Cách tự học tiếng anh từ con số 0 đến TOEIC 990 sau 4 năm. Ngolongnd xin chia sẻ bài viết của tác giả Hoàng Đức Minh trong group Học Tiếng Anh Không Quạu.
Nội dung chính
Lời giới thiệu
Mình bắt đầu việc (tự) học tiếng Anh từ 7 năm trước, lúc mình mới bắt đầu vào Đại học. Xuất thân của mình là một đứa học khối A, suốt các năm cấp 2 và cấp 3 không biết một chữ tiếng Anh nào, không đi học thêm tiếng Anh, ở trên trường cũng không chú tâm học tiếng Anh, đi thi toàn được bạn chỉ (bù lại mình chỉ bạn mình toán lý hóa ). Mình nhớ hoài có lần mình kiếm tra tiếng Anh trên trường lúc mình lớp 7 lớp 8 gì đó, mình nhớ rõ ràng là khi trả lời câu hỏi, mình tìm được đoạn giống y câu hỏi trong đoạn văn, chép vào câu trả lời mà vẫn bị điểm thấp mà không hiểu tại sao , rồi thì mình nhớ mãi mình không bao giờ hiểu được tại sao có câu có is có to be có câu không có, etc. Hơi dông dài nhưng để cho các bạn hiểu được mình mù tiếng Anh đến cỡ nào.
Sau khi kì thi Đại học đã trôi qua, mình bắt đầu đi học tại trường Bách Khoa Đà Nẵng. Và Đại học là một thế giới hoàn toàn mới với mình, các câu lạc bộ, và mọi thứ khác đều mới mẻ đối với mình. Và mọi người xung quanh ai cũng nói rằng “Phải học tiếng Anh, phải học kĩ năng mềm” nên dĩ nhiên là mình phải nhấc mông lên tìm cách học tiếng Anh. Và 4 năm sau, khi mình học năm cuối Đại học, mình đã thi được TOEFL iBT 115/120 và TOEIC 990/990. Mình để những con số này để thu hút sự chú ý của các bạn thôi, chứ bản thân mình quan niệm nên học tiếng Anh để sử dụng tiếng Anh chứ không nên học tiếng Anh để thi, mình không ủng hộ suy nghĩ là học tiếng Anh = luyện thi IELTS, do vậy mình suy nghĩ trong lòng mình cũng có xu hướng không thích các kì thi chuẩn hóa luôn. Mặc dù mình biết là nó là bắt buộc và rất nhiều người phải thi những bài thi này, hic mình dông dài quá.
Sau khi kì thi Đại học đã trôi qua, mình bắt đầu đi học tại trường Bách Khoa Đà Nẵng. Và Đại học là một thế giới hoàn toàn mới với mình, các câu lạc bộ, và mọi thứ khác đều mới mẻ đối với mình. Và mọi người xung quanh ai cũng nói rằng “Phải học tiếng Anh, phải học kĩ năng mềm” nên dĩ nhiên là mình phải nhấc mông lên tìm cách học tiếng Anh. Và 4 năm sau, khi mình học năm cuối Đại học, mình đã thi được TOEFL iBT 115/120 và TOEIC 990/990. Mình để những con số này để thu hút sự chú ý của các bạn thôi, chứ bản thân mình quan niệm nên học tiếng Anh để sử dụng tiếng Anh chứ không nên học tiếng Anh để thi, mình không ủng hộ suy nghĩ là học tiếng Anh = luyện thi IELTS, do vậy mình suy nghĩ trong lòng mình cũng có xu hướng không thích các kì thi chuẩn hóa luôn. Mặc dù mình biết là nó là bắt buộc và rất nhiều người phải thi những bài thi này, hic mình dông dài quá.
Tại sao lại chọn tự học?
Mình chọn tự học tiếng Anh không chỉ vì mình muốn tiết kiệm tiền mà mình nghĩ lí do quan trọng hơn là quá trình luyện thi Đại học đã rèn cho mình niềm tin rằng thứ gì mình cố gắng cũng tự học được hết, và mình enjoy quá trình khám phá, mày mò khi mà tự học.
