Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020

Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020. Nói không ngoa khi Study plan là một trong yếu tố quyết định bạn có được trường cấp thư mời, hay Đại sứ quán cấp visa để bạn du học Úc hay không. Ngay sau khi xác định được đất nước mà bạn muốn học tập, chọn được ngành và trường theo học. Việc làm tiếp theo bạn nên chuẩn bị đó chính là viết “Study Plan – Bản kế hoạch học tập” để hoàn thiện bộ hồ sơ du học của mình. Study Plan là một phần rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin visa Canada. Một Study Plan xuất sắc có thể chiếm đến 50% thành công của bộ hồ sơ. Vậy để viết một bản kế hoạch học tập sao cho đầy đủ, thể hiện được nguyện vọng, ước muốn theo học của mình, bạn sẽ phải bắt đầu từ đâu, viết như thế nào?

Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020
Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020

Khái niệm Study Plan là gì?

Hiểu đơn giản thì Study Plan là thư trình bày về kế hoạch học tập trong tương lai với trường và đại sứ quán đất nước mà bạn muốn theo học. Khi đọc Study Plan – họ sẽ biết bạn là ai? Lý do bạn chọn trường, khóa học và đất nước của họ để theo học mà không phải một đất nước khác? Bạn lựa chọn ngành nghề theo học vì lý do gì? Dự định trong tương lai của bạn là gì? Đây cũng chính là yếu tố then chốt giúp cho bộ hồ sơ của bạn thêm đầy đủ, thuyết phục nhà trường và đại sứ quán.

Xem thêm : Study Plan du học là gì? Cách viết Study Plan du học sao cho chuẩn

Về cơ bản, cấu trúc của Study Plan giống như một bức thư trang trọng gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần thân và Phần kết luận.

Cấu trúc của Study Plan

Phần mở đầu:

Bạn sẽ chào hỏi, giới thiệu bạn là ai? Bạn đến từ đâu? Trình độ học vấn của bạn hiện tại như thế nào?

Phần thân:

Đây là phần quan trọng nhất trong một bản Study Plan, bạn phải trình bày và trả lời các câu hỏi sau:

Tại sao bạn muốn chọn đất nước A để du học?

Để trả lời câu hỏi này, bạn phải mô tả lý do bạn lựa chọn đất nước A để học tập. Giải thích tại sao bạn lại chọn học tại đất nước đó. Điều gì khiến đất nước A trở nên đặc biệt với bạn? Liệt kê một số lý do bạn bị thu hút để du học ở đất nước A. Bạn có thể nói về bằng cấp của đất nước đó thì được chấp nhận như thế nào trên Thế Giới.

Mục tiêu học tập của bạn là gì?

Hãy giải thích về mục tiêu học tập của bạn là gì sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hay bạn muốn mở rộng kiến thức của mình với bằng Thạc sĩ hay Sau đại học. Hãy nói về lựa chọn nghề nghiệp mà bạn quan tâm và ngành nghề này sẽ giúp ích bạn như thế nào trong tương lai. Đồng thời, bạn cũng giải thích tại sao việc học tập ở đất nước A này lại giúp ích cho mục tiêu học tập của bạn.

Bạn có tìm hiểu về ngành học/ trường học mà bạn mong muốn ở Việt Nam?

Hãy trình bày trong Study Plan về việc bạn đã tìm hiểu trường học và chương trình học khác ở Việt Nam. Tại Việt Nam cũng có một số chương trình tương tự như tại đất nước bạn mong muốn học tập. Tuy nhiên, bạn phải giải thích lý do bạn vẫn muốn lựa chọn học tập tại đất nước A, đặc biệt bạn nên nói về sự khác biệt giữa nền giáo dục của Việt Nam và đất nước bạn muốn học tập. Điều đó sẽ tăng thêm tính thuyết phục rằng học tập tại đất nước A sẽ thỏa mãn được mục tiêu học tập của bạn.

Chú ý: Bạn nên so sánh một cách khách quan, không nên nói quá về nền giáo dục của đất nước A, hay nói những điều tiêu cực về nền giáo dục của Việt Nam.

Tại sao bạn không theo đuổi một chương trình tương tự ở Việt Nam?

Hãy tìm hiểu về giá trị của hệ thống giáo dục của đất nước bạn chọn, nó được công nhận như thế nào trên Thế Giới. Có thể tại Việt Nam có trường Đại học/ Cao đẳng có chương trình đào tạo như thế nhưng bạn muốn học tại đất nước có nền giáo dục tiên tiến đẳng cấp. Hoặc ngành học mà bạn muốn học tập, tại Việt Nam không có trường Đại học/ Cao đẳng nào đào tạo ngành học đó nên bạn muốn học tập tại đất nước này.

Chương trình học này sẽ nâng cao cơ hội nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam?

