Du học ngành logistics

Du học ngành logistics. Thấu Hiểu Bức Tranh Toàn Cảnh Ngành Logistics. Cùng với sự mở cửa của nền kinh tế, ngành logistics đã ra đời và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Logistics cũng luôn là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh những năm gần đây. Vậy Logistics là gì? Du học ngành này ở đâu?
Thấu Hiểu Bức Tranh Toàn Cảnh Ngành Logistics
Du học Ngành Logistics

1. Khái niệm 

Logistics (hậu cần) là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các thủ tục để vận chuyển và lưu trữ hàng hóa hiệu quả và hiệu suất, bao gồm các dịch vụ và thông tin liên quan, từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ. Mục tiêu của logistics và quản lý chuỗi cung ứng là đáp ứng thành công các yêu cầu của khách hàng.
Hay nói dễ hiểu, thuật ngữ Logistics được sử dụng rộng rãi hơn để tham khảo quá trình điều phối và di chuyển tài nguyên – con người, vật liệu, hàng tồn kho và thiết bị – từ một vị trí đến kho lưu trữ tại điểm đến mong muốn.

2. Dịch vụ Logistic chủ yếu của Việt Nam

Trong luật thương mại Việt Nam 2005 thì thuật ngữ Logistics cũng được xuất hiện. Trong điều 233 Luật thương mại thì:
“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Các loại dịch vụ Logistics chủ yếu của Việt Nam bao gồm:
  • Các dịch vụ logistics phổ biến: Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin hàng hoá, dịch vụ xử lý hàng tồn kho, lỗi mốt,….
  • Các dịch vụ logistics liên quan đến vận tải: Dịch vụ vận tải đường bộ, dịch vụ vận tải thuỷ nội địa, dịch vụ vận tải hàng hải, dịch vụ vận tải đường sắt, dịch vụ vận tải hàng không, dịch vụ vận tải đường ống.
  • Các dịch vụ logistics liên quan khác: Dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ bán lẻ thương mại có thể bao gồm thu gom, phân loại hàng, phân phối, lưu kho, giao hàng, dịch vụ bưu chính và các loại dịch vụ hỗ trợ khác.

3. Học logistic ở đâu?

Khi mà ngành Logistics ngày càng nhận được sự quan tâm của các bạn trẻ thì không có gì ngạc nhiên bởi ngành này được đăng ký rất nhiều trong mỗi kỳ thi tuyển sinh vào đại học. Nếu như đã nắm rõ Logistics là gì bạn có thể đăng ký thi tuyển vào các trường đào tạo ngành logistics được đánh giá cao tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo như:
  • Trường đại học giao thông vận tải TPHCM
  • Trường đại học Ngoại Thương Hà Nội
  • Trường đại học Hàng Hải Việt Nam
  • Trường đại học Ngoại Thương cơ sở 2
  • Trường đại học Thương Mại
  • Trường ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam
  • Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP.HCM

4. Du học ngành logistics ở đâu?

Một số quốc gia có thế mạnh đào tạo về logistics và supply chain: Hà Lan, Singapore, Mỹ, Thụy Điển, Úc, Canada…

Đặc biệt, Hà Lan với cảng Rotterdam và sân bay Schiphol là nơi trung chuyển tới 54% tổng lượng hàng hóa lưu thông vào châu Âu; Singapore sở hữu một trong những cảng biển nhộn nhịp nhất thế giới, phụ trách 1/5 lượng hàng hóa vận chuyển bằng container của thế giới là 2 gợi ý hàng đầu cho bạn.

5. Nếu muốn du học ngành logistics nhưng không giỏi tiếng Anh thì làm sao?

Thành thạo tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc đối với các bạn muốn du học các chương trình giảng dạy bằng ngôn ngữ này, dù bạn chọn ngành học nào. Nếu trình độ tiếng Anh chưa đủ đáp ứng yêu cầu đầu vào của trường, bạn có thể chọn chương trình dự bị tiếng Anh do trường hoặc đơn vị giáo dục khác cung cấp.

6. Có cần phải giỏi toán mới được nộp đơn vào chương trình logistics không?

Một số trường (như Đại học KHUD HAN Hà Lan) không có yêu cầu đặc biệt về điểm số môn toán trong hồ sơ đăng ký. Do vậy, không bắt buộc bạn phải giỏi toán mới có thể theo đuổi ngành học này.

7. Nên chọn học kỹ thuật logistics hay quản lý logistics?

Trong logistics, nhu cầu nhân lực về kỹ thuật và quản lý đều cao. Tùy vào định hướng, thế mạnh và sự phù hợp mà bạn đưa ra quyết định.

  • Nếu bạn có thế mạnh về kỹ thuật, công nghệ, đam mê thiết kế các “dây chuyền” sao cho logistics hoạt động suôn sẻ và hiệu quả nhất thì rất phù hợp với kỹ thuật logistics.
  • Nếu bạn có thế mạnh về quản lý, tổ chức, yêu thích làm việc với những người khác, có khả năng bao quát công việc thì không khó để theo đuổi quản lý logistics.

8. Học logistic ra làm gì?

Vậy theo học ngành logistics bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc tại những doanh nghiệp như:

  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

  • Nhân viên xuất nhập khẩu

  • Nhân viên quản lý bán hàng

  • Nhân viên thu mua

  • Nhân viên quản lý điều hành vận tải

  • Chuyên viên logistics kinh doanh

9. Ai sẽ phù hợp với ngành logistics?

Để thành công trong lĩnh vực này, người học cần có khả năng bao quát, óc tổ chức – sắp xếp tốt, khả năng thương thuyết – đàm phán, năng lực quản lý, tư duy logic…

Điều quan trọng là bạn đam mê công việc và không ngừng học hỏi để đáp ứng các yêu cầu thay đổi nhanh chóng của ngành.

Trên đây, cafeduhoc.net đã giới thiệu tổng quan nhất về ngành Logistics và nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về ngành Logistics một cách kỹ lưỡng hơn hãy để lại comment dưới đây nhé!