Quy định về việc làm thêm của du học sinh tại Canada. Gần đây có vài bạn hỏi các vấn đề đi làm của du học sinh nên tôi muốn repost bài viết này để các bạn du học sinh không vô tình phạm luật. Du học sinh Canada được làm thêm bao nhiêu giờ, Sang Canada vừa làm vừa lo, Lương làm thêm ở Canada, Chi phí sinh hoạt ở Canada, Thời gian làm việc ở Canada, Tìm việc làm ở Canada, Học phí trung học ở Canada, Du học Canada Toronto,
Nội dung chính
Những luật quy định về việc làm thêm của du học sinh
Trường hợp nào không được đi làm thêm?
1. Nếu bạn là sinh viên quốc tế/du học sinh (DHS) đang học các khoá pre-requisite (vd như ESL/FSL hay các lớp dự bị khác) thì bạn KHÔNG được phép đi làm.
Nếu được đi làm thêm, và quy định số giờ làm thêm là bao nhiêu?
2. Nếu bạn đang là sinh viên full-time (đinh nghĩa: “Study schedule with a minimum number of hours (15 hours) of instruction per week during the academic year, including any period of training in the workplace that is part of the student’s studies. Students should ask their school what the full-time requirements are.” (1)), bạn có quyền đi làm tối đa 20 giờ/tuần trong thời gian học và không giới hạn giờ trong các kỳ nghỉ (spring, summer and winter breaks) MÀ KHÔNG CẦN có work permit rời (trừ khi trong study permit của bạn GHI KHÁC).
Cần đóng thuế khi đi làm thêm
3. “Đi làm” nghĩa là có đăng ký Social Insurance Number (SIN) và CÓ ĐÓNG THUẾ. Một khi đi làm, bạn phải tuân thủ luật thuế (bên cạnh các luật khác) mà cơ bản nhất là thông qua sổ sách, đóng các loại phí/bảo hiểm EI, CPP… và nhận cheque/cash/chuyển khoản. Các bạn đừng vì lý do này lý do khác mà nhận cash (và không thông qua sổ sách/đóng phí/bảo hiểm..) vì cuối cùng chỉ có bạn là người thiệt thòi, và, trong tình huống xấu nhất có thể dẫn tới Tax Law offence (2), hậu quả là study permit bị cancelled. Nhân tiện, các bạn nhớ khai thuế năm 2018 trước 30 April 2019 nha.
Về việc làm thêm sau khi tốt nghiệp:
4. Lưu ý về việc đi làm sau khi tốt nghiệp:
– Từ ngày kết thúc chương trình học tới ngày nhận được completion letter: chỉ được làm part-time,
– Từ ngày nhận được completion letter tới ngày nộp application for PGWP: KHÔNG được đi làm,
– Từ ngày nộp và nhận được confirmation of submission (nộp online thì trong vòng 24 hrs sẽ có): đi làm full-time cho tới khi nhận kết quả của application for PGWP.
5. Lưu ý về việc đi làm giữa hai chương trình (academic/vocational/training programs): được đi làm full-time trong vòng 150 ngày khi và chỉ khi TẤT CẢ các điều kiện bên dưới được thoả:
– SP còn hạn,
– Đã nhận official Letter of Acceptance cho một academic/vocational/training program từ một Designated Learning Institution (DLI),
– Được cho phép đi làm, ghi rõ trên study permit,
– Được cho phép đi làm trước khi kết thúc chương trình học trước (có nghĩa là chương trình học trước phải là một academic/vocational/training program từ một DLI,
Du học sinh CẦN xin chuyển status thành visitor cho thời gian ở Canada từ ngày thứ 151 tới ngày bắt đầu khoá học mới.