Nhiều người bạn của mình nghĩ rằng họ không thể nào tự học được tiếng Anh. Nhưng mình nghĩ với mạng Internet ngày này thì ai cũng tự học được hết. Và mình cũng nghĩ là, cho dù là khi bạn đi học trung tâm, có người hướng dẫn, thì cái quyết định bạn có thành công hay không cũng là khả năng tự học của bạn. Giáo viên khônng thể nào chỉ qua vài tiếng mỗi tuần mà khiến bạn giỏi được. Nên thành ra dù có người khác dạy hay không thì bạn đều cần phải ‘tự học’ hết.
Nhiều người bạn của mình nghĩ rằng họ không thể nào tự học được tiếng Anh. Nhưng mình nghĩ với mạng Internet ngày này thì ai cũng tự học được hết. Và mình cũng nghĩ là, cho dù là khi bạn đi học trung tâm, có người hướng dẫn, thì cái quyết định bạn có thành công hay không cũng là khả năng tự học của bạn. Giáo viên khônng thể nào chỉ qua vài tiếng mỗi tuần mà khiến bạn giỏi được. Nên thành ra dù có người khác dạy hay không thì bạn đều cần phải ‘tự học’ hết.
Quá trình tự học
Mình mong là những ai chưa bắt đầu thật sự nghiêm túc học tiếng Anh, đặc biệt là những người đang nghĩ là mình rất bận không có thời gian và đang đợi đến khi mình có thời gian mới học tiếng Anh, hãy bắt đầu học tiếng Anh ngay hôm nay. Vì mình nghĩ việc học ngôn ngữ giống như là việc gửi tiền vào sổ tiết kiệm, nên bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu bạn bắt đầu sớm, mỗi ngày chỉ học được một ít, thì sau thời gian lâu, nhờ the power of compound interest, kiến thức tiếng Anh của bạn cũng sẽ rất tốt. Ngược lại, bạn đợi đến vài năm sau, khi bạn rãnh, thì dù bạn có học tiếng Anh nhiều giờ mỗi ngày thì vẫn chậm bước hơn người bắt đầu và học mỗi ngày một ít rất nhiều.
Vì sao mình nói như vậy, vì trong 4 năm đầu tiên học tiếng Anh này, thì mình chỉ thực sự học nhiều nhất vào năm đầu tiền. Trong khi đó, năm đầu tiên mình học chương trình Việt-Pháp PFIEV ở Bách Khoa, nếu ai biết thì chương trình này học rất nặng, gấp đôi bình thường, ngày nào mình cũng học trên trường sáng chiều, tối về thì đi câu lạc bộ, đi dạy thêm, tức là mỗi ngày mình chỉ dành được chắc 2 tiếng là nhiều nhất cho việc học tiếng Anh thôi. Nhưng mình vẫn làm được, vậy nên các bạn hãy bắt đầu ngay nhé
Vì sao mình nói như vậy, vì trong 4 năm đầu tiên học tiếng Anh này, thì mình chỉ thực sự học nhiều nhất vào năm đầu tiền. Trong khi đó, năm đầu tiên mình học chương trình Việt-Pháp PFIEV ở Bách Khoa, nếu ai biết thì chương trình này học rất nặng, gấp đôi bình thường, ngày nào mình cũng học trên trường sáng chiều, tối về thì đi câu lạc bộ, đi dạy thêm, tức là mỗi ngày mình chỉ dành được chắc 2 tiếng là nhiều nhất cho việc học tiếng Anh thôi. Nhưng mình vẫn làm được, vậy nên các bạn hãy bắt đầu ngay nhé
2 thứ cần học đầu tiên khi học tiếng Anh
1. Phát âm
Mình nghĩ phát âm thực sự rất quan trọng. Phát âm tốt giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp, giúp người khác hiểu bạn, giúp bạn hiểu người khác. Và một trong những ấn tượng đầu tiên của người khác khi nghe bạn nói chuyện là phát âm của bạn, và sẽ vô thức đánh giá trình độ tiếng Anh của bạn dựa trên phát âm của bạn. Mình nhớ là nhờ học tốt phát âm mà chỉ sau 2-3 tháng khi nói chuyện với bạn người Mỹ của mình thì chú đó không tin là mình mới học tiếng Anh được 2-3 tháng (đến giờ chú đó vẫn không tin, vẫn bảo mình nói xạo ).
