Nên làm gì khi bị trượt Visa du học Châu Âu ?

Nên làm gì khi bị trượt Visa du học Châu Âu ? Bạn đang cảm thấy thất vọng tràn trề vì visa du học Châu Âu bị từ chối. Bạn đang tự hỏi lý do vì sao hồ sơ của mình tốt như thế nà lại bị từ chối? Bạn đang cân nhắc và băn khoăn không biết mình có nên nộp lại không? Bạn không biết nếu hồ sơ nộp lại thì khả năng có được visa là bao nhiêu phần trăm và có nên nộp lại luôn không?

Nên làm gì khi bị trượt Visa du học Châu Âu ?
Nên làm gì khi bị trượt Visa du học Châu Âu ?

Tìm hiểu nguyên nhân

Bạn nên xem kỹ  lại lý do visa bị từ chối là gì? Visa châu Âu và Mỹ đưa ra lý do rất chung chung như: thông tin không xác thực,… không như các  Đại sứ quán Anh, Úc, Canada… thường sẽ chỉ ra cho bạn biết họ không hài lòng ở điểm nào và bạn bị từ chối vì sao? 

Lộ trình học tập không phù hợp

Lộ trình học tập được hiểu là trước đây + hiện nay + sắp tới bạn đã, đang và sẽ học gì? Lộ trình này có logic không? Có phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn không? Có khả thi so với học lực của bạn không? Có lãng phí thời gian không? Có thể hiện bạn có mục tiêu rõ ràng và định hướng rõ ràng không?… Một lộ trình học tập không hợp lý đồng nghĩa với động cơ du học không rõ ràng, ẩn chưa các mục tiêu khác ngoài du học, đồng nghĩa với kế hoạch học tập không khả thi. Và đương nhiên bạn sẽ bị từ chối visa.

Không hoàn chỉnh yêu cầu hồ sơ và quy trình làm visa

Hầu hết với những bạn lần đầu tiên tự làm visa du học Châu Âu sẽ gặp “bỡ ngỡ” trong quá trình làm hồ sơ. Bạn cần biết visa du học ở nước đó có những loại nào, thời hạn của nó bao lâu cũng như những thay đổi trong luật visa du học.

Để đủ điều kiện xin visa, sinh viên phải được ít nhất một cơ sở đào tạo của nước đó chấp nhận và cấp thư mời. Cùng với đó, bạn cũng phải đáp ứng các yêu cầu của trường về điểm GPA, trình độ tiếng Anh, điều kiện tài chính, đủ sức khỏe cũng như có nhân thân tốt. Và quan trọng, bạn phải hoàn thành đầy đủ những yêu cầu hồ sơ mà bộ Di trú đưa ra.

Ngoài ra, nếu sinh viên tự tin với trình độ tiếng Anh và sự hiểu biết của mình, có thể vào trực tiếp trang web của bộ di trú nước đó để tìm hiểu quy trình hồ sơ. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn khá lớn nếu bạn chưa thực sự thành thạo tiếng Anh vào sợ mạo hiểm cho một quyết định lớn trong cuộc đời như thế này.

Giả mạo hoặc che giấu thông tin

Nhiều học sinh vì không đáp ứng đủ các yêu cầu về hồ sơ (như không đủ điểm GPA, IELTS,…) hay lịch sử gia đình có những nhân thân (hoặc bản thân) có tiền án tiền sự, hoạt động không tốt,… và vì thế, nhiều trường hợp đã làm giả các giấy tờ cá nhân hoặc che giấu các sự thật của mình. Đây là lí do quan trọng khiến Lãnh sự từ chối hồ sơ visa của bạn.

Hồ sơ tài chính không tốt

Có đủ điều kiện tài chính là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn du học các nước Châu Âu tự túc. Cho dù trường bạn định học không yêu cầu chứng minh tài chính đi chăng nữa, nhưng khi lãnh sự quán phỏng vấn bạn, bạn vẫn hoàn toàn có thể bị rớt visa nếu tài chính gia đình quá yếu.

Trả lời phỏng vấn không tốt

Bạn có thể sẽ bị phỏng vấn qua điện thoại bất kỳ lúc nào. Vì vậy, nếu bạn không tìm hiểu thật kỹ về khóa học, sự lựa chọn của bạn hay các câu hỏi liên quan khác, bạn sẽ rất khó có thể vượt qua vòng phỏng vấn khó nhằn của nhân viên Đại Sứ Quán. Vì vậy, để đạt được visa, các bạn cần tự tìm hiểu tất cả các thông tin liên quan đến khóa học của bạn, kế hoạch học tập, kế hoạch cho tương lai, khóa học phù hợp với bạn như thế nào và rất nhiều câu hỏi liên quan khác.

Không có động lực học rõ ràng

Bạn không chứng minh được động lực học tập của mình khi du học: như không biết mục đích học tập, không tìm hiểu kỹ về ngôi trường và quốc gia mình sắp theo học, không xác định được ý định khi quay trở về Việt Nam,… là một trong những lý do lớn nhất khiến nhiều học sinh rớt visa du học Châu Âu hiện nay.

Bạn thuộc các tỉnh thuộc diện visa khó

Những sinh viên có hộ khẩu ở các tỉnh như Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi xin visa du học vì lãnh sự sẽ xem xét kĩ hơn về khả năng học tập, điều kiện tài chính, động lực học tập của các bạn. Chính vì thế, sinh viên có hộ khẩu ở những tỉnh này cần có hồ sơ xin visa “đẹp”, đầy đủ để con đường nắm bắt visa du học trở nên ngắn hơn.

khi nào nên nộp lại?

Bạn đã dành thời gian để tìm hiểu hồ sơ của bạn đã sai ở đâu mà visa của bạn bị từ chối, bây giờ không còn gì có thể ngăn cản bạn nộp lại đơn cả. Bạn nên làm lại luôn nếu hồ sơ của bạn có đủ điều kiện và không nên để đến năm sau Đại Sứ Quán (ĐSQ) không còn nhớ đến hồ sơ này có khả năng bạn lại tiếp tục bị từ chối hoặc mất nhiều thời gian hơn để xem xét hồ sơ của bạn. Nếu du học là điều bạn thực sự muốn và bạn sẵn sàng cho chuyến đi đó, hãy tự tin và thử nộp đơn một lần nữa.

Đừng mất hi vọng

Không có giới hạn về số lần nộp đơn xin visa du học, sẽ thực sự là ngu ngốc khi nộp đơn nhiều lần mà bạn không sửa những lỗi sai mắc phải trước đó.

Nếu bạn đã học hỏi được từ những lỗi sai trong những lần nộp đơn trước, hãy tập hợp những giấy tờ chứng minh cần thiết cùng với sự tự tin thì không có lí do nào mà bạn lại không lấy được visa cả. Hãy cứ như vậy: Hãy tiếp tục ước mơ.

Hãy nhớ rằng bạn còn rất nhiều lựa chọn khác

Đôi khi mọi thứ diễn ra không như chúng ta mong muốn. Nếu những điều trên không thành công – hãy tiếp tục cố gắng – dù là tài chính hay cảm xúc. Có rất nhiều đất nước tuyệt vời trên thế giới Anh, Úc, Mỹ… có quy trình xin visa thoải mái hơn và cũng có rất nhiều trường đại học tốt.

Biết đâu bạn sẽ yêu một đất nước nào khác khi nghiên cứu các quốc gia và những trường đại học khác để học tập. Có cả một thế giới rộng lớn ngoài kia – hãy khám phá những gì nó nắm giữ