Nói tới đây thì lại có một chuyện còn nguy hiểm hơn và ít bạn DHS ( du học sinh) biết: impaired driving/driving under ìnluence (DUI – lái xe sau khi uống rươu/bia hay các loại thuốc gây nghiện, kể cả cannabis) ở Canada được coi là criminal offence chứ không đơn giản là đóng phạt. Mà đã là criminal offense thì triển vọng xin thường trú nhân của các bạn đã chấm dứt, ít nhất trong 5 năm (nếu có xin rehabilitation) hoặc 10 năm. IRCC: “If you have been convicted of driving while impaired by alcohol or drugs, you will probably be found criminally inadmissible to Canada.”
Quy định làm thêm tại Canada cho sinh viên quốc tế
Đi làm thêm tại Canada bạn có cần xin giấy phép lao động không? Có lẽ đây là câu hỏi mà hầu hết các bạn du học sinh khi lần đầu chân ướt chân ráo bước tới xứ sở lá phong đều thắc mắc. Để biết trường hợp của mình có được phép đi làm thêm trong thời gian đi học hay không các bạn cần phải xem điều kiện của giấy phép du học (study permit) của mình. Giấy phép này được cấp khi bạn nhập cảnh vào Canada lần đầu tiên và giấy phép này sẽ cần được gia hạn trước 3 tháng trước khi hết hạn. Trên giấy phép du học sẽ cho bạn biết bạn có được phép đi làm thêm hay không? Nếu có thì là làm việc trong khuôn viên trường (on-campus) hay ngoài khuôn viên trường (off-campus).
Làm thêm tại Canada: Trong khuôn viên trường (on-campus)
Ai có thể làm việc trong khuôn viên trường (on-campus)?
Các bạn chỉ có thể bắt đầu làm thêm tại Canada khi bạn bắt đầu chương trình học của mình. Bạn không thể làm việc trước khi chương trình học của bạn bắt đầu. Bạn chỉ có thể làm việc tại Canada nếu giấy phép du học của bạn liệt kê một điều kiện cho biết bạn được phép làm việc trong trường hoặc ngoài trường. Nếu bạn là một sinh viên quốc tế, bạn sẽ được phép làm việc trong khuôn viên trường học của mình mà không cần phải có giấy phép lao động nếu bạn thỏa mãn một trong những điều kiện sau:
-
- Bạn là một sinh viên quốc tế toàn thời gian của một chương trình sau trung học tại một trong các cơ sở giáo dục sau:
- Trường sau trung học hệ công lập, như trường cao đẳng, đại học công lập hoặc trường CEGEP ở Quebec.
- Trường tư thục cấp bằng cao đẳng ở Quebec hoạt động theo các quy tắc giống như các trường công lập và được tài trợ ít nhất 50% các khoản trợ cấp của chính phủ hoặc:
- Các trường tư thục Canada có thể cấp bằng hợp pháp theo luật của tỉnh bang.
- Có giấy phép du học hợp lệ, và:
- Có số bảo hiểm xã hội (SIN)
Ai không thể làm việc trong khuôn viên trường (on-campus)?
Bạn phải ngừng làm việc on-campus nếu bạn ở một trong những trường hợp sau:
-
- Vào ngày bạn ngừng học chương trình toàn thời gian (full-time)
- Khi giấy phép học tập của bạn hết hạn
- Nếu bạn được phép nghỉ học
- Nếu bạn đang trong quá trình chuyển trường và hiện tại bạn không đi học
Bạn chỉ có thể quay lại làm việc nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện để làm việc on-campus như HISA đã đề cập phía bên trên.
Nơi bạn có thể tìm kiếm việc làm trong khuôn viên trường (on-campus)
“On-campus” có nghĩa là bạn có thể xin làm việc tại tất cả các tòa nhà nằm trong khuôn viên trường học của bạn, nếu như trường của bạn có nhiều khu học xá (campus), thì bạn chỉ có thể làm việc tại cơ sở mà bạn đang theo học.
