10 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI NỘP ĐƠN XIN POST-GRADUATE WORK PERMIT (PGWP) Ở CANADA

10 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI NỘP ĐƠN XIN POST-GRADUATE WORK PERMIT (PGWP) Ở CANADA. Việc làm hồ sơ xin PGWP nhìn chung là tương đối đơn giản cho các du học sinh, do đó nên khá dễ hiểu khi nhiều bạn sẽ tự thực hiện quy trình này. Tuy nhiên, bản thân mình/cháu nhận thấy du học sinh vẫn có thể mắc phải những lỗi khiến hồ sơ bị từ chối hoặc có nhiều sự thiệt thòi. Mình/cháu xin nhân đây muốn chia sẻ 10 sai lầm mà các bạn có thể bị mắc phải:

10 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI NỘP ĐƠN XIN POST-GRADUATE WORK PERMIT (PGWP) Ở CANADA
10 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI NỘP ĐƠN XIN POST-GRADUATE WORK PERMIT (PGWP) Ở CANADA

1. Có kỳ học part-time không giải trình

– Có nhiều bạn vì nhiều lí do mà quyết định học 1 hay nhiều kì học part-time. Tuy trong nhiều trường hợp CIC vẫn có thể chấp nhận Approve PGWP cho bạn, nhưng du học sinh sẽ bắt buộc phải giải trình lí do học không lựa chọn học Full-time. Những lí do được chấp nhận thông thường là những việc bất khả kháng hoặc emergency.

2. Có khoảng trống trong thời gian học

– Một trong những điều kiện để nộp hồ sơ PGWP là du học sinh không được phép có Gap time hay khoảng trống giữa các kì học của mình. Mình biết có những bạn vì nhiều lí do mà phải take 1-2 gap time để về VN trong khoảng thời gian học Post-Secondary, tuy nhiên điều này thì rủi ro cao là PGWP của các bạn sẽ bị CIC từ chối.

3. Học 2 chương trình nhưng chỉ nộp hồ sơ 1 chương trình

– Có những bạn học 2 chương trình (ví dụ mỗi chương trình 1 năm), sau khi kết thúc các bạn lại chỉ apply PGWP cho chương trình gần nhất mình vừa hoàn thành. CIC sẽ xét khoá học gần nhất chứ không phải cộng gộp hai chương trình riêng biệt với nhau.

4. Hộ chiếu hết hạn sớm trước thời hạn dự tính của PGWP

– Đây chính là trường hợp của bản thân mình. Hộ chiếu của mình sẽ hết hạn tháng 4/2023, đồng nghĩa với việc đúng ra PGWP của mình có thể được kéo dài tới tháng 7 hoặc tháng 8/2023 thì bây giờ chỉ có thể tới khi hộ chiếu của mình còn hạn (04/2023).

5. Học những nghành chăm sóc sức khỏe cộng đồng nhưng không khám sức khoẻ

– Những du học sinh học những nghành liên quan tới chăm sóc sức khỏe như Health Science, Clinical Lab, Care Giver, etc. sẽ bắt buộc phải được khám sức khỏe một lần nữa để bổ sung kết quả vào hồ sơ nộp PGWP. Điều này có lẽ những ai học trong nghành này đều rất familiar, nhưng mình vẫn sẽ liệt kê vào đây để những bạn nào có ý định học nghành này có 1 heads-up nhé.

6. Nhầm lẫn giữa các thời hạn 90 ngày và 180 ngày

– 90 ngày sau khi khóa học kết thúc là thời gian mà Study Permit của du học sinh sẽ tự động hết hạn. – 180 ngày là thời gian tối đa du học sinh có thể apply cho PGWP sau khi khóa học kết thúc. – Chính vì thế mình đã biết có những bạn sau khi tốt nghiệp sớm và Study Permit còn rất dài thời gian, hiểu lầm rằng họ có tới 180 ngày để nộp PGWP. Tuy nhiên, sau 90 ngày kể từ ngày tốt nghiệp mà hồ sơ PGWP chưa được nộp, du học sinh để bị coi là định cư bất hợp pháp. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới status của các bạn ở Canada. Vì thế, kể cả khi đầy đủ điều kiện để nộp PGWP, khả năng cao các bạn sẽ bị từ chối và phải về nước!

7. Study permit hết hạn trước khi apply PGWP

– Gần giống với điều ở trên, khi nộp PGWP, du học sinh cần đảm bảo rằng họ vẫn còn hạn Study Permit để đảm bảo legal status tại Canada. Vì thế, mình suggest trước khi Study Permit hết hạn 3 tháng, các bạn nên chuẩn bị renew giấy tờ, tránh ảnh hưởng tới những việc lớn hơn về sau nhé.

8. Học chương trình không eligible cho PGWP

– Không phải cứ học tại Canada là du học sinh sẽ eligible cho PGWP. Hãy đảm bảo chương trình học và Institution đều eligible cho PGWP trước khi quyết định lựa chọn nhé.

9. Hiểu nhầm thuật ngữ job offer nên bị yêu cầu nộp LMIA

– Thật sự mà nói thì trên CIC, thuật ngữ Job Offer khá là confusing! Có những bạn khi nộp PGWP dù đã được 1 công ty offer 1 position nào đó nên trong questionaire lại declare “Yes”. Tuy nhiên, Job Offer trên CIC nghĩa là 1 postion được “LMIA supported”. Thông thường, employer sẽ không muốn hoặc không đủ khả năng để provide LMIA document, dẫn đến việc hồ sơ bị trượt. Vì thế, tốt nhất khi được hỏi về Job Offer, du học sinh nên chọn “No”, và PGWP nhận được sẽ có status Open.

10. Apply Pgwp lần thứ 2 cho chương trình học thứ 2

– PGWP là document được cấp 1 lần duy nhất trong đời! Nhiều bạn vì sau khi PGWP hết hạn mà vẫn chưa đủ điều kiện PR nên quyết định học thêm 1 chương trình và nhầm tưởng sẽ được cấp PGWP lại sau khi chương trình kết thúc. Điều này chắc chắn sẽ không xảy ra nên mọi người để ý nhé.

Đây là những lỗi mà mình/cháu tổng hợp được từ kinh nghiệm của bản thân và bạn bè xung quanh. Không biết còn lỗi nào nên tránh nữa không thì mọi người liệt kê thêm để tất cả các bạn cùng tránh nhé!