Kinh nghiệm khi đi du học tại Canada.Xin chào mọi người! Mình là Giang, hiện là du học sinh ở Canada được tầm 3 năm. Mình ở BC 2 năm (2017-2019) và moved to ON từ hè năm ngoái, 2019 & ở tại St. Catharines đến bây giờ để tiếp tục con đường du học. Chuyên ngành của mình là Education nên các chia sẻ dưới đây có thể thiên về ngành học này ở Canada, tuy nhiên mình cũng sẽ cố gắng mở rộng thảo luận đến các ngành khác trong phạm vi hiểu biết của mình. Thời gian học tập & sinh sống của mình ở Canada có thể tạm gọi là đủ lâu để hi vọng rằng sẽ truyền thêm lửa cho các bạn dhs khác sắp & đang học tập tại đây. Mình sn 90 nhé, để tiện cho các bạn xưng hô trong phần comments nếu chúng ta có thể further discussion về chủ đề này!
Đại đa số chúng ta, dù già trẻ con nít gì khi đã chọn con đường du học sang Canada đều có lẽ goal cuối cùng là ĐỊNH CƯ (từ bậc trung học đến ĐH & Sau ĐH). Như thế nào gọi là thành công trên con đường dài hơi & ko có gì là chắc chắn này thì theo mình “THÀNH CÔNG” nên chỉ định nghĩa mang tính tương đồi và theo từng giai đoạn. “It’s an ongoing process” Thực tế cho đến khi cầm được cái PR Card hay Passport xứ Cà thì chúng ta sẽ sang giai đoạn khác ổn định cuộc sống, từ mua nhà, chăm lo con cái & cứ thế tiếp tục chiến đấu! Khi bạn hạ quyết tâm & có được VISA đến xứ Cà cũng đã thành công ở giai đoạn đó rồi. Thành công là khi bạn đạt được mục tiêu ngay thời điểm đó & hạnh phúc với kết quả ngay lúc đó. Cứ vui đi để có động lực chiến đấu tiếp chứ! Mỗi người sẽ thành công theo cách riêng & có thể trong câu chuyện của mình hi vọng các bạn có thể thấy mình đâu đó trong đó, hoặc có thể ko, quan trọng là chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau 😊
Với xuất phát điểm là Du Học thì việc học tập tốt rất quan trọng để có thể kiếm được JOB tốt, phù hợp chuyên ngành & sở thích đam mê sau này. Học tập tốt ko đồng nghĩa với chỉ có cắm đầu học & học. Dưới đây là các KEY POINTS mà bản thân mình đúc kết ra để lên plan học tập & phục vụ cho định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Nội dung chính
1. KẾT NỐI:
Nhiều bạn SVVN mới qua có lẽ hơi nhát khi bước vào 1 môi trường lớp học quốc tế & đa chủng tộc nên hơi ngộp & khó khăn trong giao tiếp & kết nối với các bạn bè trong chương trình. Nhiều bạn khác thì hoàn toàn ngược lại, có xu hướng tự “giãn cách” với các bạn SVVN khác & chỉ thích kết bạn với Tây 😊 Các bạn tự cho rằng như vậy là tốt để nâng cao giao tiếp TA. Tuy nhiên cá nhân mình thấy các bạn quên mất là có rất nhiều SVVN trong trường giữ vị trí ảnh hướng lớn trong cộng đồng SV Quốc Tế như inter stu rep or ambassador. Đây là good resources để các bạn mở rộng network của mình trong trường. Và ko phải SVVN là giao tiếp TA KO TỐT. Nên đoàn kết & diversify hơn trong networking. Hầu như các unis & colleges ở Canada đều có hội SVVN, các bạn có thể reach out qua các FB pages của các hội SVVN ở trường mình hoặc khu vực mình đang sống. Nên nhớ các bạn SVVN mà mình tạm gọi là high influencers/stu leaders này có connections rất tốt với school/faculty staff nên sẽ có lợi cho mọi người trong suốt quá trình học tập & tìm các job-on-campus.