Bạn chỉ có thể làm việc tại địa điểm khác nếu:
-
- Bạn đang làm trợ giảng hoặc nghiên cứu và
- Công việc của bạn hoàn toàn liên quan đến tài trợ, nghiên cứu
Trong trường hợp này, bạn có thể làm việc tại thư viện, bệnh viện hoặc cơ sở nghiên cứu liên kết với trường học của bạn, ngay cả khi họ ở bên ngoài khuôn viên trường.
Bạn có thể làm việc cho ai?
Một nhà tuyển dụng “on-campus” có thể là:
-
- Trường học
- Một thành viên trong khoa
- Một tổ chức sinh viên
- Bản thân bạn, nếu: bạn điều hành một doanh nghiệp thực tế nằm trong khuôn viên trường (ví dụ: bạn sở hữu một cửa hàng cà phê nằm trong khuôn viên trường)
- Một doanh nghiệp tư nhân
- Một nhà thầu tư nhân cung cấp các dịch vụ trong khuôn viên trường học
Làm thêm tại Canada: Ngoài khuôn viên trường (off-campus)
Ai có thể làm thêm ngoài khuôn viên trường (off-campus)?
Cũng tương tự như làm thêm tại on-campus, bạn chỉ có thể làm việc off-campus khi chương trình học của bạn bắt đầu. Bạn có thể làm việc off-campus hay
Bạn sẽ được phép làm thêm tại Canada ngoài khuôn viên trường (off-campus) nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện sau:
-
- Bạn là sinh viên quốc tế toàn thời gian tại một cơ sở giáo dục được chỉ định (cơ sở giáo dục có mã DLI)
- Bạn đã đăng ký:
- Chương trình đào tạo sau trung học, đào tạo nghề, hoặc đào tạo chuyên nghiệp hoặc:
- Chương trình đào tạo nghề cấp trung học (chỉ ở Quebec)
- Chương trình học của bạn:
- Dài ít nhất 6 tháng và
- Bằng cấp cuối cùng của bạn sẽ phải là Bằng cử nhân, cao đẳng hoặc chứng chỉ
- Giấy phép du học của bạn phải còn hạn và phải thể hiện rằng bạn được phép đi làm ngoài khuôn viên trường (off-campus).
- Bạn đã bắt đầu học
- Bạn có mã số bảo hiểm xã hội (SIN)
Nếu bạn là sinh viên bán thời gian (part-time)
Bạn chỉ có thể làm thêm ngoài khuôn viên trường nếu bạn đáp ứng các điều kiện sau:
-
- Bạn đáp ứng tất cả các điều kiện ở trên và
- Bạn chỉ học bán thời gian thay vì toàn thời gian bởi vì:
- Bạn đang học ở kỳ cuối cùng của chương trình học và bạn không cần tải toàn bộ khóa học để hoàn thành chương trình của bạn, và
- Bạn là sinh viên toàn thời gian trong chương trình học của bạn ở Canada, cho đến kỳ học cuối cùng của bạn.
Nếu bạn được nghỉ?
Nếu bạn được phép nghỉ học hoặc chuyển trường và không học, bạn buộc phải ngừng việc làm bên ngoài khuôn viên trường. Bạn chỉ có thể quay lại làm việc khi bạn đi học trở lại.
Ai không thể làm việc ngoài khuôn viên của trường (off-campus)?
Bạn không thể làm việc ngoài khuôn viên của trường, nếu bạn thuộc bất cứ trường hợp nào trong những trường hợp sau:
-
- Giấy phép học tập thể hiện rằng bạn không được phép làm việc ngoài khuôn viên trường
- Bạn chỉ đăng ký chương trình Tiếng Anh hoặc Tiếng Pháp như là ngôn ngữ thứ 2 (ESL/ FSL)
- Bạn chỉ tham gia các khóa học về sở thích chung
- Bạn chỉ tham gia các khóa học bắt buộc để được nhận vào một chương trình toàn thời gian
- Tình hình của bạn thay đổi và bạn không còn đáp ứng tất cả các yêu cầu để làm việc ngoài khuôn viên trường
Nếu bạn thuộc bất cứ trường hợp nào như trên, bạn muốn đi làm ngoài khuôn viên của trường, bạn cần phải xin giấy phép lao động.
