Mình ở Đức được 7 năm rồi, mình cũng từng là azubi ngành Refa, mình cũng có cả bằng Ausbilderschein, bằng tiếng Đức C1, cũng đã có unbefristete Aufent haltserlaubnis. Ko phải mình khoe, mà là cho các bạn thấy cứ học và làm việc theo đúng lộ trình thì thật sự các bạn sẽ nhận được những kết quả mình mong muốn. Nhưng thực trạng hiện nay về chương trình du học nghề này cho thấy các bạn đang hiểu sai hoàn toàn giá trị của chương trình học này.
🏚️ Mình từng học trên núi, sáng 5h dậy đi học, bắt tàu từ thành phố này sang thành phố khác học, rồi đi bộ sấp mặt mới có bus đi lên núi để tới trường. Mình đã từng bị bắt nạt, coi thường, nguyên 1 năm nhất mình ko được nói chuyện với khách, ko được rót nước làm bar, mà chỉ được phép dọn bàn khi khách ăn xong, lau Toilette, cọ sàn bếp, rửa bát,… trong khi cái mình học là Restaurantfachfrau. Mình cũng bị làm thêm giờ, tuần đi học vẫn phải về đi làm, ko được nghỉ 1 ngày trọn vẹn mà nghỉ kiểu nửa ngày rồi đi làm nửa ngày. Mình từng phải đi bsi tâm lý, sau mỗi giờ làm mình lang thang trên những con đường hiu hắt ánh đèn vàng và rừng cây, khóc hết nước mắt… Mình có người nhà bên này, mình đã từng có ý định bỏ học, đẻ con để có giấy tờ thoát ra khỏi cảnh khổ sở của 1 đứa con gái xa gia đình, sống ở vùng núi hẻo lánh, ko có bạn bè, phải ở với gia đình sếp, chịu mọi sự miệt thị và có số lương cầm tay là 520e/1 tháng, ko tipp, phải trả tiền nhà cho sếp là 200e. Mỗi tháng mình chỉ còn 320e để chi tiêu.
Chưa bao giờ mình nghĩ du học nghề là để kiếm tiền, để làm giàu, để gửi tiền về cho gia đình, để trả nợ. Vốn dĩ bản chất của chương trình này là một sự rèn luyện bản thân, dạy các bạn từng bước để lao động và học tập. 16t trẻ e Đức đã có quyền đi học nghề, họ cũng chịu cảnh lương thấp, bị làm thêm giờ, bị đì bị soi,… nhưng họ vui vẻ chấp nhận và ko kêu than. Vì họ là người Đức, họ có sự bảo hộ của đất nước của gia đình, nên việc vừa học vừa làm là sự trau dồi tôi luyện bản thân. Cũng giống như nếu các bạn học ở Vn, các bạn cũng có thể vừa học vừa làm để thêm phần phụ phí cho sinh hoạt chứ k phải là kiếm tiền bạt mạng mong cuộc sống giàu sang.
-Các trung tâm ngày nay vẽ ra cuộc sống du học nghề màu hồng lương cao ngất ngưởng để nhiều gia đình nhiều bạn trẻ ôm mộng rằng có thể vừa học vừa kiếm được nhiều tiền. Nhưng khi thực tế k đc như vậy thì các bạn bị sốc, bị nản, tiếng tăm yếu kém lại phải mất tiền thêm để đi học, số tiền bố mẹ bỏ ra cho đi lại tăng nhiều hơn so với số ban đầu dự tính. Các bạn chê trách các doanh nghiệp, chê trách du học nghề là lao động giá rẻ, các bạn cho rằng số tiền các bạn nhận là ko xứng đáng với công sức mình bỏ ra,… Nhưng vốn dĩ từ trước đến nay bản chất của chương trình này là vậy. Nó là 1 quá trình đào tạo rèn luyện bản thân, vừa học vừa làm chứ ko phải là 1 dạng xuất khẩu lao động để các bạn làm mượt mặt rồi đòi hỏi lương cao.
Đến người Đức đi làm còn bị bắt nạt thì thử hỏi các bạn là người nước ngoài thì đòi hỏi gì được ở đây? Nhiều bạn có tiêu chuẩn kép, đòi hỏi lương cao nhưng tiếng tăm thì yếu kém, làm việc thì hời hợt ko tận tâm, trong khi biết bao nhiêu người chăm chỉ, thầm lặng học và làm việc họ vẫn đạt được thành tựu, sự tôn trọng mà họ mong muốn.
– Ai cũng có quyền khao khát vươn lên những điều tốt đẹp nhưng làm ơn hay chứng minh bằng hành động chứ ko phải là ngồi đấy và suy nghĩ làm thế nào để kiếm được nhiều tiền, tại sao mình làm hùng hục như thế mà lương chỉ có vậy. Có nhiều bạn còn đặt ra những câu hỏi vô tri: ko có tiếng Đức có đi học nghề được ko? E sang theo diện học nghề rồi bỏ đi làm ngoài được ko? E có B1 thiếu kĩ năng thì học có khó ko?,… Trong khi các bạn cũng tham gia nhiều hội nhóm, ngày ngày có biết bao nhiêu bài nói về tầm quan trọng của tiếng Đức, nói về điều kiện du học nghề là gì,… trên mạng Internet cũng ko thiếu. Nhiều bạn còn viện vào việc gia đình khó khăn để thể hiện khao khát sang Đức học nghề càng sớm càng tốt,kiếm tiền gửi về cho gia đình,… nếu thực sự xuất phát điểm của các bạn ko tốt thì các bạn càng phải cố gắng gấp trăm lần ngừoi khác, tập trung vào học tiếng, tìm hiểu văn hoá đức,… chứ k phải cứ sang đến Đức các bạn có thể kiếm tiền ngay được.
– các bạn hãy tìm hiểu kĩ những khó khăn và lợi ích của chương trình trước khi đi. Đừng để sự nhụt chí hay những mưu cầu chưa thực sự thoả đáng của bản thân làm ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh. Nhiều bạn sang tiếng kém nhưng đổ lỗi cho hoàn cảnh đồng nghiệp, động tí khó khăn đòi chuyển chỗ làm. Ở đâu cũng có khó khăn và vất vả, ở đâu cũng có bất công và bất bình, ở đâu cũng có thiệt thòi và mất mát, các bạn đừng hi vọng một đất nước hay thế giới công bằng và văn minh triệt để, chỉ là mỗi người chấp nhận và đối diện như thế nào thôi. Và mình là 1 minh chứng khi vượt qua được 3 năm azubi nhọc nhằn ấy, mong các bạn cũng luôn vững bước để đạt được điều mình muốn.