2. MAKE YOURSELF KNOWN:
Hãy xây dựng 1 Identity mạnh trong lớp hay trở nên có tiếng nói trong lớp. Bất kể bạn đang học ESL hay đã vào main programs thì việc lobby bản thân đều quan trọng. Các bạn nên cố gắng mạnh dạn phát biểu trong lớp, đừng sợ bị bắt lỗi và cảm thấy quê. Lúc mình học ở BC (hồi đó mình học master of education), học kì đầu tiên mình vào 1 lớp mà chỉ mình là inter stu & cả lớp (hơn 10 người) đều là da trắng & mọi người rất lớn tuổi (teachers/vice principals/principals), mình ko dám phát biểu nhiều & thậm chí nhiều chủ đề mọi người trao đổi với nhau & với prof mình ko hiểu được vì mình ko có kiến thức về giáo dục sở tại. Suốt 3 tháng học môn đó, mình thật sự vô hình trong lớp! Sau môn đó mình rút kn & nói nhiều hơn trong các lớp khác. Thực tế là mình nói như nuốt luôn cả lớp 😊 Ở Canada đề cao tính tranh luận trong lớp vì vậy bạn phải cướp diễn đàn để phát biểu & góc nhìn cần đa chiều hơn. Nếu ngay từ đầu bạn ko engage với lớp thì sẽ là cú trượt dài của số phận 😊
Mình tham gia tất cả các social activities của khoa & trường, nhất là các cv volunteer. Mình dành cả 1 kì hè để đến Language Learning Center làm volunteer tutor (hè mình vẫn học bth). Đây là cơ hội để network & make yourself known với các thầy cô trong khoa. Ko ai biết bạn nếu bạn ko show up & show off khả năng của mình. Đừng làm việc hời hợt dù đó là cv ko lương vì benefits sẽ ko đến từ đầu đâu. Sau hè, mình được mời để vào vị trí Graduate Teaching Assistant cho chính chương trình master mình theo học. Mình được làm 20 hrs/week & lương rất cao. Thậm chí sau khi mình học xong mình vẫn đc tạo điều kiện để tiếp tục làm thêm 1 kì nữa trước khi mình moved to ON học tiếp lên PhD. Trong suốt hơn 1 năm làm ở đây mình tiếp tục đc hired làm Research Assistant. Tổng số tiền mình kiếm đc từ 2 jobs này hơn số tiền học phí 2 năm học của mình. Rõ ràng bỏ 1 mùa hè làm volunteer quá xứng đáng & again phải làm như thể bạn đc trả lương để làm cv đó 😊
3. FEARLESS:
Đừng sợ NGU hay để người khác thấy mình NGU. Ở Canada, thầy cô tôn trọng các quan điểm khác biệt & đề cao sự khác biệt. Vì vậy chưa chắc cái mình sắp nói ra là NGU, nếu vậy thì NGU gì ko nói, có khi nói xong còn được tuyên dương vì dám nói 😊 Bên này SV Ấn & Tàu là đông nhất. Ấn thì nói bất chấp, nói như cho cả phần thiên hạ, nói nhiều khi mình ko hiểu là rồi nó nói cái gì gì đâu ko, kiểu “Ủa rồi mày trả lời câu hỏi của thầy cô chưa??” Ấn được cái tự tin! Tàu thì nếu giỏi thì nói la la luôn & hay, rất critical thinking & speaking, còn ko giỏi thì nó im lun từ đầu mùa tới cuối mùa, kiểu “Ủa tụi mình có học chung lớp hả, sao tao ko biết mày ta.”
Mình hiện vẫn đang trợ giảng & dạy cho SV ở trường mình học ở ON. Mình dạy cho sv Bachelor of Education, và toàn SV da trắng. Kết luận là mình thấy sv da trắng cũng ko khác gì về tư duy so với sv hồi mình dạy ở VN. Cũng kiểu nhát nhát & hơi lười. Mình vào lớp & yêu cầu phát biểu thì chỉ khi mình rút cuốn chấm điểm attendance ra tụi nó mới thi nhau phát biểu 😊 Vui ghê. SV bên này rất được take care kĩ vì nhà trường quan tâm đến mental health của sv, tụi nó than stress & anxious cái là phải bê đi counselling liền. SVVN thì được cái chăm chỉ nên giờ nếu chịu khó show up & show off nữa là ko sợ gì tụi SV da trắng đâu!
4. APPLY ALL:
Bên Canada ko nhiều học bổng & khó kiếm part-time jobs ở trường??? Yes & No. Học bổng lớn thì ko nhiều nhưng mấy cái lẻ tẻ vài ngàn thì nhiều, gom lại cũng đc 1 mớ. Quan trọng là làm sao để application của mình strong. Again phải network & connect với thầy cô & làm volunteer nhiều vào. Mình nộp tất cả các funding mà mình biết & luôn nhờ thầy cô reference. Thậm chí prof mình còn recommend các funding mà mình chả biết. Việc xét các funding này cũng hơi political. Nếu funding đó dành cho cả bản xứ & quốc tế thì bèo bèo cũng phải 1 em SV quốc tế được để nó còn có cái diversity. Tất nhiên mình phải mạnh thì mới hốt đc cái funding đó. Chính prof sẽ advocate cho application của mình khi đưa ra xét. Make yourself Known!
Mình khuyến khích nên cố gắng kiếm việc on-campus vì khi điền vào CV sau này sẽ tốt hơn cho bạn. Hãy đến Career Zone của trường để nhờ giúp đỡ recommend các jobs này & xem giúp CV & application của bạn. Năng nổ lên website job postings của trường để kiếm jobs. Hãy nhớ chỉ cần có được 1 job làm cho trường thì bạn đã là internal applicant cho các vị trí khác trong trường & trường sẽ consider các internal applicants trước khi xem xét hire từ bên ngoài. Cứ nộp tất cả!
Trên đây là 4 đầu dòng từ kinh nghiệm của bản thân trong suốt 3 năm du học & sinh sống ở Canada. Hi vọng sẽ giúp các bạn thành công trên con đường chinh chiến của mình!
Disclaimer: Giang ko phải là agency du học & định cư nên ko nhận tư vấn gì cho ai & cũng ko được paid để làm các cv này. Đơn giản Giang chỉ share từ trải nghiệm bản thân & những gì Giang biết. Trong tương lai Giang cũng ko có ý định tham gia lĩnh vực tư vấn du học hay định cư nên cũng ko cần polish tên tuổi gì đâu nhé. Biết gì thì share đó thoai ak! Chúc cả nhà long weekend vui vẻ, Ố LÀ LA 😊 Thanks admin(s)
P/S: Nếu có thời gian & cao hứng mình sẽ viết thêm về các chủ đề khác như: Các lựa chọn sau du học, kinh nghiệm làm việc cho trường, Kinh nghiệm o bế thầy cô & chắc ai cũng quan tâm là Lấy PR sau du học nhanh & hiệu quả Again biết gì thì share đó & thích thì share chứ mình ko tư vấn gì gì đâu nhé