Hãy thể hiện trong bản Study Plan về vị trí công việc mà bạn muốn làm tại Việt Nam sau khi học xong chương trình học ở đất nước A. Bạn sẽ có thể có được công việc mong muốn đó nếu như bạn không đi du học không? Việc đi du học tạo tiền đề giúp bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho vị trí công việc sau này? Bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá như thế nào với bằng cấp, kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được khi đi du học. Chỉ khi bạn học tập tại đất nước A bạn mới có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng bạn được tôi luyện để đáp ứng được công việc khi trở về Việt Nam.

Nói về mối quan hệ của bạn với gia đình tại Việt Nam?

Tại sao phải nói về điều này trong bản Study Plan, vì đơn giản bạn hãy cho biết sự gắn kết của bạn với những người thân trong gia đình, với bố mẹ hoặc vợ/ chồng/ con… Để cho họ thấy rằng sau khi kết thúc khóa học bạn sẽ trở về nước.

Hãy nói về khả năng chi trả tài chính của bạn và gia đình?

Trong phần này bạn hãy nêu rõ ai là người chi trả tài chính cho bạn? Công việc của họ là gì? Thu nhập như thế nào, và tài sản hiện có? Hay cho đại sứ quán thấy, gia đình bạn có tài chính ổn định, việc trang trải cho bạn du học hoàn toàn nằm trong khả năng của gia đình. Bạn sẽ không phải lo lắng việc làm thêm kiếm tiền, mà chỉ cần tập trung vào việc học.

Cung cấp chi tiết lịch trình học tập của bạn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khóa học tại các trường học.

Mục đích của phần này là làm sáng tỏ các chương trình bạn sẽ học để đại sứ quán thấy rằng bạn là người có mục đích học tập rất rõ ràng, việc học của bạn liên tục không bị ngắt quãng. Ở đây bạn sẽ viết tất cả các trường khác nhau mà bạn đã tham dự cho đến thời điểm này . Bạn cần phải nêu rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc khóa học. Cung cấp tên đầy đủ và địa chỉ của mỗi trường bạn đã tham dự học. Cũng nêu rõ các chương trình bạn đã hoàn thành nếu bạn đã hoàn thành một khóa học đại học / cao đẳng.

Giải thích nhưng vấn đề khúc mắc, chưa rõ rang trong hồ sơ của bạn?

Nếu Hồ sơ của bạn rất “mượn mà”, kết quả học tập tốt, không có khoảng trống trong quá trình học, chưa bị từ chối visa, hay tài chính đầy đủ rõ ràng, …..đó là một điều rất tốt. Nhưng khi bạn có 1 khúc mắc gì đó trong hồ sơ, hãy dành thời gian giải thích chi tiết về điều đó.

Phần kết luận:

Tại phần này bạn không phải trình bày quá dài dòng, cần tóm tắt lại được mục tiêu học tập và lý do học tại đất nước bạn đã lựa chọn. Đặc biệt, cần cảm ơn người đang đọc Study Plan của bạn, để lại thông tin để người đọc có thể liên lạc được với bạn!

Mẹo giúp bạn viết Study plan chuẩn

Kê khai nền tảng học tập trước đó

  • Nền tảng quá trình học tập trước đó là yếu tố cực kỳ quan trọng, giúp trường học tại Úc và Đại sứ quán đánh giá một cách sơ bộ khả năng học tập của bạn.
  • Nếu bạn du học Úc từ bậc THPT thì trong study plan sẽ cần nêu quá trình học tập của từ cấp 2 cho đến những năm học cấp 3 ở tại Việt Nam trước khi bạn du học.
  • Nếu bạn du học Úc ở bậc Đại học thì nêu quá trình học cấp 3
  • Nếu học thạc sĩ thì sẽ đưa ra thông tin thời gian học tại Đại học, tại sao lại học trường đó, ngành đó.
  • Bạn có năng lực học tập tốt thì đó là điểm mạnh của bạn và nhấn mạnh vào yếu tố này để giúp Đại sứ quán hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tiếp thu kiến thức khi sang Úc. Còn nếu trong quá khứ bạn học không thực sự khá thì cũng không cần quá lo, bạn cần đưa ra lý do mang tính thuyết phục để biện minh cho việc điểm số không cao và những điều bạn đã thực hiện để nâng cao khả năng học tập này.

Trường học cũng như Đại sứ quán Úc sẽ suy nghĩ theo hướng, nếu học ở Việt Nam dễ như vậy mà còn học kém, thì liệu khi sang Úc, khác biệt ngôn ngữ, trình học khó khăn áp lực thì liệu có thể học tập được không. Vậy nên nếu bạn không muốn Đại sứ quán gọi điện phỏng vấn hoặc xấu nhất là từ chối hẳn hồ sơ thì ngay trong Study plan bạn phải nói rõ về vấn đề này.