Nên học phát âm như thế nào? Các bạn nên học lần lượt tất cả các âm trong bảng IPA của tiếng Anh, lên youtube gõ từ khóa ‘ m X + pronunciation’ (Ví dụ như T pronunciation) sẽ có vô vàn video người bản xứ hướng dẫn cho các bạn cách phát âm (mình recommend kênh Rachel’s English). Nếu các bạn không hiểu được người ta hướng dẫn bằng tiếng Anh thì có thể bật CC lên, hoặc thậm chí chỉ cần xem hình ảnh làm theo là cũng được nữa. Học cách phát âm thì rất nhanh, nhưng để luyện tập được phát âm đúng thì cần thời gian dài. Các bạn hãy kiên nhẫn và xem việc tập phát âm như luyện một môn thể thao nha. Cứ từ từ và kiên nhẫn. Khi nói hãy luôn chú ý đến những gì mình nói xem có đúng chưa và tự sửa cho bản thân. Quá trình này còn dài là bởi vì bộ não bạn cần thời gian để phát triển bộ lọc cho các âm tiếng Anh, để làm quen với các âm trong tiếng Anh, lúc ban đầu bạn thậm chí không phân biệt được các âm giống nhau thì làm sao có thể sửa cho bản thân nói chính xác được. Hãy kiên nhẫn nhé
Một lỗi mình để ý nhiều người gặp phải là nghĩ rằng chỉ cần học xong IPA là mình đã phát âm chuẩn rồi và khi tra từ điển chỉ tra IPA mà không nghe audio đi kèm trong từ điển. Mình nghĩ các bạn nên luôn nghe audio trong từ điển khi tra từ để có thể so sánh với cách bản thân nói và sửa cho bản thân như mình nói ở trên.
Ngoài ra các bạn nên tra lại cả những từ các bạn nghĩ mình đã biết rồi, vì thực sự có rất nhiều từ chúng ta phát âm sai mà vẫn nghĩ và phát âm đúng.
Các bạn có thể kiểm tra phát âm bản thân bằng cách tự thu âm lại, hoặc dùng app Smule. Smule là ứng dụng hát karaoke, các bạn có thể nghe giọng của chính bản thân in real time. Các bạn chỉ cần chọn một bài hát bất kì, chọn lựa chọn join với ai đó để có thể hát miễn phí, sau đó pause lại là có thể luyện tập được.
Nên học phát âm như thế nào? Các bạn nên học lần lượt tất cả các âm trong bảng IPA của tiếng Anh, lên youtube gõ từ khóa ‘ m X + pronunciation’ (Ví dụ như T pronunciation) sẽ có vô vàn video người bản xứ hướng dẫn cho các bạn cách phát âm (mình recommend kênh Rachel’s English). Nếu các bạn không hiểu được người ta hướng dẫn bằng tiếng Anh thì có thể bật CC lên, hoặc thậm chí chỉ cần xem hình ảnh làm theo là cũng được nữa. Học cách phát âm thì rất nhanh, nhưng để luyện tập được phát âm đúng thì cần thời gian dài. Các bạn hãy kiên nhẫn và xem việc tập phát âm như luyện một môn thể thao nha. Cứ từ từ và kiên nhẫn. Khi nói hãy luôn chú ý đến những gì mình nói xem có đúng chưa và tự sửa cho bản thân. Quá trình này còn dài là bởi vì bộ não bạn cần thời gian để phát triển bộ lọc cho các âm tiếng Anh, để làm quen với các âm trong tiếng Anh, lúc ban đầu bạn thậm chí không phân biệt được các âm giống nhau thì làm sao có thể sửa cho bản thân nói chính xác được. Hãy kiên nhẫn nhé
Một lỗi mình để ý nhiều người gặp phải là nghĩ rằng chỉ cần học xong IPA là mình đã phát âm chuẩn rồi và khi tra từ điển chỉ tra IPA mà không nghe audio đi kèm trong từ điển. Mình nghĩ các bạn nên luôn nghe audio trong từ điển khi tra từ để có thể so sánh với cách bản thân nói và sửa cho bản thân như mình nói ở trên.