Số SIN là số gì và làm sao để nhận được số này để có thể đi làm thêm tại Canada?
Số bảo hiểm xã hội (SIN) là một số gồm 9 chữ số mà chính phủ Canada cấp cho bạn. Với con số này, bạn có thể làm thêm tại Canada và nhận được các phúc lợi và dịch vụ của chính phủ.
Mã số SIN để làm việc trong khuôn viên trường
Để xin mã số SIN để làm việc trong khuôn viên trường
bạn phải có 1 trong các điều kiện sau đây in trên giấy phép du học của mình:
-
- Có thể chấp nhận việc làm trong hoặc ngoài khuôn viên trường nếu đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện theo R186(F) hoặc (W). Phải ngừng hoạt động nếu không còn đáp ứng các tiêu chí này.
- Giấy phép này không cho phép chủ sở hữu tham gia vào công việc ngoài khuôn viên trường ở Canada. Chỉ có thể chấp nhận việc làm trong khuôn viên trường nếu đáp ứng các tiêu chí
Nếu bạn đủ điều kiện để làm việc trong khuôn viên trường (on-campus), nhưng chính phủ không đưa một trong hai điều kiện này vào giấy phép học tập của bạn, bạn có thể yêu cầu thêm chúng. Không mất phí để thêm các yêu cầu này. Tuy nhiên, trong trường hợp này, trước khi bạn nộp hồ sơ xin số SIN thì bạn cần yêu cầu sửa đổi giấy phép học tập của bạn.
Để tìm hiểu thêm về mã số SIN, bạn có thể tham khảo tại đường link sau: https://www.canada.ca/en/employment-social-development/services/sin.html
Để yêu cầu sửa đổi giấy phép học tập của mình, bạn có thể xem thủ tục chi tiết tại đường link sau: https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/application/application-forms-guides/request-amend-record-landing-confirmation-permanent-residence-valid-temporary-resident-documents.html
Nhận số Bảo hiểm xã hội SIN để làm việc ngoài khuôn viên của trường
Để xin được mã số SIN để làm việc ngoài khuôn viên của trường, bạn phải có 1 trong những điều kiện sau được in trên giấy phép du học của mình:
-
- Có thể làm việc 20 giờ/ tuần ngoài khuôn viên trường hoặc toàn thời gian trong thời gian nghỉ nếu đáp ứng các tiêu chí nêu trong điều 186v của Quy định Bảo vệ người tị nạn và nhập cư.
- Có thể chấp nhận việc làm trong hoặc ngoài khuôn viên trường nếu đáp ứng các tiêu chí đủ điều kiện, theo điều R186 (f), (v) hoặc (w) và phải ngừng làm việc nếu không còn đáp ứng các tiêu chí này.
Bạn có thể làm bao nhiêu giờ ngoài khuôn viên trường?
Thông thường bạn sẽ được phép làm thêm tối đa 20 giờ/ tuần trong kỳ học của bạn.
Còn trong các kỳ nghỉ: các kỳ nghỉ có lịch trình từ trước như kỳ nghỉ hè/ nghỉ đông, bạn sẽ được phép làm việc toàn thời gian hoặc làm hai công việc bán thời gian có tổng số giờ nhiều hơn số giờ thông thường.
Bạn phải là sinh viên toàn thời gian trước khi và sau kỳ nghỉ.
Bạn không thể làm việc trong thời gian nghỉ trước khi bắt đầu kỳ học đầu tiên.
Lưu ý: Nếu như trong kỳ học, bạn làm thêm quá 20 giờ/ tuần thì bạn được coi là vi phạm điều kiện trên giấy phép học tập của mình. Trong trường hợp này, bạn có thể bị tước tư cách sinh viên và có thể không được phê duyệt giấy phép học tập hoặc giấy phép làm việc trong tương lai. Hoặc bạn cũng có thể bị trục xuất khỏi Canada. Nên các bạn không nên mạo hiểm để xảy ra tình trạng không đáng có này nhé.
