Làm resume và chuẩn bị professional profile – Phương pháp apply du học Mỹ. Rất nhiều bạn đặt câu hỏi cần chia sẻ về vấn đề này. Mình sẽ nói về vấn đề được hỏi nhiều nhất trước nhé. Đó là chuẩn bị Resume chuẩn bị cho việc apply du học Mỹ.
Công việc này phải chuẩn bị ngay từ lúc sớm. Cụ thể những việc như sau:
Nội dung chính
1 : Làm resume và chuẩn bị professional profile
Chuẩn bị trả lời câu hỏi phỏng vấn.
Mình nói về phần 1 trước: Làm resume và chuẩn bị professional profile
1. Tích lũy kinh nghiệm để xây dựng 1 resume tốt.
• Khi còn là sinh viên, kinh nghiệm nghiệp vụ của bạn sẽ không nhiều. Phần lớn là không có. Vì vậy các bạn có thể tập trung vào hướng khác đó là leadership. Nói cách khác là chứng minh khả năng độc lập phát triển và tự dẫn dắt. Để làm được việc này bạn cần tham gia tích cực những hoạt động hội nhóm, tình nguyện. Tích cực đóng góp để làm rõ vai trò của bạn trong hội.
• Khi đã có nhiều kinh nghiệm hơn qua intership, jobs, research,… bạn cần tập trung viết 1 resume chuyên nghiệp. Điều này rất quan trọng. Nếu bạn giỏi mà người ta không biết, không thấy, thì cũng như không có. Khi bạn apply xin việc, 95% là online, 1% là connection, phần còn lại là đến công ty nộp trực tiếp. Khi nộp online, sẽ có rất nhiều ứng viên apply như bạn. Có phải tất cả đều được rescruiter đọc không? NOOOOO!!! Chỉ có những resume qua được “filtering system“ mới có được “mắt xanh“ tìm đến thôi. Vậy làm sao để vượt qua. Câu trả lới là keywords. Đúng rồi, bạn cần có nhiều keywords, liên quan đến công việc mà bạn ứng tuyển.
• Vậy làm sao để biết nhiều keyword và build resume tốt? Mỗi trường đại học ỡ Mỹ đều có Career Center. Đây là nơi bạn có thể hỏi về những vấn đề làm resume. Nhưng bạn cần phai book hẹn. Và thời gian thì rất hạn chế vì sinh viên rất đông. Một option khác là thuê Professional Resume Writer. Bạn có thể tìm local hoặc lên trang https://fiverr.com để thuê. Mình làm trên này. Những người này đích thực là professional. Họ viết hay khỏi phải bàn. Và quan trọng là họ biết dùng đúng keyword. Tin mình đi, mình bỏ rất nhiều thời gian cho resume, và khi bỏ ra $100 để thuê họ. Kết quả rất khác. Các bạn nên gửi cho họ một resume càng chi tiết càng tốt, dài 3-4 trang cũng không sao. Đằng nào mình cũng phải lọc lại cho những jobs thích hợp.
2. Build professional profile.
Khi bạn nghiêm túc tìm việc, bạn nên trả $25-$30/month cho premium account trên LinkedIn. 1 feature quan trọng của premium là cho phép bạn send message cho người chưa phải là friend. Ohhhhhhhh. Thế nào, nhận ra rồi phải không. Bạn có thể tự do đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, hỏi 1 người có chút liên hệ (cùng trường, cùng quốc gia, cùng ngành, thậm chí cùng câu lạc bộ…) cho biết thêm thông tin, hoặc nhờ họ referral cho bạn. Quan trọng là bạn không cần phải kết nối với họ. Đó là điểm cực kì lợi của premium account. Khi có việc rồi thì cancel thôi. Tháng đầu được free nữa.
Vài dòng chia sẻ, mong các bạn khác chỉ giáo nhiều chiêu hơn cho các bạn cùng hoc hỏi nhé. Lần tới mình sẽ nói về cách apply xin việc, nhanh va hiệu quả.
2 : Phương pháp apply jobs/ internship
Mình sẻ chia sẻ cho mọi người cách mà mình tìm được internship và job, đồng thời chia sẻ luôn câu chuyện của mình. Sau bài này luôn nhé.
Việc chuẩn bị bước 1 là làm resume và build professional profile đã xong( Bây giờ chiến thôi. Cầm đơn xin việc. Khoa từng đề cập là khi xin việc thì 95% là online nhé. Vậy mình sẽ focus vào điểm này.
Xin việc trên online thì có rất nhiều nguồn cho bạn chọn như sau:
– Career Center ở trường
Xem thêm : 10 bí quyết viết luận xin học bổng du học Mỹ
– Job boards: Linked, Monster, Indeed, Glassdoor…
Sẽ có rất nhiều ý kiến khác nhau về tính hiệu quả. Cho nên mình không bàn cái nào tốt nhất, mà tập trung vào “How did Khoa look for jobs?“
Khoa sử dụng combo Monster và LinkedIn. VIệc đầu tiên là tạo account trên Monster, cũng upload resume, profile vào đó. Sau đó, Khoa download app Monster trên phone. App Monster trên phone có những tính nằng rất hay như Search job by location, quick apply… bạn cần chọn location trước, sau đó chọn job mà bạn muốn tìm. App sẽ tìm trên database của Monster và hiện ra những job có liên quan. Việc bạn cần nghiên cứu là ở đâu trên nước Mỹ (Anh, Pháp, Canada, ….) nổi tiếng về lãnh vực của mình. Cái này anh Google trả lời được. Rồi sau đó bạn du lịch qua màn hình nhỏ (nhỏ thiệt đó), và apply job mỗi ngày thôi. Bằng cách này Khoa apply được 20-30 qualified jobs mỗi ngày.