Ngoài ra các bạn nên tra lại cả những từ các bạn nghĩ mình đã biết rồi, vì thực sự có rất nhiều từ chúng ta phát âm sai mà vẫn nghĩ và phát âm đúng.
Các bạn có thể kiểm tra phát âm bản thân bằng cách tự thu âm lại, hoặc dùng app Smule. Smule là ứng dụng hát karaoke, các bạn có thể nghe giọng của chính bản thân in real time. Các bạn chỉ cần chọn một bài hát bất kì, chọn lựa chọn join với ai đó để có thể hát miễn phí, sau đó pause lại là có thể luyện tập được.
2. Ngữ pháp
Ý mình không phải là các bạn phải học xong hết quyển sách ngữ pháp rồi mới đầu học những thứ khác của tiếng Anh. Mà ý của mình là các bạn nên bắt đầu học ngữ pháp ngay từ ban đầu. Mình nghĩ là ngữ pháp và phát âm giống như là ‘skeleton’ cho tiếng Anh của chúng ta vậy, đóng vai trò nền tảng giúp việc học tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn. Nếu không có ngữ pháp thì mình cảm thấy mọi thứ rất là mơ hồ và không bao giờ biết được là một câu là đúng ngữ pháp hay sai cả.
Mình cũng thấy nhiều người nói là hãy quên ngữ pháp đi, bạn không cần ngữ pháp. Nhưng nói như vậy mình thấy giống như là nói nếu muốn học Toán thì không cần học định lý định luật gì hết, chỉ cần biết số và các ký hiệu và ghép lại với nhau đại là được.
Cũng có người nói không cần học ngữ pháp vì ngữ pháp sẽ tự thấm dần vào tiềm thức bạn. Mình nghĩ là khi học ngôn ngữ as an adult thì việc “thấm tự nhiên” này rất là khó khăn. Bằng chứng là mình thấy rất rất nhiều người nói tiếng Anh rất trôi chảy nhưng câu nào của họ cũng có lỗi sai hết.
Mình cũng thấy nhiều người nói là hãy quên ngữ pháp đi, bạn không cần ngữ pháp. Nhưng nói như vậy mình thấy giống như là nói nếu muốn học Toán thì không cần học định lý định luật gì hết, chỉ cần biết số và các ký hiệu và ghép lại với nhau đại là được.
Cũng có người nói không cần học ngữ pháp vì ngữ pháp sẽ tự thấm dần vào tiềm thức bạn. Mình nghĩ là khi học ngôn ngữ as an adult thì việc “thấm tự nhiên” này rất là khó khăn. Bằng chứng là mình thấy rất rất nhiều người nói tiếng Anh rất trôi chảy nhưng câu nào của họ cũng có lỗi sai hết.
Vậy thì nên học ngữ pháp như thế nào?
Cách mình học ngữ pháp là mình đối xử với sách ngữ pháp như là một quyển từ điển hoặc quyển bách khoa toàn thư vậy. Việc học hết một quyển sách ngữ pháp một lúc quá là mệt mỏi và không khả thi. Chưa kể dù có học hết thì khi học xong chúng ta cũng quên gần hết và không áp dụng được những thứ ngữ pháp đó vào tiếng Anh nói và viết của chúng ta được (mà đây là mục tiêu của chúng ta: áp dụng ngữ pháp học được vào chính tiếng Anh của chúng ta khi nói và viết).
Vậy nên, việc mình đã làm là mình chỉ đọc qua lý thuyết về các chủ đề ngữ pháp, một ngày mình đọc vài chủ đề, không cần làm bài tập. Sau khoảng 1 tháng là đã đọc xong một quyển sách ngữ pháp rồi. Mục tiêu của mình khi làm việc này là biết được về những điểm ngữ pháp đó, định nghĩa, cách dùng, có ấn tượng về nó, để sau này có thể tìm lại được.
