NTU nằm trong top 100 trường xuất sắc nhất thế giới. Còn các trường tư, các bạn để ý để chứng chỉ Edutrust – Chứng chỉ Edutrust là chứng chỉ do Hội đồng giáo dục tư nhân cấp cho các Trường, các tổ chức giáo dục tư nhân có đủ điều kiện tuyển sinh sinh viên Quốc tế. Các trường đạt Edutrust Star và Edutrust là những trường có sự giáo dục chất lượng và đạt được các thành tích đáng khen ngợi. Tuy nhiên, Singapore vẫn là châu Á, và bạn vẫn phải học tập trong môi trường châu Á.

BƯỚC 4: Chọn bậc học du học

Sau khi đạt đến bước này, các bạn có 2 lựa chọn: Du học bậc ĐH, bậc dự bị ĐH và bậc THPT. Tôi sẽ nêu lên những điểm quan trọng:
Bậc ĐH: Bạn sẽ vào thẳng trường ĐH để học. Thường thì yêu cầu của trường cũng phải cao để bạn có thể được chấp nhận vào trường: GPA 8.0, IELTS 6.0 và phỏng vấn. Các trường hợp còn lại sẽ xét hồ sơ để quyết định sẽ nhận bạn vào trường không. Cách này tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho HS hơn.
Bậc dự bị ĐH: Nếu không đủ điều kiện học thẳng ĐH, bạn phải học dự bị ĐH. Ngoài ra, nếu bạn muốn học những trường có bậc rank cao thì bắt buộc phải học dự bị ĐH, ví dụ như University of Manchester, top 10 Anh Quốc, SV Việt Nam bắt buộc phải học dự bị ĐH. Ưu điểm của chương trình này là bạn sẽ có thời gian trau dồi kiến thức và các kĩ năng cần thiết trước khi học chính, giúp bạn học tập tốt hơn rất nhiều so với các bạn học thẳng ĐH. Thường thì các bạn nên học dự bị thì tốt hơn.
Bậc THPT: Đây là bậc học tôi recommend các bạn vào nhất nếu có điều kiện. Học bậc THPT, bạn sẽ có cơ hội được cọ xát với môi trường nước ngoài nhiều hơn, có khả năng học tập và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Đặc biệt, khi các bạn hoàn thành THPT, các bạn phải thi chứng chỉ cấp 3 tại nước ngoài, ví dụ như SAT và A-level. Việc các bạn được học và thi như vậy sẽ rất dễ để xin học bổng, thậm chí học bổng 100% đến toàn phần. Các nhà tuyển sinh thực sự thích những học sinh cấp 3 học tại nước họ và sẵn sàng trao học bổng vì học sinh cấp 3 đang hoàn thành mindset bản thân, và bạn có mindset của nước họ cũng đồng thời bạn sẽ có triển vọng cao hơn đóng góp cho nhà trường và xã hội của họ. Ngoài ra, học bổng cho hệ THPT đang rất cao, lên đến toàn phần vì hiện tại các nước như Mỹ, Anh đang đẩy mạnh hệ THPT và trao nhiều suất học bổng có giá trị để thu hút HS từ bên ngoài.

Trang bị kỹ năng cần thiết cho học sinh

Với mong muốn con em mình có tương lai tốt đẹp hơn, không ít phụ huynh lựa chọn cho con du học cấp 3 khi con 15-16 tuổi. Đối với việc du học trước tuổi 18, khả năng tự lập, sống xa nhà của học sinh là vấn đề khiến phụ huynh lo lắng nhất. Ở lứa tuổi vị thành niên, các em đang sống trong sự bao bọc của gia đình nên khi một mình ở môi trường mới, rất có thể các em sẽ phải chịu nhiều áp lực tâm lý.

Trang bị kỹ năng cần thiết cho học sinh

Nhiều vấn đề khi du học cấp 3 có thể xảy ra với các em như không theo kịp chương trình, dễ buông thả bản thân khi không có sự quản lý của bố mẹ hay không có ai để trò chuyện, chia sẻ dẫn đến trầm cảm.

Do vậy, trước khi quyết định cho con đi du học, cha mẹ hãy chắc chắn rằng con em mình đã được trang bị một số kỹ năng cần thiết như: tự chăm sóc bản thân, tự ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người…

Lưu ý

Bạn không thể tìm thấy bất cứ thứ gì nếu bạn không biết mình đang tìm kiếm gì. Bạn không thể nghiên cứu tất cả các trường trên thế giới. Bạn cần bắt đầu bằng cách thiết lập các tiêu chí để giới hạn tìm kiếm của mình để có thể tạo một danh sách rút gọn về các trường phù hợp với tiêu chí của bạn.

Nếu bạn không biết mình muốn học ở đâu, bạn có thể cân nhắc những điều sau: Ngôn ngữ học là gì? Học phí bao nhiêu? Bạn thích học ở thành phổ lớn hay nhỏ, khí hậu như thế nào? Quốc gia nào có danh tiếng tốt về chủ đề bạn muốn học?

Tiếp theo, hãy xác định xem bạn muốn học môn gì? Việc này có ảnh hưởng lớn đến việc chọn trường của bạn. Nếu bạn quan tâm đến Y học, bạn muốn đăng ký vào một trường y khoa và nếu bạn theo học Thiết kế, bạn muốn vào một trường Thiết kế. Nói tóm lại, có 3 điều chủ yếu mà bạn nên xem xét: Bạn giỏi lĩnh vực nào? Đam mêm của bạn là gì? Nhu cầu của thị trường việc làm có quan tâm đến lĩnh vực này?

Cuối cùng, bạn cũng nên xem các đánh giá bên ngoài. Học sinh hiện tại và học sinh cũ nói gì về trường trên các trang như Facebook, Instagram, Google “tên trường + đánh giá”. Bạn có thể học được nhiều điều từ những đánh giá bên ngoài nhưng đừng tin tưởng hoàn toàn vào chúng. Hầu hết mọi người chỉ viết đánh giá khi họ thực sự hài lòng hoặc không hài lòng với một dịch vụ. Và những người từ những nơi khác có xuất thân và kỳ vọng khác nhau. Điều gì khó đối với người khác có thể dễ dàng đối với bạn và ngược lại.

Chúc các em sức khỏe và  thành công !