Bạn đã lên kế hoạch xây dựng một danh sách từ vựng tiếng Anh và bắt đầu học chúng? Bạn cũng tốn không ít thời gian đầu tư vào những bộ flashcard tiếng Anh? Tuy nhiên khi nói hay viết, những từ vựng tiếng Anh mà bạn học được dường như không hề tồn tại trong đầu. Vậy làm thế nào để bạn cải thiện vấn đề này và liệu có cách học nào tốt hơn không?
Nội dung chính
NGUYÊN TẮC 1: HỌC TỪ VỰNG ĐÚNG TRÌNH ĐỘ
Trước khi chọn nguồn để nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh của mình, bạn cần đảm bảo rằng bạn chọn đúng nguồn. Đúng nguồn để học từ vựng ở đây gồm 02 yếu tố: (1) cấp độ và (2) độ tin cậy.
Hãy hình dung bạn đang ở trình độ tiếng Anh mất gốc, bạn xem các bộ phim siêu anh hùng Avengers liệu bạn có học được gì bên cạnh việc giải trí? Câu trả lời là không vì tiếng Anh họ dùng quá phức tạp với level của bạn.
Bạn ra hiệu sách mua mấy cuốn chuyên về từ vựng, có cả phiên âm được Việt hóa, tất cả đều được quy sang tiếng Việt, bạn sẽ tự nói với bản thân: “wow đây chính là cái mình cần rồi”. Khi đó bạn đã đặt một chân vào sự lạc lối. TIMMY có thể đảm bảo với bạn rằng tất cả các sách mà có dạng phiên âm Việt hóa thay vì phiên âm chuẩn quốc tế là những sách kém chất lượng.
Bạn thấy đấy, thiếu một trong hai yếu tố trên, bạn sẽ không thể nào cải thiện khả năng nạp từ vựng tiếng Anh của mình một cách hiệu quả được.
NGUYÊN TẮC 2: 03 YẾU TỐ CỦA MỘT TỪ BẮT BUỘC PHẢI NHỚ
Các bạn muốn cải thiện từ vựng tiếng Anh để làm gì? Để chơi trò đố chữ khoe từ vựng hay để giao tiếp? Nếu bạn muốn học từ vựng tiếng Anh hiệu quả thì bạn bắt buộc phải nắm được ba yếu tố dưới đây mỗi khi học một từ vựng mới.
- · Phát âm: Nếu bạn học tiếng Anh nói với người Việt thì chắc là không vấn đề gì, vì phát âm sai người nghe cũng hiểu. Nhưng, bạn học tiếng Anh là để giao tiếp với người nước ngoài mà.
- · Từ loại: Nếu bạn muốn biết từ vựng mình vừa học xong khi được sử dụng sẽ ở vị trí nào của câu, nắm vững từ loại là chìa khóa thành công cho việc học từ vựng của bạn nhé.
- · Nghĩa: Tất nhiên rồi, nghĩa là cái quan trọng nhất mà, nhưng tại sao TIMMY lại để nó ở vị trí số 03 nhỉ? Vì ai cũng biết là cần phải nhớ nghĩa khi học một từ vựng mới mà.
Thiếu một trong ba yếu tố trên, việc học từ vựng tiếng Anh của bạn sẽ trở lên vô nghĩa.
NGUYÊN TẮC 3: KHÔNG THAM LAM
Bất kì ngôn ngữ nào cũng vậy, một từ có nhiều nghĩa và nó có thể là danh từ, tính từ, trạng từ… Vấn đề lớn mà người học hay gặp là quá tham, và kết quả là tham thành thâm dẫn tới “tẩu hỏa nhập ma” vô phương cứu chữa.
Điều này đặc biệt hữu dụng khi bạn học phần cụm động từ, nếu bạn quá tham, bạn sẽ không bao giờ tới đích. Hãy nhớ nguyên tắc “Ưu tiên hóa” cần gì học đó. Những thứ chưa cần ngay thì hãy học sau. Hãy nhớ nguyên tắc: học từ vựng trong bối cảnh mà bạn bắt gặp từ đó, lấy nghĩa của từ đó trong bối cảnh đối thôi nhé, chắc chắn bạn sẽ tối ưu hóa được từ vựng tiếng Anh của mình sau này.
NGUYÊN TẮC 4: VẬN DỤNG NGAY VÀ LUÔN
Cái đích của tất cả người học ngoại ngữ là để có thể giao tiếp (making conversations) chứ không phải học từ đơn lẻ. Do đó, khi học một từ vựng mới, ngoài việc nhớ 03 yếu tố bắt buộc ở nguyên tắc số 2, các bạn phải nói được một câu có từ đó. Có như vậy, bạn sẽ nhớ được nghĩa, từ loại và văn cảnh sử dụng từ đó ra sao cho hiệu quả.
Đây là lý do mà tất cả học viên tại TIMMY luôn được yêu cầu phản xạ nhanh với câu đầy đủ có chứa từ vựng mới đó. Một kĩ thuật mà nghe thì đơn giản, nhưng nếu bạn master được nó, TIMMY đảm bảo là bạn sẽ vận dụng siêu hiệu quả vốn từ vựng tiếng Anh của mình, và bạn hoàn toàn có thể tự học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả.
Bạn có quá quen khi ai đó nói về cách học phản xạ bằng tiếng Anh chứ không nghĩ tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh không ạ?
Bản chất của phương pháp này là gì?
- – Biết được đâu là key words
- – Có thể vận đưa các key words vào một câu hoàn thiện.
Nói thì có vẻ hoành tráng nhưng đơn giảm chị vậy thôi. Do đó, nếu bạn master được nguyên tắc này, bạn sẽ không gặp khó khăn khi đưa các key words này vào một câu. Kỹ thuật này không khó, chỉ là cần thực hành nhiều thôi.
NGUYÊN TẮC 5: SỰ KHÁC NHAU GIỮA TỪ VỰNG NÓI – ĐỌC
Không phải ngẫu nhiên mà khi nói tới tiếng Anh người ta nói 04 kĩ năng theo thứ tự Nghe Nói Đọc Viết. Đây chính là thứ tự mà chúng ta tiếp thu mọi thứ ngôn ngữ. Vậy vốn từ vựng giữa các kĩ năng này là sao?
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao nhiều diễn giả họ nói hay tới như vậy? Vì vốn từ vựng nói của họ hơn hẳn bạn, những từ họ nói là vốn từ vựng Nói của họ, nhưng với bạn nó chỉ là vốn từ vựng Nghe thôi. Mà đã là vốn từ vựng Nghe thì làm sao mà bạn nói được.
Do đó, nếu bạn muốn cải thiện vốn từ vựng Nói thì hãy Nghe nhiều. Muốn cả thiện vốn từ vựng Viết thì hãy Đọc nhiều.
Ngay cả tiếng Việt cũng vậy, vốn từ vựng Nghe – Nói cũng khác với Đọc – Việt. Đó là lý do chúng ta hay gọi cái này là văn Viết, cái kia là Văn nói.