Cơ cấu đề thi Vietcombank, tài liệu Tiếng Anh ngân hàng ôn thi .Tiếng Anh ngân hàng ngày nay không chỉ sử dụng thông dụng đối với nhân viên làm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà còn rất cần thiết trong các giao dịch hàng ngày với các đối tác hay giao dịch cá nhân khi thông qua Ngân hàng, khi đi nước ngoài. Vì vậy, nắm được từ vựng tiếng Anh ngân hàng sẽ giúp bạn chủ động hơn, cả dưới vai trò là một nhân viên ngân hàng hay một khách hàng. Dưới đây là 64 từ vựng tiếng Anh chuyên ngành ngân hàng, có phiên âm và giải nghĩa tiếng Việt.
Nội dung chính
Cơ cấu đề thi vietcombank
Từ năm 2017 đến nay, Vietcombank vẫn duy trì hình thức thi tuyển gồm 2 phần: Nghiệp vụ và Tiếng Anh. Trong đó:
- Nghiệp vụ: 50 câu/ 45p
- Tiếng Anh: 50 câu/ 45p: Riêng đối với vị trí Ngân quỹ, nội dung Tiếng Anh được bỏ
Đề cương ôn thi Vietcombank 2021 chi tiết
Phần nghiệp vụ khách hàng trong đề thi Vietcombank
Nghiệp vụ quan hệ khách hàng
Trong nội dung thi tuyển Nghiệp vụ, bố cục đề thi như sau:
- 30 câu về Nghiệp vụ Tín dụng
- 10 câu về Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng
- 10 câu về Kiến thức chung (Vĩ mô, Vi mô)
Nghiệp vụ Tín dụng
Trong 30 câu hỏi về Nghiệp vụ Tín dụng, Vietcombank sẽ liên tục sử dụng ở 10 mảng kiến thức sau
- Nghiệp vụ Tín dụng: Căn cứ theo Luật các TCTD số 47/2010 & Sửa đổi Luật TCTD năm 2018. Các kiến thức dàn trải căn cứ theo: 1/ Luật TCTD; 2/ Đặc điểm các Phương thức cấp tín dụng như Bao thanh toán, Chiết khấu, Cho thuê Tài chính. Phân tích các điểm mới của Luật sửa đổi Luật TCTD tại: Những nội dung cơ bản của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) 2017
Nghiệp vụ Cho vay: Căn cứ theo Thông tư 39/2016 về hoạt động Cho vay. Kiến thức đa dạng gồm Loại hình cho vay, Phương thức cho vay, Nhu cầu không được cho vay.. Tham khảo về các Điểm mới của Thông tư 39 tại: Những thay đổi cơ bản của cơ chế cho vay mới theo Thông tư 39 - Nghiệp vụ về Phân loại Nợ & Trích lập dự phòng rủi ro: Căn cứ theo Thông tư 02/2013 về Phân loại nợ và trích lập DPRR. Kiến thức trọng tâm gồm: 1/Nhóm nợ; 2/Tỷ lệ dự phòng rủi ro; 3/ Tỷ lệ khấu trừ Tài sản bảo đảm; 4/ Trường hợp nhảy nhóm nợ/hạ nhóm nợ. Phân tích các điểm Quan trọng tại: Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Điểm mới và những vấn đề đặt ra
Nghiệp vụ về Biện pháp bảo đảm: Căn cứ theo Nghị định 102/2017 về Đăng ký BIện pháp bảo đảm. Kiến thức trọng tâm gồm: 1/ Các giao dịch cần đăng ký biện pháp bảo đảm; 2/ Hiệu lực biện pháp bảo đảm.. Phân tích các điểm nổi bật của NĐ 102: HOT – [HOT] Những điểm mới QUAN TRỌNG trong Nghị định 102/2017/NĐ-CP – HL NGÀY 15.10.2017 - Thông tư 36/2014 về Giới hạn tỷ lệ an toàn trong hoạt động TCTD: Nội dung Quan trọng, ƯA THÍCH của Vietcombank. Cùng phân tích 9 điểm mới của Thông tư 36 tại: NHNN nói về ‘9 điểm mới’ của Thông tư 36
- Nghiệp vụ về Bảo lãnh: Căn cứ theo Thông tư 07/2015 về Bảo lãnh Ngân hàng. Kiến thức gồm: 1/ Quy trình phát hành bảo lãnh; 2/ Phân loại bảo lãnh; 3/ Bảo lãnh gián tiếp.. Bạn nên đọc bài viết sau để có được kiến thức tổng quan nhất: Những hiểu biết căn bản về BẢO LÃNH
