Những con đường để định cư tại Úc

Những con đường để định cư tại Úc. Trước hết thống nhất với Quý vị một số điểm về nước Úc như sau:
1/ Úc là quốc gia nhập cư đúng nghĩa – đất nước này cần nhân công và nguồn lực con người, nếu quý vị có tìm hiểu trong tuyên bố kế hoạch 20 năm nữa thì đất nước này cần tới ít nhất 45 triệu dân, hiện tại dân số đang hướng tới mốc 30 triệu. Úc có đầy đủ điều kiện về kinh tế, tài nguyên và mong muốn trở thành một siêu cường thực sự – nước Mỹ thứ hai giữa biển.
2/ Chính vì sự thiếu hụt yếu tố con người trầm trọng mà dẫn tới việc hai dòng tuyển người cho đất nước này không bao giờ có thể thay thế được, đó là :

I/ Di dân tay nghề.
II/ Du học sinh được giữ lại hoặc ở lại.
Úc đã từng thất bại trong việc mở cửa cho visa 457 và hệ thống visa du học 571 – 574 mà hệ lụy của nó là tạo ra hàng triệu công dân di dân tay nghề mà không có tay nghề, sang Úc đào tạo nhưng lại không có kiến thức – họ sang để tìm kiếm con đường nhập cư. Thông thường để sửa chữa với các thiếu sót đó, chính phủ sẽ áp dụng hàng loạt các cải cách theo hướng siết chặt tiêu chí đầu vào của du học và di dân đồng thời xóa bỏ tên cũ đổi hẳn sang tên mới – tất nhiên tên gọi chỉ là tên gọi, bản chất như đã phân tích không có thay đổi về căn bản.
3/ Du học sinh qua Úc ai cũng mong muốn theo đuổi bằng cấp và học thuật tuy nhiên tùy vào điều kiện, lựa chọn và mục đích thông thường phân loại làm 3 nhóm chính như sau:
I/ Nhóm a : sang học -> lấy bằng -> tìm kiếm cơ hội định cư bằng bằng cấp cao nhất – thường là bachelor trở lên hoặc trở về điều hành công việc làm ăn của gia đình …
II/ Nhóm b : sang học -> mong muốn lấy bằng và ham học tuy nhiên khả năng tài chính của gia đình vì lý do nào đó không đủ để chi trả cho những khóa học đắt đỏ tại những cơ sở lớn. Chỉ có thể dừng lại ở các khóa học tại bậc Diploma.
III/ Nhóm c : sang học -> khó khăn về tài chính hoặc năng lực và điều kiện khó có thể có thời gian hoặc $ theo đuổi khóa học, nhiều khách hàng của mình mang theo những khoản nợ lớn cho chi phí sang Úc hoặc bị lừa đảo addon chi phí lớn bởi các trung tâm hoạt động tư vấn không bị kiểm soát bởi pháp luật lỏng lẻo ở Việt Nam.
4/ Các con đường tới Úc/ định cư phổ biến với du học sinh được kể đến với một số loại visa sau đây :
I/ 457 ­ Temporary Work (Skilled) bao gồm:
a/Temporary Work Skilled Visa (Primary) (457)
b/Temporary Work Skilled Visa (Subsequent Entrant) (457)
c/Temporary Work Skilled Visa ­ Nomination (457)
d/Temporary Work Skilled Visa ­ Standard Business Sponsorship (457)
II/ Partner – Family visa bao gồm:
a/Sponsorship for a Partner to Migrate to Australia (300,309/100,820/801)
b/Stage 1 ­ Partner or Prospective Marriage Visa (300,309/100,820/801)
c/Stage 2 ­ Permanent Partner Visa Assessment (100,801)
III/ Skilled Migration bao gồm:
a/Business Innovation and Investment Visa (Permanent) (888)
b/Business Innovation and Investment Visa (Renewal) (188)
c/Business Innovation and Investment Visa (Subsequent Entrant) (188)
d/Employer Nomination for a Permanent Appointment (186,187)
e/General Skilled Migration Visa (476, 887)
f/Permanent Employer Sponsored or Nominated Visa (186,187)
g/Provisional Skilled Regional Visa (Renewal) (489)
h/Provisional Skilled Regional Visa (Subsequent Entrant) (489)
IV/ Temporary Work (Activity) bao gồm:
a/Temporary Activities Sponsorship (403, 407, 408)
b/Temporary Activity ­ Training Position Nomination (407)
c/Temporary Activity ­ Training Visa (407)
d/Temporary Activity Visa (408)
e/Temporary Activity, International Relations or Training Visa (Subsequent Entrant) (403, 407, 408)
f/Temporary Graduate Visa (485)
g/Temporary Work ­ International Relations Visa (403)
h/Temporary Work ­ Short Stay Specialist Visa (400)
V/ Work & Holiday bao gồm:
a/First Working Holiday Visa (417)
b/Second Working Holiday Visa ­ for applicants in Australia (417)
c/Second Working Holiday Visa ­ for applicants outside Australia (417)
d/Work & Holiday ­ first or second visa (462)
VI/ Visa 866/790/795 Protection visa.
Trong đó, chúng tôi đưa ra một ước tính trung bình rằng dù bạn xuất phát điểm thế nào, đi con đường nào thì cái giá phải trả cho PR Úc tối thiểu là 100k và tăng theo mỗi năm. Tất nhiên tôi cho rằng những gì đất nước này mang lại cho bạn có giá trị hơn số tiền bạn bỏ ra và nhiều giá trị không thể tính bằng tiền được.