Nền tảng quá trình học tập trước đó là yếu tố cực kỳ quan trọng

Giải trình thời gian trống

Có nhiều bạn du học sinh Việt Nam có năm trống (gap year), thay vì du học luôn ngay sau khi tốt nghiệp thì có thể các bạn đi học một văn bằng nào đó tại Việt Nam trong 1, 2 năm sau đó mới đi du học. Hoặc có thể các bạn đi làm để trải nghiệm, lấy kinh nghiệm rồi mới đi học.

Dù bất kỳ lý do gì để gây ra thời gian trống, bạn đều phải ghi hết vào trong bản Study plan này để giải trình, kèm với đó là những bằng chứng chứng minh cho thời gian trống này, ví dụ:

Nếu trống do đi học rồi không tiếp tục học mà sang Úc thì bạn phải đưa ra lý do vì sao mình cần thay đổi môi trường học tập mà không tiếp tục học để lấy bằng, ví dụ như gia đình có việc gấp nên thời điểm đó chưa đi được; hoặc ngành học đó thấy chưa phù hợp; hoặc muốn phát triển nghề nghiệp theo hướng gia đình muốn nên muốn chuyển sang Úc để học ngành ABC nào đó,…

Nếu đi làm thì phải ghi rõ làm tại đâu, phụ trách công việc gì, học được gì từ đó, tại sao đang làm mà lại muốn đi du học…

Tuyệt đối không được bỏ phần giải trình thời gian trống này, hoặc chỉ ghi đơn giản là ở nhà phụ mẹ phụ cha công việc nhà cửa, hoặc chả làm gì, hoặc đang học thì bỏ học.

Dù bất kỳ lý do gì để gây ra thời gian trống, bạn đều phải ghi hết vào trong bản Study plan

Chia sẻ ngành học, trường học và lý do bạn chọn lựa khi sang Úc

Giả dụ bạn sẽ sang Úc học tại trường Đại học Swinburne ngành Công nghệ thông tin chẳng hạn. Ở trong phần này bạn sẽ phải trả lời rất chi tiết những câu hỏi như sau:

Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020
Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020

Lý do bạn chọn trường này thay vì 42 trường Đại học còn lại là gì?

Lý do vì sao bạn lại muốn học ngành Công nghệ thông tin này?

Trong ngành Công nghệ thông tin tại Swinburne có dạy những môn gì? Nó có gì khác so với giáo dục ở Việt Nam để mà bạn phải chọn sang Úc học?

Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020
Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020

Đừng chỉ ghi là bạn thích, hoặc là học nó thì tốt lắm, mà phải ghi rất rõ ra ngành học đó ảnh hưởng đến tương lai của bạn như thế nào, gia đình đã tạo điều kiện và bản thân bạn đã cố gắng đến nhường nào để bạn được theo đuổi ước mơ. Nếu trường học tại Úc và Đại sứ quán Úc tạo cơ hội cho bạn để có visa du học thì bạn hứa hẹn sẽ cố gắng bằng mọi cách và đóng góp vào sự phát triển của ngành nghề đó tại Việt Nam và trên toàn cầu.

Định hướng lộ trình nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp tại Úc

Sau khi tốt nghiệp xong tại Úc, bạn sẽ làm gì? Người Việt Nam mình thường có xu hướng nước đến chân mới nhảy, và bạn thường không được dạy tư duy vẽ trước đường đi, nghĩ trước kế hoạch cho mình. Điều này khác hẳn với các sinh viên của Úc vì họ luôn đặt mục tiêu đầu ra cho mình, chính bởi vậy, trường học và Đại sứ quán sẽ yêu cầu yếu tố này để đánh giá năng lực tư duy và cũng để chứng tỏ bạn là người học tập có chính kiến, có mục đích.

Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020
Mẫu viết Study plan xin visa Úc mới nhất 2020

Nếu bạn đã có ý định chọn học ngành này thì chắn hẳn phải định hình sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc liên quan đến ngành mà bạn chọn học và các vị trí, yêu cầu công việc của ngành nghề đó. Bạn cần có một lý tưởng hóa cho mình trong phần này. Đó có thể là một thần tượng nào đó trong nghề, hoặc một doanh nghiệp, công ty nổi tiếng nào đó tại Việt Nam mà bạn muốn đầu quân.

Có một lưu ý trong phần này, là bạn không nên chọn công ty tại Úc, mà hãy chọn công ty nào đó có liên quan đến Úc hoặc liên doanh với Úc để ghi vào lộ trình nghề nghiệp của bạn. Điều này sẽ giúp Đại sứ quán sẽ đánh giá cao bạn hơn và tin rằng bạn sẽ quay trở lại Việt Nam sau khi tốt nghiệp.

Hãy viết bằng sự chân thành của mình. Bạn chỉ nên tham khảo, chứ đứng nên copy một study plan của người khác vào hồ sơ của mình. Vì mỗi người là một cá nhân riêng biệt, không thể hoàn toàn giống nhau.