Du học nghề Đức – nên chuẩn bị cái gì?

Du học nghề Đức – nên chuẩn bị cái gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc trong suốt thời gian qua. Ngoài những cái điều kiện cần mà các bạn cần có sẵn đó là bằng cấp 3, học bạ cấp 3 và các giấy tờ khác liên quan. Thì theo mình các bạn sẽ phải chuẩn bị “3T” cho điều kiện đủ. “Đủ” ở đây là đủ để có tấm visa và đủ để hoà nhập trong thời gian đầu nơi đất khách. Đó chính là TIỀN – TIẾNG – TÂM LÝ

Nội dung chính

Tiền

Cái này không nói thì ai cũng biết. Muốn ra nước ngoài du học luôn luôn phải chuẩn bị tiền. Như các bạn đã biết rất nhiều người đi du học nghề Đức có điều kiện kinh tế gia đình không được khá giả. Mỗi người mỗi hoàn cảnh. Đối với những bạn học sinh còn ít tuổi thì bố mẹ phải chuẩn bị tiền. Còn đối với những bạn lớn tuổi thì có thể phải tự xoay xở bằng đồng tiền tích góp của mình, cũng có thể phải vay mượn anh em bạn bè hay ngân hàng. Mình có quen một vài bạn đi Nhật 3-5 năm về thì chọn đi Đức và các bạn cũng có một khoản tiền để dành nhất định rồi.

Vậy chuẩn bị bao nhiêu tiền là đủ??? Câu hỏi này rất khó trả lời. Đầu tiên nó phụ thuộc vào thời gian các bạn học tiếng Đức, học càng lâu thi càng nhiều thì số tiền đó sẽ tăng. Cái thứ 2 là phụ thuộc vào chương trình các bạn đi và công ty các bạn chọn. Có những bạn chọn con đường tự làm hồ sơ để tiết kiệm chi phí. Còn đại đa số đều chọn đi qua công ty. Và khi đi qua công ty thì số tiền mà các bạn phải thanh toán cũng khác nhau, theo như giá thị trường thì sẽ khoảng 5000-9000euro. Và số tiền này cũng phụ thuộc vào chương trình có cmtc hay ko cmtc (đối với các bạn đi với bằng B1). Nếu như biết cách lựa chọn và thêm chút nay mắn thì các bạn chỉ phải chuẩn bị 180-250tr cho toàn bộ quá trình. Còn bạn nào ít tìm hiểu thì có thể bị hớ lên 400-600tr cho tất cả.

Tiếng nói

Cái này cũng không thể thiếu khi các bạn chọn con đường này. Điều kiện cần là bằng A2,B1,B2 tiếng Đức còn điều kiện đủ là “Càng giỏi tiếng Đức càng tốt”. Tiếng Đức là một trong những ngôn ngữ khó trên thế giới. Vì vậy học tiếng Đức cũng là thử thách lớn với người mới học. Nhưng nếu các bạn có “động lực và quyết tâm” thì mình nghĩ nó không phải vấn đề quá cao siêu. Theo như nhìn nhận của mình thì có khoảng 20% các bạn có B1 trong thời gian 5-7 tháng, 65%có B1 trong 8 – 18 tháng, 15%là bỏ giữa chừng. Thì các bạn thấy rằng con số bỏ giữa chừng cũng rất nhỏ, trong đó ngoài lý do ko học được thì còn nhiều lý do khác về cá nhân và gia đình nên các bạn đó ko đi nữa. Vì vậy vấn đề chinh phục bằng tiếng Đức chỉ là thời gian nếu bạn xác định rõ ràng.
Khi đã có bằng B1,B2 rồi thì cái các bạn cần quan tâm đấy chính là trau dồi tiếng Đức càng nhiều càng tốt. Vì ngôn ngữ chính là chìa khoá của mọi vấn đề, tấm bằng tiếng Đức chỉ là điều kiện cần mà thôi, cái quan trọng hơn là khả năng giao tiếp, nghe hiểu.

Tâm lý

Tại sao mình lại bảo các bạn nên chuẩn bị tâm lý? Vì khi làm bất kể chuyện gì mà ko chuẩn bị sẵn tâm lý và tinh thần trước thì các bạn luôn bị động
Đầu tiên là chuẩn bị tâm lý học tiếng Đức. Nếu các bạn ko chuẩn bị cho mình 1 tâm lý quyết tâm mà đến đâu hay đến đó thì ko biết bao giờ các bạn mới đạt được điều kiện cần là tấm bằng tiếng Đức. Rất nhiều các bạn trẻ 18,19 tuổi còn chưa ý thức được con đường này mà chủ yếu là do bố mẹ bắt đi học nên tâm lý các bạn còn ham chơi. Ngược lại đối với những bạn đã lớn tuổi thì một khi xác định con đường này là không còn đường lui nên các bạn rất quyết tâm và có nhiều động lực. Vì vậy mà ở bài trước mình đã nói là rất nhiều các bạn trên 27 lấy được bằng B1 chỉ trong 6-8 tháng.
Cái thứ 2 là chuẩn bị tâm lý trên đất khách. Rất nhiều bạn trong đầu đang nghĩ rằng sang đây để học, để đi du lịch khắp châu Âu, để ngắm trai xinh gái đẹp…. Nhưng rồi thực tế sẽ cho các bạn tỉnh ngộ. Rất nhiều bạn trẻ khi sang đây đã hỏi “thế mình sang đây để làm gì nhỉ?”. Các bạn không định hướng được con đường mà các bạn chọn hoặc bố mẹ các bạn đã chọn. Tâm lý mà các bạn nên chuẩn bị đó chính là tâm lý “chịu khổ”. Xa nhà đã là khổ, không có bố mẹ và anh em bên cạnh, lúc nào cũng chỉ một mình, ốm đau cũng một mình. Du học nghề thì các bạn phải dậy sớm từ 4-5h sáng giữa trời âm độ để đi làm, có khi phải 12h đêm mới về đến nhà. Đối với nhưng người từng trải còn thấy vất vả thì đối với các bạn vừa tốt nghiệp cấp 3 thì điều này là điều đương nhiên. Nếu so sánh với bạn bè cùng trang lứa đang học đại học ở Việt Nam thì sáng đi học, chiều thể thao, tối trà đá thì du học sinh không khỏi tủi thân. Nhưng các bạn hãy nhìn vào điểm tích cực. Trong khi Các bạn của bạn ở Việt Nam đang phải tiêu tiền của bố mẹ, thì các bạn lúc đi học đã có lương, dám tự mua cho mình cái áo khoác hay đôi dày tính ra tiền Việt 5-6tr. Và còn nữa khi các bạn ra trường…(cái này thì ai cũng biết rồi). Hãy nhìn vào những cái này để tự tạo tâm lý vững chắc cho bản thân. Khổ trước sướng sau thế mới giàu mà ;))
Trên là những suy nghĩ chủ quan của mình về hành trang cần chuẩn bị cho những ai chọn con đường du học nghề Đức

Nguồn: Lê Đạt