Sau đó mình bắt đầu giai đoạn ‘phân tích’. Bất kì khi nào mình đọc hay nghe một thứ gì bằng tiếng Anh là mình sẽ cố gắng phân tích xem tại sao nó lại như vậy? Cấu trúc của câu đó như thế nào, tại sao sử dụng thì đó, tại sao sử dụng điểm ngữ pháp đó, etc. Nếu không giải thích được mình sẽ quay lại sách ngữ pháp để tìm hiểu thêm, hoặc tìm câu trả lời trên mạng qua các trang web như Google, Stackexchange, Wordreference, etc. Nếu cứ làm như vậy sau khoảng nửa năm mình nghĩ các bạn đã thoải mái sử dụng được đúng hầu hết những ngữ pháp thông thường mà bạn cần.
Vậy nên, việc mình đã làm là mình chỉ đọc qua lý thuyết về các chủ đề ngữ pháp, một ngày mình đọc vài chủ đề, không cần làm bài tập. Sau khoảng 1 tháng là đã đọc xong một quyển sách ngữ pháp rồi. Mục tiêu của mình khi làm việc này là biết được về những điểm ngữ pháp đó, định nghĩa, cách dùng, có ấn tượng về nó, để sau này có thể tìm lại được.
Sau đó mình bắt đầu giai đoạn ‘phân tích’. Bất kì khi nào mình đọc hay nghe một thứ gì bằng tiếng Anh là mình sẽ cố gắng phân tích xem tại sao nó lại như vậy? Cấu trúc của câu đó như thế nào, tại sao sử dụng thì đó, tại sao sử dụng điểm ngữ pháp đó, etc. Nếu không giải thích được mình sẽ quay lại sách ngữ pháp để tìm hiểu thêm, hoặc tìm câu trả lời trên mạng qua các trang web như Google, Stackexchange, Wordreference, etc. Nếu cứ làm như vậy sau khoảng nửa năm mình nghĩ các bạn đã thoải mái sử dụng được đúng hầu hết những ngữ pháp thông thường mà bạn cần.
Các sách ngữ pháp mình thích là:
Grammar in use
Fundamentals of English Grammar
Các sách này viết bằng tiếng Anh nhưng ngôn ngữ sử dụng khá đơn giản nên mình nghĩ các bạn hoàn toàn có thể vừa tra từ điển vừa học được (như mình). Hoặc bạn cũng có thể đọc sách ngữ pháp bằng tiếng Việt như sách của Mai Lan Hương.
Fundamentals of English Grammar
Các sách này viết bằng tiếng Anh nhưng ngôn ngữ sử dụng khá đơn giản nên mình nghĩ các bạn hoàn toàn có thể vừa tra từ điển vừa học được (như mình). Hoặc bạn cũng có thể đọc sách ngữ pháp bằng tiếng Việt như sách của Mai Lan Hương.
Sau phát âm và ngữ pháp thì tiếp theo nên làm gì?
Là trau dồi từ vựng. Thực ra việc này nên được bắt đầu song song với từ vựng ngữ pháp, đây là quá trình lâu dài, mãi mãi. Vì các bạn học hoài cũng sẽ không hết. Nên biến nó thành thói quen làm mỗi ngày.
Nhiều bạn than với mình rằng các bản không thể học từ vựng được, vì học xong là quên, các bạn không có khiếu ngôn ngữ. Nhưng mình muốn tiết lộ với các bạn một bí mật, đó chính là việc chỉ học một từ một lần mà nhớ được là điều hầu như không thể. Chúng ta cần tiếp xúc với một từ nhiều nhiều lần thì mới có thể thực sự học được từ đó, hiểu được ý nghĩa của nó, cách dùng, cấu trúc, các tầng thái nghĩa của nó. Vậy nên không phải các bạn không có khiếu đâu, hãy cứ tiếp tục học tập nhé.