Khi bạn search jobs, sẽ có những job bạn rất ưng ý. Sau khi apply trên Monster, Khoa sẽ lên LinkedIn để search job của công ty đó. Và Khoa sẽ biết ai là người đăng job. Với Premium Account, Khoa có thể In-Mail (cách gọi message của LinkedIn) trực tiếp cho người đăng. Ví dụ như: giới thiệu mình, mình thích hợp với job này như thế nào, vui lòng check profile của mình… Khả năng rất cao là họ sẽ check profile của mình. Nếu họ thích họ sẽ request mình gửi thẳng 1 bản resume tới email của họ. Đó là 1 cách bạn đánh bại “filtering system” để trực tiếp mời recruiter xem resume của bạn.
Bên cạnh đó, trong LinkedIn Khoa sẽ search “people in the company“ để tìm người có điểm chung như là: Việt Nam, tốt nghiệp cùng trường, làm giống vị trí mình muốn ứng tuyển…. Sau đó inmail làm quen họ, và nhờ họ referral mình tới job đó. Bạn nghĩ nhờ người mới quen referral jobs thì ngại quá? Mình cũng vậy, nhưng mình cứ làm. Nếu họ không làm cho mình thì sao, thì mình cũng chẳng mất gì. Nếu được, quá tuyệt vời. Hầu như các công ty đều có tiền thưởng cho người refer, nên thường họ đều vui vẻ làm. Chuyện có thật nhé, không phải lý thuyết đâu.
Giống như công thành trong binh pháp vậy. Có thể đánh chính diện (apply job trên job board, website company), thuyết phục tướng quy hàng (gửi inmail cho người đăng tuyển), đánh từ bên trong (nhờ người quen … chút chút, nói lời hay từ bên trong). Có chắc thắng không? Không, nhưng tỉ lệ sẽ tăng cao.
Với cách làm này, trong khoảng tháng 5/2018 đến 8/2018, Khoa có khoảng 15 interviews, 3 jobs offer.
Câu chuyện Khoa có job như thế nào
Xin chia sẻ 1 câu chuyện của riêng Khoa. Khoa được nhận vào làm 1 công ty đa quốc gia khá lớn gốc Đức. Ông kỹ sư trưởng đã liên lạc trực tiếp Khoa trên LinkedIn vì thấy mình có kinh nghiệm làm việc với 1 phần mềm hiếm có người biết ở Mỹ. Mình học được phần mềm này khi đi thực tập cho 1 công ty Pháp. Họ chỉ giao project và Khoa phải tự tìm tòi 1 phần mềm bất kì có thể làm việc được với thiết bị được giao. Khi chọn phần mềm này, không ai trong công ty có kinh nghiệm. Và mình phải học qua sách, quen với với 1 kỹ sư người Đức qua Skype. Công việc internship này mình có được thông qua offer trực tiếp của chính vợ chồng người chủ công ty.
Khi đó Khoa làm thêm trong nhà hàng Sushi Nhật. Bà vợ là một phụ nữ Hàn Quốc trung niên. Được xem là một vị khách rất khó chịu, và không ai trong nhà hàng thoải mái phục vụ bà. Nhưng Khoa luôn nhã nhặn và lắng nghe để tìm ra bà ấy muốn gì. Thật ra người khó tính rất dễ làm việc vì họ luôn có 1 thoái quen bất biến. Do đó bà ấy rất thích Khoa vì đã biết ý. Khoa luôn chúc mừng mỗi khi có dịp lễ và bà ấy luôn lì xì mình, cho dù là lúc tốt nghiệp, năm mới, hay con được 1 tuổi. Cách đây vài năm, mình cũng lì xì lại con bà ấy trong dịp năm mới như một cách trả lễ. Tuy rằng ngay sau đó, Khoa đã cố tránh mặt ở sau bếp vì ngại bà ấy sẽ lại lì xì, nhưng bà ấy vẫn chờ, nhờ người gọi, và lì xì lại mình $200. Một số tiền khá lớn cho một phục vụ bàn như mình. Đồng thời bà ấy còn giới thiệu với chồng và vào công ty của họ để làm việc.
Cần phải nói thêm, Khoa vào làm nhà hàng sushi này thông qua sự giới thiệu của một người bạn. Đó là một ngày mưa và bạn Khoa gọi nói chỗ này cần người làm, “em thấy anh vui vẻ nhiệt tình, em nghĩ anh rất thích hợp.” Đó là một lời đề nghị hấp dẫn khi mình còn đang bưng phở trong một tiệm ăn Việt. Người bạn này quen trong lớp lịch sử, mình chủ động làm quen và chia sẻ sách học online, và cách thức chuyển lên trường đại học.
Thật sự những điều này nằm ngoài mong đợi. Lúc đó chẳng nghĩ gì hơn là muốn chia sẻ kinh nghiệm mình biết với 1 người bạn mới, hay cố gắng làm 1 vị khách hài lòng với thái độ nhiệt tình.
Cuộc sống đầy những bất ngờ, nhưng cách sống là do mình chọn.
P/S: sorry cho ai đang đọc nhé, dài quá đi.