**************************************************************************
Chính thế là lý do mà Quý vị cần xác định chính xác mình đang ở vị trí nào, mình cần hướng tới mục tiêu loại visa nào, chi phí và tổng thời gian bao lâu dự trên tiềm lực tài chính và năng lực của Quý vị. Quay trở lại phân tích cụ thể như sau. Tôi sẽ đi từ xuất phát điểm văn bằng của một du học sinh tính từ không có văn bằng-> bằng Diploma (cao đẳng) -> bachelor trở lên nhắm vào 2 loại visa chính là bảo lãnh tay nghề và family – partner stream như sau:
I/ Nếu Quý vị rơi vào tình huống sau: (DHS nhóm b)
+ Chưa có văn bằng
+ Không có điều kiện đi học do phải tập trung đi làm và enjoin cuộc sống hoặc bận yêu đương 😀
+ Không có khả năng gia hạn visa vì đang đang ký học giữ visa
-> Quý vị nên nghĩ tới visa bảo lãnh tay nghề TSS (457 cũ), visa này cần gì : 1. Chủ bảo lãnh 2. Bằng cấp chuyên môn phù hợp = IELTS khuyến cáo 6.0 3. Tối thiểu 2 năm kinh nghiệm.
-> Quý vị nên học chuyên ngành trong list medium + long term
-> Quý vị không có và không đủ thời gian lấy bằng cấp, Quý vị nên nghĩ tới chương trình RPL -> một văn bằng RPL hiện được công nhận như một văn bằng hợp lệ trong quy chuẩn giáo dục Úc và di trú.
-> Quý vị gặp khó khăn khi tìm kiếm company bảo lãnh -> nhiều đơn vị tư vấn trong đó có Big Blue Human Solutions sẵn sàng giới thiệu cho Quý vị ít nhất 30 doanh nghiệp trên toàn nước Úc đủ dk có sẵn sponsorship với IMMI.
II/ Nếu Quý vị rơi vào tình huống sau: (DHS nhóm c)
+ Sang đi làm, không đi học
+ Không đủ thời gian để học hoặc apply visa
+ Visa đã bị hủy đang cư trú không hợp pháp
-> Quý vị nên nghĩ tới apply visa 866
-> Quý vị apply 866 mục đích để có quyền sinh sống hợp pháp + medicare ở Úc chứ không thể có cơ hội ở lại vĩnh viễn (chỉ có chưa đầy 2% thành công)
-> Quý vị được phép mua nhà, đi làm fulltime, mua xe, du lịch trong Úc hợp pháp.
-> Quý vị tích lũy tài chính đủ để chuyển qua hai dạng phổ biến sau đó Visa 457 hoặc visa kết hôn 820/801
III/ Nếu Quý vị rơi vào tình huống sau: (DHS nhóm a)
+ Quý vị đã hoàn tất văn bằng Diploma, Adv- diploma, bachelor hoặc master
+ Quý vị đủ điều kiện hoặc đang giữ một visa 485
+ Quý vị có điểm IELTS tối thiểu đạt 7.0
-> Quý vị nên nghĩ tới visa 190/189 và cố gắng kiếm càng nhiều điểm càng tốt. Hiện tại các vùng thưa dân và tiểu bang nhỏ khác ngoài VIC và NSW đang có chính sách ưu đãi nhập cư kèm điều kiện và cam kết cư trú.
IV/ Nếu Quý vị rơi vào tình huống sau: (b+c)
+ Quý vị có đối tác tình cảm là thường trú nhân hoặc công dân Úc “đủ điều kiện”
+ Quý vị còn visa hiệu lực ít nhất 8 tháng
+ Quý vị đã nảy sinh tình cảm hoặc dẫn tới kết hôn hoặc mối quan hệ không hôn thú được công nhận ít nhất 6 tháng
+ Quý vị có các mối qua hệ samesex – lưu ý Úc chưa công nhận hôn nhân đồng giới, tuy nhiên một số tiểu bang chấp nhận hồ sơ mối quan hệ đối tác tình cảm vĩnh viễn không hôn thú trong đó có VIC.
-> Quý vị nên nghĩ tới visa 820/801 partner visa
-> Trong trường hợp Quý vị đã hết hạn visa -> Quý vị sẽ phải giải trình điều khoản số 3 Di trú trước khi được phép apply.
->Trong cấc diễn biến mới nhất, dự kiến 1/7 người ký giấy hôn thú phải xin sponsorship cho người phối ngẫu trước khi đệ đơn apply visa -> Hôn nhân phải xin phép và kiểm duyệt -> áp dụng tương tự như visa 457 (TSS) trong đó một bên là company sponsor, một bên là worker 😀
-> Ngoài ra để tránh giải trình điều khoản số 3 Quý vị cũng có thể áp dụng cho visa 866 sau đó quay trở lại áp dụng visa 820/801
V/ Các loại visa và con đường khác :
-> Áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp danh cho bạn trẻ yêu thiên nhiên và thích sống tự do:
407/408 -> 489 ->PR
Bản chất 407/408 cũng cơ bản giống 457 nghĩa là cần có hợp đồng thuê mướn nhân công của chủ farm. Tuy nhiên yêu cầu thấp hơn, dễ dàng hơn và được GOV ưu tiên xét duyệt đơn giản.
-> Áp dụng cho bạn trẻ muốn tự mở business tự bảo lãnh ->Temporary Work Skilled Visa ­ Standard Business Sponsorship (457)
-> Áp dụng cho các bạn có người bảo lãnh và đạt yêu cầu về năm kinh nghiệm + ngoại ngữ ( kinh nghiệm 5 năm, ielts tối thiểu 6.0) -> 186 trực tiếp / 187 -> PR sau 2-3 năm.
-> Áp dụng cho di dân gia đình -> visa đầu tư doanh nhân 188
( Dành cho dân đại gia)

Nguồn: Anh Max Nguyễn

Tags: