Mới bắt đầu học Speaking thì cần làm những gì? Cách luyện Speaking một mình

Mới bắt đầu học Speaking thì cần làm những gì? Cách luyện Speaking một mình. Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ phổ biến trên toàn Thế Giới. Làm chủ được tiếng Anh là cách nhanh chóng và đơn giản nhất để kết nối với mọi người ở nhiều quốc gia, học thêm được những kiến thức mới và có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp. Tuy nhiên, để nói được tiếng Anh không phải là dễ nếu không trau dồi luyện tập hàng ngày. Hy vọng bài viết sau đây mà ngolongnd chia sẻ sẽ giúp ích được cho việc học tiếng Anh nói của bạn.

Mới bắt đầu học Speaking thì cần làm những gì?
Mới bắt đầu học Speaking thì cần làm những gì?

Chuẩn bị tư tưởng trước khi học

Trước tiên, bạn phải có được lý do cho việc mình học tiếng Anh để làm gì, ngoài việc tham dự bài thi IELTS.
Tiếp đến, suy nghĩ của bạn về việc học tiếng Anh (nhất là với kỹ năng Speaking) không chỉ đơn thuần giống như các môn học ở trường. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp. Bạn cần phải nhận ra rằng việc sử dụng công cụ này trong các tình huống giao tiếp rất quan trọng nếu bạn kỳ vọng mình sẽ tiến bộ. Vì vậy, khi học thì tốt nhất là nên học hiểu (như phương pháp mình hướng dẫn), không nên học tủ hay học mẹo.
Bạn cũng cần nhận ra rằng để tiến bộ nhanh trong việc học tiếng Anh cần thời gian. Nếu bạn học tiếng Anh một cách vội vã gấp gáp, bạn sẽ không tiến bộ nhiều, dù cho mục đích học của bạn là gì đi chăng nữa.
Vậy để bắt đầu một hành trình cam go nhưng đầy thú vị này trước hết chúng ta cần nắm rõ luật chơi cái đã, từ đó bạn sẽ biết mình cần nên chuẩn bị những gì để đáp ứng những luật lệ mà nó đặt ra. Tuy nhiên như mình đã nói, học tiếng Anh là nâng cao trình độ ngôn ngữ của bản thân chứ không chỉ phục vụ mục đích lấy 1 cái bằng cấp chứng chỉ nào đấy, vì thế hãy biết kết hợp 2 yếu tố này, vừa nâng cao trình độ vừa lái nó theo cách thức thi của IELTS Speaking (nếu bạn đang luyện) nhé.

Mới bắt đầu học Speaking thì cần làm những gì?

Những việc cần làm đề cải thiện kỹ năng Speaking cho người mới bắt đầu
– Tập viết/nói các câu tiếng Anh đúng ngữ pháp.. Điều đầu tiên bạn cần làm là học cách viết/nói các câu sao cho đúng ngữ pháp. Dù rằng việc học ngữ pháp có thể sẽ rất chán với bạn, nhưng đó là điều cần thiết, nhất là khi bạn chỉ mới bắt đầu học tiếng Anh. Nếu mng chưa nắm được cách học ngữ pháp sao cho chuẩn thì inbox mình kèm 1-1 giúp bạn hệ thống lại từ đầu 24 điểm ngữ pháp nha.
– Nhại theo giọng người bản xứ trong các file ghi âm. Ngoài hai bước trên, việc nhại theo giọng người bản xứ trong các file ghi âm ở các tài liệu tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện phát âm. Việc tiến bộ nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào thời gian luyện tập và nền tảng phát âm của người đó có tốt hay không, tuy nhiên dù yếu hay giỏi đều cần thực hiện phương pháp này để cải thiện phát âm.
Nhại theo ở đây không chỉ đơn thuần là phát âm từng từ một. Nhại theo ở đây còn là về cách người bản xứ phát âm, chẳng hạn như cách đọc nối từ, cách nhấn âm một (hoặc nhiều) từ trong một câu, cách lên xuống giọng của họ trong bài nói. Nếu bạn muốn học lại bài bản từ đầu cách phát âm theo chuẩn giọng Mỹ thì cũng có thể tham khảo nhiều clip youtube để ra kinh nghiệm cho riêng mình nhá, nếu thấy khó hiều thì inbox mình gthich rõ hơn nha kkk :3
– Đừng ngại giao tiếp với người khác bằng tiếng Anh. Sau khi đã thực hành những phương pháp trên một thời gian, bạn cần tìm một (hoặc nhiều) người để luyện nói tiếng Anh cùng. Đây là giai đoạn quan trọng trong việc học tiếng Anh. Nếu bạn bỏ qua việc này trong quá trình học, bạn sẽ tiến bộ rất chậm so với những người khác chịu bỏ công sức theo phương pháp này. Việc giao tiếp với người khác bằng tiếng Anh, sẽ giúp bạn nhận ra được những điểm mạnh và điểm yếu của bạn rõ rang hơn, để từ đó về sau biết cần phải phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm còn hạn chế trong quá trình giao tiếp tiếng Anh.
Sử dụng các app hỗ trợ luyện tập phát âm. Ngoài ra mình còn luyện nghe và đọc trên app, nghe podcast trên này thất thực tế và dễ nghe. App còn vụ đọc báo từ nào không hiểu thì click dịch ra cho bạn luôn, khá hay. Bên cạnh đó thì không thể không nhắc đến app Elsa, app này vô cùng ok luôn, nó sẽ cho bạn thấy bạn phát âm sai ở đâu, chỗ nào trong từ mà bạn đọc sai, chia theo nhóm từ, lĩnh vực, trình độ để bạn dễ dàng nắm bắt.

