Các chứng chỉ cần thiết khi đi du học

Các chứng chỉ cần thiết khi đi du học. Chứng chỉ quốc tế là một trong những nội dung quan trọng du học sinh cần phải có khi thực hiện mơ ước du học của mình. Có bao nhiêu chứng chỉ quốc tế? Những chứng chỉ nào quan trọng? Và chúng chứng minh được những gì? Cần làm sao để sở hữu những chứng chỉ đó? Đó là những câu hỏi mà cafeduhoc sẽ giúp các du học sinh trả lời qua bài viết này.

Chứng chỉ quốc tế là gì?

Trong quá trình chuẩn bị đi du học tại nước ngoài, ngoài các giấy tờ hành chính quan trọng như: VISA, chứng minh tài chính,… Các du học sinh cần phải có các chứng chỉ quốc tế bổ sung để chứng minh năng lực của bản thân. Vì các trường có mức độ giáo dục cũng như đánh giá khác nhau. Và điểm GPA ở trung học không đủ để đánh giá một cá nhân. Nên các chứng chỉ quốc tế như là một quy chuẩn với các trường Đại học trên toàn bộ thế giới. 

Các chứng chỉ quốc tế là bằng cấp, chứng minh có giá trị trong thời hạn. Được cấp bởi các viện, các tổ chức giáo dục có độ uy tín cao. Các chứng chỉ chỉ được cấp sau khi thí sinh trải qua kỳ thi do họ tổ chức. Qua kỳ thi, kết quả biểu trưng cho năng lực của thí sinh sẽ được ghi nhận lại. Và biểu hiện qua các điểm số của bằng cấp, chứng chỉ đó.

Tùy vào mỗi trường đại học, ngành học, và quốc gia mà mỗi chứng chỉ khác nhau sẽ được áp dụng cho hình thức tuyển sinh. Với yêu cầu kết quả khác nhau.

Một số chứng chỉ quốc tế bạn cần biết khi du học

IELTS

IELTS, đây là viết tắt của cụm International English Language Testing System. Hay còn gọi là hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế. Hệ thống này được triển khai từ năm 1989 và đồng điều hành bởi 3 tổ chức: ESOL của trường Đại học Cambridge, Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP (Úc). IELTS có 2 dạng chứng chỉ tương ứng với 2 nhu cầu thi của thí sinh: 

– IELTS học thuật (Academic): chứng chỉ quốc tế dành cho học sinh muốn tham gia học tập tại bậc đại học, sau đại học,…tại các trường cao đẳng/ đại học/ học viện giáo dục.

– IELTS thông thường (General): chứng chỉ quốc tế dành cho học sinh muốn tham các khóa học nghề, muốn tìm việc hoặc có mục đích định cư.

Chung quan, IELTS học thuật có đề thi khó hơn và được đánh giá cao hơn so với IELTS thông thường. Do đó, để thực hiện kế hoạch du học, các bạn học sinh nên chú ý thi IELTS học thuật để đảm bảo hồ sơ đăng ký của mình được đánh giá tốt nhất.

Đề thi IELTS được đánh giá là tương đối khó so với các chứng chỉ còn lại. Tuy nhiên, IELTS lại phổ biến và dễ được chấp nhận hơn so với các chứng chỉ khác. Chứng chỉ IELTS có giá trị cao trên toàn thế giới. Trong đó có các nước: Anh, Úc, New Zealand, Canada, Hà Lan,… và đa số các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ. Các mức điểm cũng khá tương đối. Các khóa học cao đẳng thường yêu cầu học sinh có điểm IELTS từ 5.0 – 6.0; các khóa cử nhân yêu cầu IELTS 6.0 – 6.5 và các khóa sau đại học thường yêu cầu sinh viên có trình độ IELTS 6.5 (IELTS 7.0 đối với một số ngành đặc biệt như Y học, Đào tạo,..).

TOEFL

Phổ biến ở vị trí thứ 2, đứng sau chứng chỉ quốc tế TOEIC là TOEFL. TOEFL (Test of English as a Foreign Language) được thực hiện bởi Cơ quan Khảo thí Giáo dục Mỹ ETS (Educational Testing Service). Chứng chỉ này được ưa chuộng và công nhận tại Mỹ. Các quốc gia châu Âu đang dần xem xét và chấp nhận. Vì vậy đây là chứng chỉ cần thiết cho các du học sinh có ý định học ở Mỹ. 