Nếu tình hình học tập của bạn thay đổi nghĩa là như thế nào?
Nếu trên giấy phép học tập của bạn đang dùng không cho phép bạn làm việc ngoài khuôn viên của trường, nhưng hiện tại tình hình học tập của bạn đã thay đổi và bạn đủ điều kiện để đi làm thêm ngoài khuôn viên trường thì bạn có thể xin thay đổi các điều kiện của giấy phép học tập của mình.
Bạn có thể thay đổi điều kiện trên giấy phép học tập của mình nếu:
-
- Bạn đã thay đổi chương trình học của mình thành một chương trình cho phép bạn làm thêm ngoài khuôn viên trường và:
- Giấy phép học tập của bạn có nội dung: Giấy phép này không cho phép người sở hữu làm việc bên ngoài khuôn viên trường ở Canada?
Hoặc là:
-
- Chúng tôi đã bao gồm một điều kiện trong giấy phép du học của bạn có thể không còn áp dụng.
Ví dụ: Bạn có giấy phép học tập để hoàn thành khóa học đầu tiên của bạn chẳng hạn như ESL hoặc FSL, sau đó bạn được chấp nhận vào chương trình toàn thời gian. Điều này có nghĩa là bạn có thể xin loại bỏ điều kiện (không được phép làm việc ngoài khuôn viên trường) khỏi giấy phép học tập của mình. Trong trường hợp này bạn cần phải nộp đơn để xin loại bỏ điều kiện trên giấy phép học tập của mình với một khoản phí. Và bạn cần phải làm thay đổi này trước khi bạn xin cấp mã số SIN.
Làm việc sau khi bạn hoàn thành chương trình học của mình
Sau khi hoàn thành chương trình học của mình, bạn có hai cách để làm việc toàn thời gian:
-
- Bạn đã nộp đơn xin giấy phép lao động trước khi giấy phép học tập của bạn hết hạn hoặc
- Bạn đang bắt đầu một chương trình học mới
Trường hợp 1: Nếu bạn đã xin giấy phép lao động, bạn sẽ được làm việc toàn thời gian nếu bạn đáp ứng được các điều kiện sau: |
|
Trường hợp 2: Nếu bạn đang bắt đầu một chương trình mới | Bạn sẽ được làm toàn thời gian nếu đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
|
Làm việc trong thời gian co-op hoặc thực tập
Canada có rất nhiều trường cung cấp chương trình Co-op hoặc thực tập cho sinh viên, nhằm giúp sinh viên có kinh nghiệm làm việc ngay trong thời gian học, đây cũng là một trong những thế mạnh của giáo dục Canada.
Bạn có thể xin giấy phép làm việc co-op hoặc thực tập nếu:
-
- Bạn có giấy phép du học hợp lệ
- Công việc được yêu cầu để hoàn thành chương trình học của bạn ở Canada
- Bạn có một lá thư từ trường học của bạn xác nhận rằng tất cả sinh viên trong chương trình của bạn cần phải hoàn thành các vị trí làm việc để lấy bằng của họ, và
- Vị trí co-op hoặc thực tập của bạn chiếm tổng cộng 50% hoặc ít hơn chương trình học của bạn
Bạn không đủ điều kiện để xin giấy phép làm việc co-op nếu bạn đang học các khóa sau đây:
-
- Tiếng Anh hoặc tiếng Pháp là ngôn ngữ thứ hai (ESL / FSL),
- Các khóa học về sở thích chung, hoặc
- Các khóa học để chuẩn bị cho một chương trình học khác.