Vậy đó, nếu mới bắt đầu bạn không cần phải vội vàng làm gì, đừng trông mong việc chỉ mới học tiếng Anh mà nói tiếng anh như gió liền, vì nền tảng của bạn bắt đầu từ con số 0 cơ mà. Hãy từ từ tạo cho mình thói quen và thái độ đúng với tiếng Anh, hãy KIÊN TRÌ và có kế hoạch học tập cụ thể, không chỉ cho Speaking mà còn cả 3 kỹ năng còn lại, đó là bí quyết dẫn đến thành công.

Cách luyện Speaking một mình

Ghi âm giọng nói

Nếu bạn không có người để giao tiếp cùng thì đây là cách rất hay để luyện kỹ năng speaking. Đầu tiên, bạn chọn một bài để nói, có thể là bài bạn tự nói về một chủ đề nào đó hoặc bạn chỉ cần chọn một bài viết có sẵn để đọc lại, tài liệu bạn chọn nhất định phải có file audio mẫu do người bản xứ hoặc người có trình độ cao hơn bạn nói.

Bạn nên chú ý mình có thể phát âm tất cả các từ trong bài nói đó, nếu chưa biết thì nên tra từ điển trước xem nghĩa và cách phát âm từ đó là gì. Bài nói cũng không cần quá dài nếu đây là lần đầu tiên bạn dùng phương pháp này. Bài viết dài khoảng 1/2 trang A4 sẽ nói trong khoảng thời gian dưới 5′ với tốc độ nói chậm.

Thứ hai, bạn cần chuẩn bị một micro chuẩn để thu âm vì sau khi thu âm bạn sẽ phải nghe lại những gì mình đã nói. Kinh nghiệm những lần đầu mình nghe bài mình thu âm là cảm thấy rất buồn cười, nếu file này lọt ra ngoài thì mình sẽ xấu hổ chết. Nhưng điều thú vị và là nguồn động lực với mình là sau mỗi ngày mình cảm thấy rõ sự tiến bộ, mình đã mắc ít lỗi hơn, tốc độ nói tăng thêm, ngữ điệu được cải thiện và đặc biệt cảm thấy yêu ngôn ngữ này hơn.

Đọc thật to các đoạn hội thoại

Bạn hoàn toàn có thể luyện kỹ năng reading đồng thời với kỹ năng speaking. Nếu bạn hay đọc thầm trong đầu khi luyện reading thì nên thay đổi thói quen này từ hôm nay.

Bạn có thể đọc to bất cứ thứ gì từ những bài báo, bài đọc trong sách luyện thi, một mẩu truyện,…không cần phải quá để tâm đến ngữ điệu, ngữ pháp, mục tiêu của cách này để miệng quen với việc nói hay còn gọi là để “dẻo miệng” hơn. Chú ý, đừng để việc nói này ảnh hưởng đến những người xung quanh bạn nha

Hát theo các bài hát tiếng Anh

Lời của những bài hát tiếng Anh là những cụm từ và thành ngữ rất thông dụng. Con người có thể nhớ ngôn ngữ tốt hơn khi nó đi kèm âm nhạc đó là lý do tại sao chúng ta khó thuộc một bài thơ hơn một bài hát. Đừng chỉ dừng lại ở nghe hãy hát theo bài hát đó trong khi nghe, điều này sẽ khiến cho tốc độ nói của bạn tăng dần đồng thời giảm cảm giác stress khi phải học.

Học phát âm bài bản

Muốn nói tốt bước đầu tiên nhất định bạn phải học cách phát âm chuẩn. Bảng ký hiệu âm thanh quốc tế IPA là danh sách các nguyên âm và phụ âm trong tiếng Anh, học cách đọc bảng ký hiệu này giúp bạn nói tiếng Anh chuẩn hơn đồng thời kỹ năng nghe của bạn cũng được cải thiện đáng kể. Nguồn tự học phát âm tốt nhất của BBC learning English bạn có thể tham khảo ở:

http://www.teachingenglish.org.uk/article/phonemic-chart

Học trọng âm

Trọng âm giúp bạn nói rõ ràng và đỡ tốn sức hơn. Trọng âm bao gồm trọng âm trong từ: âm nào trong từ nên được nhấn mạnh, âm nào có thể lướt qua. Trong âm trong câu: từ nào trong câu nhấn mạnh, từ nào có thể lướt nhanh hoặc nối liền vào nhau. Khi thành thạo trọng âm câu và từ thì cách nói của bạn nghe chuyên nghiệp hơn rất nhiều rồi.