- Nghiệp vụ về Thanh toán Quốc tế: Số lượng câu hỏi ít, khoảng 1-2 câu về L/C. Kiến thức gồm: 1/ Phân loại L/C; 2/ Quy trình phát hành L/C; 3/ Ưu nhược điểm L/C. Tham khảo các Tài liệu về TTQT tại: Tài liệu Nghiệp vụ Thanh toán Quốc tế
- Nghiệp vụ về Luật Doanh nghiệp & các VB Pháp luật bổ sung: Tập trung chủ yếu vào 2 văn bản Luật Doanh nghiệp 2015 & Luật Dân sự 2015. Bên cạnh đó, từ năm 2017, Vietcombank cũng đã lược giảm khá nhiều các VB pháp luật bên ngoài, tuy nhiên, ứng viên nên chú ý các nội dung như “Tài sản hình thành trong tương lai; Luật đầu tư..” Phân tích điểm mới của Luật DN tại: Một số điểm mới của Luật doanh nghiệp năm 2014
- Nghiệp vụ về Thẩm định Tài chính Doanh nghiệp: Tài chính Doanh nghiệp được coi là khẩu vị ƯA THÍCH trong các câu hỏi của Vietcombank. Theo đó, các Nội dung trọng tâm sẽ xoay quanh các nội dung như “Khoản phải thu nằm trong Tài sản ngắn hạn hay Nợ ngắn hạn; Giảm trừ HTK thuộc khoản mục nào…?” Bên cạnh đó, Ứng viên cũng nên quan tâm đến các vấn đề như : VLĐ ròng, Nhu cầu bổ sung VLĐ, các chỉ số Tài chính cơ bản, ý nghĩa chỉ số. Tham khảo các nội dung về Tài chính Doanh nghiệp tại: HOT – (Tài liệu nội bộ) Phân tích Tài chính Doanh nghiệp (RẤT HAY)
- Nghiệp vụ về Tài trợ Dự án: Các nội dung liên quan trực tiếp đến ý nghĩa của NPV, IRR. Để bổ sung kiến thức, bạn có thể sử dụng Tài liệu mà UB biên soạn trong file đính kèm.
Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng (thuộc đề thi QHKH)
Khác với đề thi của Cán bộ Kế toán, các nội dung về Kế toán Ngân hàng thuộc đề thi QHKH tập trung đặc biệt ở Thông tư 200/2014 Hướng dẫn về Chế độ Kế toán.
Nghiệp vụ Cán bộ Kế toán giao dịch/Ngân quỹ
Trong nội dung thi tuyển Nghiệp vụ, bố cục đề thi như sau:
- 30 câu về Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng
- 10 câu về Nghiệp vụ Tín dụng
- 10 câu về Kiến thức chung (Vĩ mô, Vi mô)
Chú ý: Kế toán giao dịch và Ngân quỹ sử dụng chung đề thi.
Nghiệp vụ Kế toán Ngân hàng
Các phần Kiến thức trọng tâm bao gồm:
- Hệ thống Chứng từ Kế toán
- Báo cáo Tài chính
- Tài sản cố định
- Huy động vốn
- Thanh toán, Chuyển tiền
- Ngoại tệ, ngoại hối
- Hạch toán Kế toán
- Ngân quỹ
- Tài chính Doanh nghiệp
Tiếng Anh ngân hàng
1. Crossed cheque /krɒst tʃek/(n): Séc thanh toán bằng chuyển khoản
a cheque that has two line across ot to show that it can only be paid into a bank account and not exchanged for cash
2. Open cheque /tʃek/ (n): Séc mở
3. Bearer cheque /ˈbeə.rər/ (n): Séc vô danh
4. Draw /drɔː/ (v): rút
5. Drawee /drɔːˈiː/ (n): ngân hàng của người ký phát
bank or person asked to make a payment by a drawer
6. Drawer /drɔːr/ (n) » Payer: người ký phát (Séc)
person who write a cheque and instructs a bank to make payment to another person
7. Payee /peɪˈiː/ (n): người đươc thanh toán
8. Bearer /ˈbeə.rər/ (n): người cầm (Séc)
Person who receive money from some one or whose name is on a cheque
9. In word /wɜːd/: (tiền) bằng chữ
10. In figures /ˈfɪɡ.ər/: (tiền) bằng số
11. Cheque clearing /ˈklɪə.rɪŋ/: sự thanh toán Séc
12. Counterfoil /ˈkaʊn.tə.fɔɪl/ (n): cuống (Séc)
