Cách dùng động từ nối be, seem, look… Động từ nối là các động từ dùng dùng để diễn tả trạng thái của chủ ngữ thay vì diễn tả một hành động.
Sau động từ nối là một tính từ hoặc một cụm danh từ.
Động từ nối là gì?
💡 Động từ nối là các động từ dùng dùng để diễn tả trạng thái của chủ ngữ thay vì diễn tả một hành động.
Bình thường, để diễn tả trạng thái của chủ ngữ, chúng ta dùng động từ “to be”.
Ví dụ:
- Adam is a 30-year-old man. → Adam = 30-year-old man → Adam là một người đàn ông 30 tuổi.
- Jenny was scared of thunder. → Jenny = scared → Jenny sợ tiếng sấm sét.
Ngoài động từ “to be” ra, chúng ta cũng có thể dùng các động từ nối khác để diễn tả trạng thái của chủ ngữ.
Ví dụ:
-
You seem happy. → You = happy → Bạn trông có vẻ hạnh phúc.
-
She sounded more confident than she felt. → She = more confident → Cô ấy nghe có vẻ tự tin hơn là cô ấy cảm thấy.
-
My father became a high school teacher at 22. → My father = high school teacher → Cha của tôi đã trở thành giáo viên trung học phổ thông ở tuổi 22.
Sau động từ nối là một tính từ hoặc một cụm danh từ:
-
Train fares are likely to remain unchanged. = Vé tàu có thể sẽ không đổi.
→ Sau động từ nối remain là tính từ unchanged. -
They remained good friends in spite of their quarrel. = Họ vẫn là bạn tốt dù đã cãi vã.
→ Sau động từ nối remain là cụm danh từ good friends.
1. Những động từ nối thông dụng
Một số động từ được dùng kết hợp tính từ hay bổ ngữ danh từ với chủ ngữ. Những động từ này gọi là động từ nói (link verbs). Chẳng hạn như be, seem, appear, look, sound, smell, taste, feel, become, get.
Ví dụ:
The weather is horrible. (Thời tiết thật tệ.)
That car looks fast. (Chiếc xe này trông thật nhanh.)
She became a racehorse trainer. (Cô ấy trở thành người huấn luyện ngựa đua.)
2. Tính từ sau động từ nối
Sau các động từ nối, chúng ta dùng tính từ chứ không dùng trạng từ.
Hãy so sánh:
He spoke intelligently. (Intelligently là một trạng từ nói cho bạn biết người đó nói chuyện thế nào.)
(Anh ấy nói chuyện một cách khôn ngoan.)
He seems intelligent. (Intelligent là một tính từ, nó nói cho bạn biết về bản thân người đó thay vì nói He is intelligent. Seem là một động từ nối.)
(Anh ấy có vẻ thông minh.)
3. Cách dùng khác
Một số động từ nối cũng được dùng với những nghĩa khác như một động từ thường. Với cách này, chúng được dùng với trạng từ chứ không phải tính từ.
Hãy so sánh:
The problem apppeared impossible. (Vấn đề có vẻ như là không thể.)
KHÔNG DÙNG:...impossibly.
Isabel suddenly appeared in the doorway. (Isabel đột nhiên xuất hiện ở cửa.)
KHÔNG DÙNG: …sudden...
Những động từ khác dùng được cả hai cách là look, taste, và feel.
4. Nói về sự thay đổi
Một số động từ nối được dùng để nói về sự thay đổi hoặc giữ nguyên không thay đổi. Các động từ thông dụng là become, get, grow, go, turn, stay, remain, keep.
Ví dụ:
It’s becoming/getting colder. (Trời trở nên lạnh hơn.)
How does she stays so young? (Làm thể nào mà cô ấy cứ mãi trẻ trung vậy?)
I hope you will always remain so happy. (Tớ hy vọng cậu cứ luôn hạnh phúc vậy.)
The leaves are going/turning brown. (Những chiếc lá đang chuyển sang màu nâu.)
5. Những động từ khác có tính từ theo sau
Đôi khi những động từ khác cũng có thể có tính từ theo sau. Điều này xảy ra khi chúng ta đang tập chung miêu tả chủ ngữ của câu chứ không phải hành động của động từ. Những động từ thông dụng là sit, stand, lie, fall.
Ví dụ:
The valley lay quiet and peaceful in the sun.
(Thung lũng nằm lặng lẽ, bình yên dưới ánh mặt trời.)
She sat motionless, waiting for their decision.
(Cô ấy ngồi bất động chờ đợi quyết định của họ.)
He fell unconscious on the floor.
(Anh ấy bất tỉnh trên sàn nhà.)
KHÔNG DÙNG: …unconsciously...
Các tính từ cũng có thể được dùng trong cấu trúc verb + object + adjective để miêu tả tân ngữ của động từ.
Ví dụ: New SUPER GUB washes clothes SUPER WHITE. (Loại SUPER GUB mới giặt quần áo siêu trắng tinh.)
KHÔNG DÙNG: …WHITELY...
He pulled his belt tight and started off. (Anh ấy thắt chặt dây an toàn và đi.)
KHÔNG DÙNG: ...tightly…