RSI là gì? Ý nghĩa quan trọng và những hạn chế của chỉ báo RSI trong chứng khoán

Với những nhà đầu tư theo trường phái phân tích kỹ thuật, việc hiểu rõ các chỉ báo là điều không thể thiếu. RSI là một trong số đó. Đây là loại chỉ báo trễ (đi theo sau giá) được nhiều nhà đầu tư sử dụng thường xuyên. Vậy RSI là gì? Nó có ý nghĩa và những hạn chế tương ứng gì?

RSI là gì?
RSI là gì?

RSI là gì?

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là tên viết tắt của cụm từ Relative Strength Index trong tiếng Anh. RSI là một chỉ báo động lượng được dùng trong phân tích kỹ thuật tài chính. Chỉ số này được sử dụng để đo lường mức độ thay đổi của giá cổ phiếu. Qua đó, nhà đầu tư có thể đánh giá tâm lý chung đang ở mức mua quá nhiều hoặc bán quá mức của 1 cổ phiếu hoặc các tài sản tài chính khác. Từ đó, họ có thể có những quyết định mua – bán phù hợp.

RSI được hiển thị dưới dạng một biểu đồ dao động (đồ thị đường di chuyển giữa hai điểm cực trị) và có thể có giá trị từ 0 đến 100. Chỉ số này ban đầu được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. RSI lần đầu được giới thiệu trong cuốn sách xuất bản năm 1978 “New Concepts in Technical Trading Systems”

Vùng quá mua và quá bán

Vùng quá mua và quá bán
Vùng quá mua và quá bán

Biểu đồ RSI thường được đặt phía dưới biểu đồ của giá chứng khoán. Các mốc cần lưu ý tại đây là 70, 50 và 30. Cụ thể:

  • Khi RSI > 70 tức là thị trường đang ở mức mua quá nhiều. Điều này đẩy giá của cổ phiếu lên cao hơn ngưỡng cân bằng. Đồng thời, đây cũng là một báo hiệu cho thấy giá cổ phiếu có thể giảm trong thời gian sắp tới. Do đó, nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu vào lúc này nếu đã đạt được lợi nhuận mục tiêu.
  • Khi RSI < 30 là mức thị trường đang ở mức bán quá nhiều, giá cổ phiếu đang giảm sâu quá ngưỡng. Đây cũng là tín hiệu giá cổ phiếu có thể chuẩn bị tăng. Nhà đầu tư nên cân nhắc việc mua vào.
  • Nếu RSI nằm trong khoảng từ 30 – 70 thì đây là vùng trung tính. Nếu RSI ở mức 50 thì nó không biểu thị xu hướng.

Công thức tính RSI là gì?

RSI được tính theo công thức như sau:

RSI = 100 – [100 / (1+RS)]

Trong đó: RS = Trung bình tăng / trung bình giảm

Tuy nhiên, hiện tại việc tính toán RSI là công việc của máy tính. Bạn không còn cần phải tự tính bằng tay nữa. Bạn chỉ cần dựa vào RSI để đưa ra phán đoán phù hợp mà thôi.

Ý nghĩa của RSI là gì?

Nhận định xu hướng đảo chiều của giá

RSI là một công cụ phân tích để xem xét xu hướng giá cả trong tương lai.

Khi giá ở vùng quá mua (RSI > 70) và cắt lên trên mức này thì giá có tính đảo chiều giảm

Khi giá ở vùng quá bán (RSI < 30) và cắt xuống mức này thì giá có tính đảo chiều tăng trở lại

Ví dụ, đường RSI của mã cổ phiếu BVH (Tập Đoàn Bảo Việt) trong 1 tháng gần nhất như hình sau. Trong đó:

  • Đường màu tím biểu thị mức giá cổ phiếu
  • Đường màu vàng minh hoạ chỉ số RSI
Giá và chỉ số RSI của BVH
Giá và chỉ số RSI của BVH

Có thể quan sát thấy tại thời điểm ngày 26/04/2022, đường RSI xuống dưới ngưỡng 30 (28.61). Đây cũng là lúc giá cổ phiếu đảo chiều đi lên sau một thời gian xuống giá.

Xác định tính phân kỳ của giá

Sự phân kỳ tăng xảy ra khi RSI đang tăng và giá đang giảm hoặc xu hướng RSI đang giảm và xu hướng giá đang tăng (tức là xu hướng giá và RSI thể hiện trái chiều). Nó báo hiệu rằng giá có thể đảo chiều xu hướng hiện tại (từ giảm thành tăng hoặc từ tăng sang giảm) trong tương lai. 

Dựa theo ví dụ hình dưới, có thể thấy ở phần trên (biểu đồ giá), giá đang có xu hướng giảm. Dù vậy, phần đồ thị phía dưới (màu xanh lam) cho thấy chỉ số RSI đang tăng. Điều này có nghĩa là cổ phiếu này đang có đà và có thể tăng mạnh trong thời gian tới. Quả thực vậy, ngay sau đó, ta chứng kiến sự tăng giá mạnh mẽ của mã cổ phiếu này.

RSI biểu thị tính phân kỳ của giá
                                 RSI giúp xác định tính phân kỳ của giá

Phân kỳ giảm giá xảy ra khi RSI đang giảm nhưng giá đang tăng. Điều này báo hiệu rằng dù giá tăng nhưng thị trường đang dần mất đà và có thể đảo chiều giá sớm. Tức là giá có khả năng sẽ giảm trong tương lai gần.

Hạn chế của RSI

RSI nhìn chung cũng chỉ là một chỉ bảo hỗ trợ. Nó không thể hoàn toàn đúng 100%, luôn có những rủi ro có thể xảy ra. Do đó, nhà đầu tư cần sử dụng nó kết hợp cùng các công cụ khác để đưa ra phán đoán chính xác.

Trong một thị trường biến động mạnh, cổ phiếu có thể vượt qua ngưỡng 70, sau đó tiếp tục đi sâu vào vùng quá mua hoặc đi xuống dưới 30 và tiếp tục đi sâu vào vùng quá bán.

Ngoài ra, nếu thị trường có những biến động mạnh thì giá của cổ phiếu vẫn có thể tăng khi. Nếu sự biến động là quá lớn, hãy tự thiết lập một mức ngưỡng phù hợp cho mình để có hành xử phù hợp. Dù vậy, nhìn chung thì RSI vẫn hoạt động tốt tại các thị trường có tính ổn định hơn.

Link tham khảo bài viết liên quan:

Chỉ số EPS trong chứng khoán là gì? EPS cao hay thấp thì tốt?

Chiến lược đầu tư chứng khoán để thành công

Tâm lý khi đầu tư chứng khoán

Chỉ số PE là gì? Vì sao P/E âm? Xem chỉ số P/E ở đâu,