Học cụm từ cố định

Cụm từ cố định thường chứa 3-7 từ như: “to be honest“, “in a moment“, “on the other hand“…Cách học bằng cụm từ khiến bạn có thể giải phóng bộ nhớ không phải nhớ nhiều từ một cách riêng rẽ rồi lại phải nhớ cách ghép các từ riêng lẻ lại với nhau như thế nào cho đúng. Học cụm từ cố định là cách dễ nhất để tăng kỹ năng phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh.

Học cách trả lời ngắn

Những cách trả lời ngắn gọn như: OK, no problem, alright, fine thanks, just a minute, you’re welcome, fine by me, let do it!, yup, no way!, you’re joking, right?, Do I have to?…là những câu nói sử dụng rất thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày. Hãy sưu tầm thêm và thường xuyên thực hành đến mức có thể phản xạ thật nhanh.
 

Nói giọng trầm

Có nghiên cứu chỉ ra rằng người nói giọng trầm có khả năng khiến cho người nghe cảm thấy tin tưởng và dễ bị thuyết phục hơn, điều này rất quan trọng khi bạn nói trước đám đông. Hãy cố nén giọng bạn vào trong cổ họng, tập lấy hơi và nói giọng bụng điều này khiến bạn có thể nói trong thời gian dài hơn.

Diễn đạt một ý bằng nhiều cách

Cuối cùng, nói cho cùng tiếng Anh là để giao tiếp và giúp con người kết nối với nhau. Một người có trình độ tiếng Anh tốt là người có thể diễn đạt những điều phức tạp bằng từ ngữ đơn giản. Và, có thể diễn tả một sự vật, sự việc khác nhau theo nhiều cách khác nhau theo tâm trạng, hoàn cảnh cụ thể.

Ví dụ cùng với hàm ý “xin lỗi” bạn có thể dùng nhiều cách diễn đạt khác nhau như “I’m (so / very / terribly) sorry”, “How stupid / careless / thoughtless of me”, “Please accept our (sincerest) apologies”,…

Chú ý đến tông giọng

Điều đặc biệt quan trọng để có giọng nói hay chính là tông giọng của mỗi người. Trong Tiếng Anh, việc lên xuống tông giọng sẽ tạo ngữ điệu uyển chuyển, giúp bạn phát âm rõ ràng hơn và người nghe cũng dễ hiểu ý bạn hơn. Tông giọng cũng là một cách để bộc lộ sắc thái, tâm trạng của bạn trong lúc nói, nhờ đó mà cuộc hội thoại trở nên sinh động hơn, thú vị hơn rất nhiều.

Để luyện tập một tông giọng tốt, bạn chỉ cần nghe đi nghe lại nhiều lần những câu từ người bản xứ hay sử dụng cũng như ngữ điệu của họ, sau đó ghi nhớ và học hỏi theo chúng, điều chỉnh để phù hợp với giong của mình. Dần dần, sau khi đã quen, bạn sẽ tự tìm ra tông giọng riêng cho chính mình mà không sợ lẫn với bất kì ai khác.

Làm gì khi “bí” ý trong Speaking?

Khi bạn cần thêm thời gian suy nghĩ

  • Thatʼs an interesting question…: Đó là một câu hỏi rất hay…
  • Let me see…: Để tôi xem…
  • I havenʼt thought about that before…: Tôi chưa từng nghĩ về việc này trước đây…
  • Wow. Thatʼs a tough question to answer…: Ồ, đó là một câu hỏi khó trả lời…

Khi bạn muốn kết thúc vấn đề

  • So my answer to your question is…: Vì vậy câu trả lời của tôi là…
  • And finally Iʼd say that…: Và cuối cùng tôi có thể nói rằng…
  • My personal conclusion would be…: Kết luận cá nhân của tôi là…

Khi bạn vừa nghĩ ra một ý hay

  • And I should add that…: Và tôi phải nói thêm là…
  • Another point would be that…: Một ý khác nữa là…
  • I almost forgot to say that…: Suýt nữa tôi quên…
  • But thereʼs also something else to consider…: Nhưng cũng còn một vấn đề khác phải xem xét

Khi bạn biết mình mới nói sai

  • Let me try and rephrase that…: Để tôi nói lại cho rõ hơn…
  • What Iʼm trying to say is…: Thật ra điều tôi muốn nói là…
  • Or to put it another way…: Hoặc nói theo cách khác là…
  • So the main point is…: Nói chung ý chính là…

Khi bạn bị “bí” từ vựng

  • I donʼt know the right way to put this…: Tôi không biết phải diễn tả thế nào cho đúng…
  • Sorry, Iʼve forgotten the word in English: Xin lỗi, tôi quên mất cách nói trong tiếng Anh là gì…
  • Iʼm not sure if this is the right way to put it but: Tôi không chắc nói vậy có đúng ý không nhưng

Dùng các mẫu câu để câu giờ

  • Err, let me think. I would say there are two main causes …
  • Well, I’m not an expert on this aspect, but I would say …
  • Well, it really depends. I mean, you know, …

Đưa ra nhận xét về câu hỏi

  • Err … this is quite a tricky question. I suppose that …
  • Hmm, this is an interesting question. I think …