Một cách để khiến việc học từ vựng hiệu quả là dùng những phần mềm flash card dựa trên spaced repetition algorithms như Anki. Các phần mềm này sẽ cho bạn xem lại một từ bạn đã học vào khoảnh khắc bạn sắp quên từ đó. Đây là cách đã được chứng minh là cách học rất hiệu quả. Nếu các bạn học 1 từ mà lo lắng rằng sẽ không nhớ được thì cứ quăng từ này vào Anki (các bạn có thể thêm chữ, hình, âm thanh vào một flash card trong Anki) và yên tâm là đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ master được từ này. Phiên bản android, PC và web của Anki hoàn toàn miễn phí.
Các bạn có thể học từ bất kì nguồn nào mà bạn thích, sách báo phim ảnh âm nhạc đều được. Nhưng các bạn nên đa dạng hóa các nguồn học, học từ nhiều nguồn khác nhau.
Cách mình thích nhất để học là xem TV show, khi xem có từ nào bạn không biết chỉ cần tra và bỏ vào Anki là yên tâm sẽ học được từ đó.
TV show còn giúp bạn sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, luyện nghe, và tỉ tỉ thứ khác. Những người bạn giỏi tiếng Anh của mình đều nói rằng xem tv show đã giúp họ rất nhiều. Các bạn nên xem các show như comedy sẽ học hiệu quả hơn là xem sci-fi (toàn đánh nhau thôi ). Show mình thích nhất mọi thời đại là Modern Family, xem đi xem lại mà lần nào vẫn cười sặc sặc. Các bạn nhớ xem với English subtitles nha, chứ không phải Vietnamese subtitles.
Nhiều bạn than với mình rằng các bản không thể học từ vựng được, vì học xong là quên, các bạn không có khiếu ngôn ngữ. Nhưng mình muốn tiết lộ với các bạn một bí mật, đó chính là việc chỉ học một từ một lần mà nhớ được là điều hầu như không thể. Chúng ta cần tiếp xúc với một từ nhiều nhiều lần thì mới có thể thực sự học được từ đó, hiểu được ý nghĩa của nó, cách dùng, cấu trúc, các tầng thái nghĩa của nó. Vậy nên không phải các bạn không có khiếu đâu, hãy cứ tiếp tục học tập nhé.
Một cách để khiến việc học từ vựng hiệu quả là dùng những phần mềm flash card dựa trên spaced repetition algorithms như Anki. Các phần mềm này sẽ cho bạn xem lại một từ bạn đã học vào khoảnh khắc bạn sắp quên từ đó. Đây là cách đã được chứng minh là cách học rất hiệu quả. Nếu các bạn học 1 từ mà lo lắng rằng sẽ không nhớ được thì cứ quăng từ này vào Anki (các bạn có thể thêm chữ, hình, âm thanh vào một flash card trong Anki) và yên tâm là đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ master được từ này. Phiên bản android, PC và web của Anki hoàn toàn miễn phí.
Các bạn có thể học từ bất kì nguồn nào mà bạn thích, sách báo phim ảnh âm nhạc đều được. Nhưng các bạn nên đa dạng hóa các nguồn học, học từ nhiều nguồn khác nhau.
Cách mình thích nhất để học là xem TV show, khi xem có từ nào bạn không biết chỉ cần tra và bỏ vào Anki là yên tâm sẽ học được từ đó.
TV show còn giúp bạn sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, luyện nghe, và tỉ tỉ thứ khác. Những người bạn giỏi tiếng Anh của mình đều nói rằng xem tv show đã giúp họ rất nhiều. Các bạn nên xem các show như comedy sẽ học hiệu quả hơn là xem sci-fi (toàn đánh nhau thôi ). Show mình thích nhất mọi thời đại là Modern Family, xem đi xem lại mà lần nào vẫn cười sặc sặc. Các bạn nhớ xem với English subtitles nha, chứ không phải Vietnamese subtitles.
Một số điều khác cần lưu ý
• Sợ nói tiếng Anh?
