Khó khăn khi đi du học Châu Âu

Châu Âu vẫn là trung tâm giáo dục lớn nhất thế giới, và cũng rất chất lượng, với các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới. Đây là nơi mà người học được giáo dục, đào tạo một cách toàn diện và bài bản, được tạo điều kiện, được trang bị đầy đủ để thỏa sức sáng tạo và thể hiện khả năng của mình. Du học Châu Âu có những khó khăn gì? Cùng cafeduhoc tìm hiểu nhé!

Khó khăn khi đi du học Châu Âu

Văn hóa ứng xử

So với người Châu Á với xu hướng tôn trọng vai vế, địa vị xã hội và thường phụ thuộc lẫn nhau, cư dân Châu Âu luôn rất thoải mái trong giao tiếp cũng như bình đẳng trong việc đối xử với mọi người. Thêm vào đó, sự thông dụng của những cử chỉ giao tiếp thân mật như bắt tay, ôm hôn tại các nước Châu Âu cũng có thể khiến các bạn du học sinh cảm thấy lạ lẫm khi lần đầu đến nước bạn. Người Châu Âu khá nghiêm túc và xem trọng sự đúng giờ cũng như văn hóa xếp hàng, thế nên họ sẽ rất không vui nếu bạn mắc phải những lỗi liên quan như chen lấn hay trễ giờ.

Phương pháp học khác biệt lớn với Việt Nam

Các nền giáo dục tiên tiến ở nước ngoài có những phương pháp học tập khác như ở Việt Nam. Cách truyền đạt của giảng viên, cách xây dựng lớp học, thực hành và áp dụng cũng rất khác. 

Phương pháp học khác biệt lớn với Việt Nam

Bạn cần phải làm quen nhanh chóng để tìm ra cách học phù hợp và mang lại hiệu quả với mình. Yêu cầu tinh thần tự học cao và thực hành nhiều là điều bắt buộc khi học tập ở một nền giáo dục tiến tiến. Cố gắng lên nhé, nếu cứ sống mãi trong những cách học quen thuộc thì việc bạn đi du học có ý nghĩa gì?

Về học tập nghiên cứu

Đây là điều rất khác biệt giữa Châu Âu và những nơi khác. Ở Châu Âu, với bậc học ĐH sinh viên mỗi năm được nghỉ 2 kỳ, cái này tương đối giống với Hàn và Nhật… Sinh viên cũng học khá nặng, nhưng được thực hành, thực tập nhiều. Với nghiên cứu sinh, có sự khác biệt khá nhiều, nghiên cứu sinh tiến sỹ được thoải mái sáng tạo, đề xuất ý tưởng, nghiên cứu, được chủ động mọi thứ liên quan đến công việc của mình. Họ thảo luận nhiều với giáo sư hướng dẫn, nghiên cứu sinh là người đưa ra ý tưởng và thực hiện, giáo sư là người gợi ý, hướng mình đi đúng. Và nghiên cứu sinh ở đây có thể nói là rất thoải mái về thời gian, những ai đã từng học ở Hàn và Nhật chắc sẽ hiểu điều này.

Về học tập nghiên cứu

Ở đây họ làm việc theo hiệu quả công việc, và chỉ làm tối đa 8 tiếng một ngày (phần lớn thì ít hơn). Cuối tuần nghỉ, một năm có khoảng 8 tuần nghỉ (tùy theo nước)… điều quan trọng nhất, là trong thời gian làm việc phải làm việc hết mình, thật hiệu quả.

Phong cách sống

Không giống như văn hóa coi trọng cộng đồng như người Châu Á, người Châu Âu rất đề cao sự độc lập, cụ thể là việc họ luôn giáo dục con cái sống tự lập và có chính kiến riêng. Họ tôn trọng quyền công dân của mỗi người và luôn biết giữ khoảng cách với cuộc sống riêng tư của người khác. Bởi vậy, có lẽ các bạn du học sinh sẽ dễ cảm thấy tủi thân khi đã quen với việc thường xuyên được những người bên cạnh quan tâm, san sẻ. Ngoài ra, sinh viên tại các quốc gia châu Âu được tạo điều kiện xây dựng bài học và chủ động tương tác với giáo viên từ rất sớm, do đó họ thường tự tin hơn so với các bạn du học sinh, nhất là du học sinh Châu Á – những người đã quen với phương pháp học hầu như chỉ nghe giảng và ghi chép.

Xin Visa 

Vì không phải là công dân của nước bạn đến du học nên bạn cần thị thực cụ thể để học ở đó. Đó là một khó khăn khi du học của các sinh viên quốc tế, và tầm quan trọng của nó không thể bị phủ nhận.

Nghiên cứu loại thị thực bạn sẽ cần cho điểm đến của mình và nộp đơn xin thị thực vào thời điểm thích hợp trước chuyến bay dự kiến ​​của bạn. Khi đến nơi, bạn có thể cần phải gia hạn thị thực để có quyền ở lại đất nước và tránh phí phạt (có thể cao một cách đáng ngạc nhiên).