a piece of paper kept after writing a cheque as a record of the deal which has taken place
13. Voucher /ˈvaʊ.tʃər/ (n): biên lai, chứng từ
14. Encode /ɪnˈkəʊd/ (v): mã hoá
15. Sort code /sɔːrt kəʊd/ (n): Mã chi nhánh Ngân hàng
16. Codeword (n): ký hiệu (mật)
17. Decode /diːˈkəʊd/ (v): giải mã (understand the mean of the message writen in code)
18. Pay into /peɪ/: nộp vào
19. Proof of indentify /pruːf/ /aɪˈden.tɪ.faɪ/: bằng chứng nhận diện
20. Authorise /ˈɔː.θər.aɪz/ (v): cấp phép
Authorisation /ˌɔː.θər.aɪˈzeɪ.ʃən/ / (n)
21. Letter of authority /ɔːˈθɒr.ɪ.ti/: thư ủy nhiệm
22. Account holder /əˈkaʊnts/ /ˈhəʊl.dər/ (n): chủ tài khoản
23. Expiry date: ngày hết hạn
date on which a document is no longer valid
24. ATMs: AutomaticTeller Machine
25. BACS: dịch vụ thanh toán tư động giữa các ngân hàng
The Bankers Automated Clearing Service
26. CHAPS: hệ thống thanh toán bù trừ tự động
27. Magnetic /mæg’netik/ (adj): từ tính
-> Magnetic Stripe /mæg’netik straip/: dải băng từ
28. Reconcile /’rekənsail/ (v): bù trừ, điều hoà
29. Circulation /,sə:kju’leiʃn/ (n): sự lưu thông
30. Clear /kliə/ (v): thanh toán bù trừ
31. Honour /’ɔnə/ (v): chấp nhận thanh toán
32. Refer to drawer (n): (R.D) “Tra soát người ký phát”
33. Non-card instrument: phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
34. Present /’preznt – pri’zent/ (v): xuất trình, nộp
35. Outcome /’autkʌm/ (n): kết quả
36. Debt /det/ (n.): khoản nợ
37. Debit /’debit/ (v): ghi nợ (money which a company owes)
38. Debit balance /‘debit ‘bæləns/: số dư nợ
39. Direct debit /di’rekt ‘debit /: ghi nợ trực tiếp
40. Deposit money /di’pɔzit ‘mʌni /: tiền gửi
41. Give credit: cấp tín dụng
42. Illegible /i’ledʤəbl/ (adj): không đọc được
43. Bankrupt /’bæɳkrəpt/ = Bust /bʌst/: vỡ nợ, phá sản
44. Make out (v): ký phát, viết (Séc)
45. Banker /’bæɳkə/ (n): người của ngân hàng
46. Place of cash: nơi dùng tiền mặt
47. Obtain cash /əb’tein kæʃ/: rút tiền mặt
48. Cash point /kæʃ pɔint/: điểm rút tiền mặt
49. Make payment /meik ‘peimənt/: ra lệnh chi trả
50. Subtract /səb’trækt/ (n): trừ
51. Withdraw /wi ‘dr :/ (v): rút tiền mặt
52. Plastic money /’plæstik ‘mʌni/ (n): tiền nhựa (các loại thẻ Ngân hàng)
53. Sort of card: loại thẻ
54. Plastic card /’plæstik kɑ:d/ (n): thẻ nhựa
55. Charge card /tʃɑ:dʤ kɑ:d/: thẻ thanh toán
56. Smart card /smɑ:t kɑ:d/ (n): thẻ thông minh
57. Cash card /kæʃ kɑ:d/ (n): thẻ rút tiền mặt
58. Cheque card /tʃek kɑ:d/ (n): thẻ Séc
59. Bank card /bæɳk kɑ:d/ (n): thẻ ngân hàng
60. Cardholder (n): chủ thẻ
61. Shareholder (n): cổ đông
62. Dispenser /dis’pensə/ (n): máy rút tiền tự
63. Statement /’steitmənt/ (n): sao kê (tài khoản)
64. Cashier /kə’ʃiə/ (n): nhân viên thu, chi tiền (ở Anh)
Giáo trình tiếng Anh chuyên ngành Tài chính ngân hàng nếu, Bài tập tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng có đáp an, App học tiếng Anh ngân hàng, Sách tiếng Anh chuyên ngành tài chính ngân hàng, Sách tiếng Anh chuyên ngành Công nghệ thông tin, Từ vựng tiếng Anh ngân hàng, Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Học viện Tài Chính, Giới thiệu ngành tài chính ngân hàng bằng tiếng Anh,