Một số bất cập khi du học Canada qua một góc nhìn khác. Từ học phí, cuộc sống, các khoản phải đóng. Những vất vả tại Canada. Việc làm chui tại canada, ý kiến trái chiều, cộng đồng du học sinh tại Canada.
Nội dung chính
Du học sinh thì phải chịu ?
Từ ngày tôi đã xác định đi du học, tôi biết là sẽ chả có gì dễ dàng tại đây cả. Tuy nhiên, tôi vẫn chấp nhận dấn thân để hưởng thụ nền dân chủ, minh bạch và công bằng. Ấy vậy mà sau vụ strike vừa rồi tại Ontario, lại cho tôi một góc nhìn hoàn toàn khác.
Khẩu hiệu: “same work same pay” được giơ cao tại picket line để đòi quyền bình đẳng là một điều tôi chưa bao giờ thấy tại Việt Nam, phải nói là một điều tuyệt vời và chính đáng khi các giáo vụ đứng lên đòi quyền lợi cho chính mình. Tuy nhiên, hệ lụy của nó là hơn 500.000 sinh viên cả bản địa và quốc tế phải “bơ vơ, không nơi nương tựa” trong suốt 5 tuần trời cho đến khi luật pháp được áp dụng để đưa sinh viên trở lại với công việc chính của mình: học tập.
Thỏa thuận phần nào được đưa ra, nhưng sinh viên nhận được những gì?
Sinh viên mất:
Đầu tiên xin được nói đến vấn đề kinh tế, để cho con em sang đây du học, các bậc phụ huynh phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ tại Việt Nam mong sao con em mình được HỌC. Nhưng 5 tuần qua, các du học sinh Việt Nam nhận được những gì? Đó là tôi chưa kể đến muôn vàn chi phí phát sinh trong thời gian chúng ta KHÔNG HỌC như tiền nhà, tiền ăn khi so với tỷ giá Việt Nam cũng không phải một số tiền nhỏ.
Tiếp đến là về chất lượng giáo dục, chúng ta phải đóng tiền học gấp 2-3 lần dân bản địa để có được 15-20 tuần học/kì (dĩ nhiên tiền học sinh viên bản địa thấp hơn là do các thế hệ trước đóng thuế cho nhà nước, nhưng tôi vẫn xin nêu sự khác biệt để thấy rõ gánh nặng kinh tế của gia đình du học sinh), ấy vậy mà số giờ học ít ỏi đó lại bị cắt giảm 11 ngày học tức 2 tuần học. Tôi tự hỏi khi số giờ học bị giảm xuống như vậy liệu chất lượng đầu ra có được đảm bảo, đặc biệt khi rất nhiều khóa học có đến 50-60% số giờ thực hành tại các phòng lab? Tôi thiết nghĩ những điều này có ảnh hưởng đến khả năng xin việc tại Canada trong tương lai. Rồi nguy cơ bị stress do chương trình bị đẩy nhanh thậm chí là trượt môn, du học sinh luôn phải gồng mình gấp 2-3 lần sinh viên bản xứ do sự khác biệt về ngôn ngữ, tôi tự hỏi với chương trình bị rút gọn như vậy chúng ta sẽ phải gồng mình lên đến mức nào khi trên vai còn muôn vàn chuyện trời ơi đất hỡi khác? Chúng ta trả tiền để có kiến thức và nhà trường ngược lại cũng cam kết chất lượng đầu ra nhưng những gì đang diễn ra lại đang lung lay những lời cam kết này.
Sinh viên được:
Một khoản đền bù “up to $500” theo tôi là chả thấm thoát vào đâu so với học phí $100/ngày học của sinh viên quốc tế và tất nhiên số tiền này không phải cứ đăng kí là được nhận. Còn khi muốn rút khỏi kì học này, rời tới kì khác để có một kì học như mong đợi thì có nguy cơ không được nhận work permit trong tương lai do luật pháp tại Canada. Như vậy chả khác nào ép tôi phải chấp nhận giải pháp của bên trường một cách vô vọng.