Nếu bạn không đủ điều kiện để xin giấy phép làm việc co-op, nhưng bạn muốn làm việc ở Canada, bạn cần phải xin giấy phép lao động (work permit) thủ tục xin giấy phép lao động này bạn xem tại link sau https://www.canada.ca/en/immigration-refugees-citizenship/services/work-canada/permit/temporary/eligibility.html .
Mức lương làm thêm tại Canada là bao nhiêu?
Thông thường, đối với công việc làm thêm tại Canada sinh viên thường được trả lương theo giờ với mức lương khoảng 10 CAD/ giờ – 19 CAD/ giờ. Mức lương này có thể khác nhau giữa các công việc và tại các tỉnh bảng có thể khác nhau.
Bạn có thể tìm việc làm thêm ở đâu?
Đối với các việc làm thêm trong khuôn viên trường: Tất cả các trường cao đẳng và đại học đều có bảng thông báo quảng cáo việc làm trong khuôn viên trường.
Tương tự với các công việc ngoài khuôn viên trường, bạn có thể đi tìm trực tiếp và đồng thời cũng có các trang web cung cấp thông tin về các việc làm tương tự.
Tìm việc trên các hội/ nhóm sinh viên trong trường/ trong khu vực bạn sinh sống cũng là một cách mà nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Hoặc có được việc làm qua giới thiệu từ các anh chị khóa trên hoặc các em khóa dưới cùng trường.
Ngoài ra các bạn có thể tìm việc làm thêm tại Canada ở các website của các doanh nghiệp địa phương, hoặc các website tuyển dụng dưới đây:
Những công việc làm thêm tại Canada
Bạn có thể làm việc trong các quán cà phê, nhà hàng và các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng tiện ích, siêu thị, cửa hàng bán quần áo hoặc đồ thể thao, hiệu sách, thư viện, nhân viên cứu hộ hoặc hướng dẫn bơi lội tại bể bơi của trường đại học hoặc bãi biển. Nếu bạn biết nhiều thứ tiếng, bạn có thể làm công việc dịch thuật. Vì Canada là một đất nước đa văn hóa, nên nhu cầu về các dịch vụ dịch thuật là rất lớn.
Một số công việc việc làm thêm có mức lương cao cho du học sinh quốc tế tại Canada:
-
- Trợ giảng 15.56 CAD/ giờ
- Gia sư 15 – 20 CAD/ giờ
- Phục vụ/ pha chế 11CAD/ giờ (có thêm tiền tip)
- Tài xe Uber 14 – 25.58 CAD/ giờ
- Freelancer 25.60 CAD/ giờ
- Bảo mẫu 14.67 CAD/ giờ
- Dắt chó đi dạo 14.16 CAD/ giờ
- Phiên dịch 21.16 CAD/ giờ
- Người bán hàng 14.42 – 50 CAD/giờ
Những lưu ý khi đi làm thêm tại Canada
Mặc dù chính phủ cho phép sinh viên quốc tế làm thêm tối đa là 20 giờ/ tuần, nhưng các bạn cần phải cân đối việc học tập và đi làm sao cho hợp lý, để không bị ảnh hưởng tới kết quả học tập, vì mục tiêu chính của mình vẫn là học tập nhé.
Các bạn phải chú ý tới các điều kiện trên giấy phép học tập/ giấy phép lao động của mình để thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ của mình. Và đặc biệt chú ý tới thời hạn của các loại giấy phép này để gia hạn kịp thời.
Để làm thêm đúng luật, các bạn phải lưu ý các điều kiện cần và đủ trước khi quyết định đi làm thêm. Khi biết được những quy định của việc này, bạn sẽ biết bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra.
Các bạn cũng cần lưu ý các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc chương trình học của mình và phải biết chương trình học của mình là chương trình học thuộc dạng part- time hay full-time.
Để tìm được các công việc ưng ý với mức lương tốt, trước tiên các bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản, cần thiết, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ. Nếu có ngoại ngữ tốt, các bạn sẽ có thể dễ dàng xin được việc làm tốt với mức lương cao.