Mình đã từng thấy rất rất nhiều người sợ hãi việc nói tiếng Anh trước người khác và điều này khiến họ không tiến bộ được. Khi mình mới học ngay cả lúc mình không biết gì mình cũng không hề cảm thấy xấu hổ khi nói tiếng Anh. Vì mình quan niệm bản thân đang ở vị trí người học. Người đang học hoàn toàn có quyển mắc lỗi sai, cực kì bình thường luôn, không có gì phải xấu hổ cả. Ai cũng bắt đầu từ con số 0 và sẽ dần tiến bộ. Hãy đặt bạn vào vị trí người đang học tiếng Anh nhé, chứ không phải ‘người sử dụng tiếng Anh thành thạo’ và quên sự sợ hãi đi nha
• Don’t be content with mediocrity and also be humble.
Mình thấy có nhiều người sau khi học tiếng Anh khá (IELTS 6-7-8, etc) rồi là bắt đầu cảm thấy hài lòng với trình độ tiếng Anh của bản thân và bắt đầu dừng học tập. Mình nghĩ chúng ta nên luôn học tập không ngừng nghỉ
Và tệ hơn là có những người học được đến trình độ nào đó là bắt đầu ‘chảnh’ và khinh thường những người học tiếng Anh khác. Mình cực kì không thích việc này Hãy luôn be humble nhé Và nhớ rằng tiếng Anh chỉ là công cụ thôi, không phải là cái gì to tát hết, có bao nhiêu triệu người nói tiếng Anh bản xứ, hãy không tự cao
• Self-correction
Mình nghĩ một trong những thứ quan trọng nhất nên nhớ khi học ngôn ngữ là chúng ta phải luôn luôn tự sửa sai cho bản thân. Vì rất hiếm có người nào khác có thể sửa tất cả lỗi của chúng ta được. Chúng ta phải luôn luôn ý thức được phải tự sửa lỗi cho bản thân. Và khi chúng ta giỏi lên, chúng ta sẽ sửa được những lỗi chúng ta đã mắc đó mà chúng ta không biết.
•Suy nghĩ bằng tiếng Anh
Mình nghĩ chúng ta nên luyện tập để có thể suy nghĩ bằng tiếng Anh, để không phải dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh mỗi khi nói, vừa tốn thời gian vừa khiến tiếng Anh của chúng ta không tự nhiên.
Các bạn hãy tăng sử dụng từ điển Anh-Anh, hạn chế dịch từ việt sang anh. Luôn check xem một từ đi với giới từ nào và các collocation liên quan, và không dịch theo nghĩa đen từ tiếng Việt sang. Hãy ‘đồng bộ’ tiếng Anh của bạn với người bản xứ chứ đừng tự ‘phát minh’ ra tiếng Anh của riêng mình
Các bạn hãy tăng sử dụng từ điển Anh-Anh, hạn chế dịch từ việt sang anh. Luôn check xem một từ đi với giới từ nào và các collocation liên quan, và không dịch theo nghĩa đen từ tiếng Việt sang. Hãy ‘đồng bộ’ tiếng Anh của bạn với người bản xứ chứ đừng tự ‘phát minh’ ra tiếng Anh của riêng mình
•Mơ bằng tiếng Anh
Mình đã từng đọc nhiều người nói là khi chúng ta bắt đầu mơ bằng thứ ngôn ngữ chúng ta đang học là lúc chúng ta thực sự sử dụng được ngôn ngữ đó. Lần đầu tiên mình mơ bằng tiếng Anh là một năm sau khi mình bắt đầu học tiếng Anh. Đây thực sự là một trải nghiệm rất thú vị mà chỉ những người học ngôn ngữ mới có. Mình chúc các bạn sớm mơ bằng tiếng Anh nhé
•Làm thế nào để nói/viết tiếng Anh tự nhiên?
Mình có thói quen check những gì mình viết xem người bản xứ có thực sự nói như vậy không bằng cách như tìm Google câu/phrase mình muốn nói trong ngoặc kép, hoặc search nó trên ludwig.guru. Mình nghĩ đây là một thói quen tốt cho việc học ngôn ngữ.
Cre: Hoàng Đức Minh group Học Tiếng Anh Không Quạu.