Theo góc nhìn của tôi, việc du học giống như một cuộc mua bán, đất nước sở tại bán cho ta cơ hội, tri thức với mức giá “hợp lý”. Và giờ đây, bên bán đẩy sinh viên (tức khách hàng) vào một tình thế éo le và nghiễm nhiên là chúng tôi phải chịu? Đồng ý là Their home, their rule nhưng như vậy có nghĩa là dù như nào chúng ta cũng phải chịu?
Và rồi tôi cũng thấy kì lạ khi chả có mấy ai lên tiếng bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mà chỉ tặc lưỡi “du học sinh thì phải chịu thôi”. Vậy chúng ta sẽ chịu mãi khi mà đồng tiền xương máu của cha mẹ vất vả kiếm ra đổ sang như muối bỏ bể trở nên không xứng đáng?
Các ý kiến khác
Tôi đang học dở, thì đùng cái strike, và bây giờ họ bắt tôi học lại từ đầu. Trong khi đó bạn bè tôi đc up level còn tôi thì bắt đầu lại từ đầu. K hiểu nổi nữa cảm thấy uất ức trong lòng. Lên nói vs họ thì họ biện minh đầy đủ lý do cho tôi. Tôi đã tốn thời gian chờ đợi, tốn 1 khoản tiền lớn. Thật chẳng ra làm sao cả!!!
1. Nếu thấy bạn bị thiệt thòi, bạn hãy tập hợp sinh viên lại biểu tình, đình công như giáo viên đã làm để đền bù lại cho bạn. Họ – Giáo Viên – cũng phải tập hợp lại khó khăn nên họ mới làm quyết liệt như thế.
2. Bạn Không tập hợp được sinh viên, thì bạn vẫn có thể làm thứ khác: nộp hồ sơ ra toà án kiện trường, kiện công đoàn giáo viên đền cho bạn vì theo những gì bạn nói bạn đang bị thiệt thòi. Cứ trình bày với toà hết. Ở xứ này bạn có thể kiện cả thủ tướng chứ đừng nói chi mấy cái trường học hay tổ chức nào.
Tôi nói thế này, đời không công bằng, trường cho bạn đc phép rút tiền và về nước, trong mắt của họ, 5 tuần ngồi không chả tốn kém gì lắm vì họ không quan tâm đến việc bạn từ VN đến, hay gia đình bạn nghèo. Cái đó mình phải chấp nhận chứ không thể đòi hỏi gì đc
Việc xin Pr cũng thế, luôn có những cái gọi là trúc trắc trong kế hoạch, nên bạn chỉ có thể cố gắng hơn chứ ko thể đổ lỗi và bắt họ chịu trách nhiệm cho cái pr của mình. Thay vào đó trong thời gian rỗi có thể làm thêm để sinh hoạt, và tận hưởng nó, nghĩ tích cực lên đi
1. Du học cũng là một hình thức mua bán, kinh tế thị trường thôi nên đừng coi chuyện các em được sang đây du học là cái gì to tát hay Canada thiếu nhân tài mà phải hút các em sang đây học. Mà đã là kinh doanh thì người bán lẫn người mua phải chấp nhận risk.
2. Chuyện sv domestic chỉ phải trả nửa tiền học phí không phải các trường lấy sv international gấp đôi mà là sv domestic có tỉnh bang hỗ trợ. Tại sao phải hỗ trợ vì bố mẹ các bạn học sinh domestic, cũng như mình, một năm trả thuế thu nhập lên đến 30k đến 40k, rồi thuế đất mà trong đó có ai gồm education fee … trả cho nhà nước thì tiền đó phải quay trở lại con em chúng tôi. Còn các bạn sv international thì bố mẹ và các bạn có đóng góp gì đâu mà đòi bình đẳng hay chính phủ phải hỗ trợ học phí cho các bạn. Chẳng có miếng bánh nào free cả đâu.
3. Cứ sống và làm việc thêm nữa sẽ thấy cuộc sống không phải màu hồng, và dù ở Can cũng chẳng phải là thiên đường mà không có chỗ cho sự bất công. Như tôi nói chúng tôi trả thuế rất nhiều nhưng đi bệnh viện vẫn phải chờ 5, 7 tiếng như những người chẳng đóng đồng thuế nào còn ăn bám XH và abuse tiền trợ cấp. Thế có là bất công?