Hiện nay một số trường Top đầu tại Mỹ chỉ chấp nhận chứng chỉ TOEFL, chứ không chấp nhận IELTS ( VD: Stanford University, Harvard University, …).

TOEFL được phân chia thành 3 loại: 

  • TOEFL iBT (internet based test): sử dụng Internet tốc độ cao để chuyển đề thi từ ETS về trung tâm tổ chức thi. Đây là hình thức phổ biến và đang dần thay thế các hình thức con lại
  • TOEFL PBT (paper based test): Đây là dạng thi TOEFL cũ. Chỉ được tổ chức ở các địa điểm không đáp ứng 2 dạng thi còn lại. Cấu trúc cũng tương tự nhưng số lượng câu hỏi nhiều hơn và thang điểm rộng hơn.
  • TOEFL CBT (computer based test): TOEFL trên máy tính (CBT). Đề thi có nội dung tương tự nhưng thí sinh không được phép ghi chú trong lúc làm bài.

GMAT

GMAT (Graduate Management Admission Test) là một chứng chỉ quốc tế quan trọng sau đại học, bậc thạc sĩ. Đặc biệt là đây là chứng chỉ bắt buộc của ngành kinh doanh của Mỹ. Kỳ thi GMAT được hướng dẫn bởi Hội đồng tuyển sinh cao học về Quản lý và Kinh doanh (GMAC) trong đó bao gồm 131 trường học với các chương trình MBA, thiết kế để đo lường kỹ năng ngôn ngữ, số học và phân tích của những sinh viên dự định theo học các khóa học MBA và các khóa học có liên quan tại các trường. Bài thi này bao gồm ba phần: Toán, Ngôn ngữ học và viết luận hoàn toàn bằng tiếng Anh. 

Hầu hết những khoá cao học về kinh doanh và quản lý trên thế giới đều sử dụng kỳ thi này để lựa chọn và đánh giá học viên của mình.

SAT 

Các sinh viên quốc tế khi ứng tuyển vào các đại học tại Mỹ cần phải có chứng chỉ quốc tế bắt buộc này. SAT (Scholastic Assessment Test/ Scholastic Aptitude Test – Reasoning Test) được quản lý bởi tổ chức phi lợi nhuận College Board của Hoa Kỳ, và được phát triển bởi tổ chức ETS – Educational Testing Service (Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ). Nội dung gồm: viết luận, đọc hiểu và toán; toàn bộ được kiểm tra bằng tiếng Anh. Mục tiêu để đánh giá kiến thức tự nhiên, xã hội và kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề của học sinh bằng tiếng Anh.

SAT II

SAT II (subject test) là các bài thi chuẩn hóa của tổ chức College Board nhằm kiểm tra kiến thức của thí sinh trong môn học cụ thể, từ đó cung cấp thêm thông tin về thí sinh đó khi ứng tuyển vào các trường đại học tại Mỹ. Đây là một chứng chỉ quốc tế được đánh giá cao hơn SAT I, và là yêu cầu bắt buộc đối với một số trường. 

SAT II yêu cầu thí sinh phải thực hiện bài thi 3 môn trong số 18 môn. Mục tiêu chứng minh kiến thức của sinh viên quốc tế về môn học và ứng dụng được nó. Tuy nhiên, những câu hỏi trong bài thi SAT 2 thường không liên quan đến những cuốn sách giáo khoa hay phương pháp giảng dạy nào cả. Thay vào đó, nội dung của từng bài thi sẽ thay đổi dựa theo những xu hướng mới nhất của từng môn học đó.

Ngoài các chứng chỉ quốc tế phổ biến ở trên, vẫn còn một số chứng chỉ quan trọng khác như: SSAT, ACT, AP, IB, GRE… Tùy theo mỗi trường và mỗi quốc gia mà bạn muốn du học. Sẽ có những yêu cầu chứng chỉ khác nhau. Vì vậy, các bạn cần nghiên cứu kỹ trước khi đặt mục tiêu du học nhé,.