Đây là bài viết của anh Quách Vũ tự tóm tắt, diễn giải lại toàn bộ các thông tin về mặt pháp lý liên quan đến quá trình đến Đức du học, đi làm và định cư của du học sinh Việt Nam hoặc du học sinh của đa số các quốc gia khác không thuộc EU (Studierende aus Drittstaaten) theo hiểu biết cá nhân của mình. Các thông tin ở đây sẽ được Quách Vũ cập nhật liên tục tùy theo tình hình thay đổi của luật liên quan.[05.01.2017]
——
Để đọc bản chính thức, các bạn có thể vào link sau:
http://www.vietstudent.org/threads/386/
Aufenthaltsgesetz (AufenthG) – Aufenthalt zum Zweck der Ausbildung:
http://www.buzer.de/gesetz/4752/b12760.htm
Aufenthaltsgesetz (AufenthG) – Aufenthalt zum Zweck der Erwerbstätigkeit:
http://www.buzer.de/gesetz/4752/b12761.htm
Verordnung über die Beschäftigung von Ausländerinnen und Ausländern (BeschV): http://www.buzer.de/gesetz/10683/index.htm
——
Quá trình du học và định cư tại Đức của một du học sinh về cơ bản trải qua các giai đoạn sau:
(1) Đến Đức du học (Studium): Chiếu theo điều § 16 Abs. 1 AufenthG (Aufenthaltsgesetz)
(2) Tốt nghiệp, chờ tìm việc và đi làm: Chiếu theo điều § 16 Abs. 4 AufenthG, § 18 Abs. 4 AufenthG, § 19a AufenthG (Blaue Karte EU), § 21 Abs. 2a AufenthG
(3) Định cư vô thời hạn ở Đức (Niederlassungserlaubnis hoặc Erlaubnis zum Daueraufenthalt – EU): Chiếu theo điều § 9 AufenthG, § 9a AufenthG, § 18b AufenthG, § 19a Abs. 6 AufenthG
(4) Vào quốc tịch Đức: Chiếu theo điều § 10 Staatsangehörigkeitsgesetz (StAG)
——
(1) ĐẾN ĐỨC DU HỌC (STUDIUM): § 16 AufenthG
(1.1) Chiếu theo điều § 16 Abs. 1 Satz 1 AufenthG thì người nước ngoài có quyền đến Đức cư trú với mục đích học tập (Einem Ausländer kann zum Zweck des Studiums an einer staatlichen oder staatlich anerkannten Hochschule oder vergleichbaren Ausbildungseinrichtung eine Aufenthaltserlaubnis erteilt werden).
(1.2) Việc cư trú với mục đích học tập này (Aufenthaltszweck des Studiums) bao gồm học Studium chính thức (Bachelor, Master …) tại một trường Đại học (Universität, FH, etc.) hoặc quá trình chuẩn bị trước khi vô học (studienvorbereitende Maßnahmen) bao gồm học tiếng Đức (studienvorbereitende Sprachkurse) hay học Dự bị đại học (Besuch eines Studienkollegs)
(1.3) Thời gian cư trú tối đa cho sinh viên học các khóa tiếng Đức chuẩn bị thi DSH, TestDaf, Telc C1 … để vô học trực tiếp Studium là 18 tháng (sinh viên đã học xong 4 học kì đại học ở Việt Nam) (có Hochschulzugangsberechtigung – HZB ở Đức). Qui định 18 tháng này tùy thuộc thông lệ xử lí hồ sở của mỗi Sở ngoại kiều tại Đức, có nơi vẫn áp dụng chung 24 tháng đối với tất cả du học sinh, có nơi chỉ cho 18 tháng (ví dụ Nürnberg hoặc Magdeburg).
(1.4) Thời gian cư trú tối đa cho sinh viên học các khóa tiếng Đức + học dự bị đại học tại Đức là 24 tháng (Sinh viên chưa học xong 4 học kì đại học ở Việt Nam)
(1.5) Sinh viên chưa có giấy nhập học chính thức (Zulassung, Admission) vẫn có thể xin Visa vào Đức tối đa 9 tháng để xin học tại các trường đại học ở Đức (Zweck der Studienbewerbung)
(1.6) Trong quá trình du học tại Đức, sinh viên không được phép xin đổi qua thẻ cư trú với mục đích khác, nếu muốn đổi, sinh viên đó phải về lại Việt Nam nộp đơn xin Visa lại từ đầu. Ngoại lệ: Bạn có thể xin đổi qua thẻ cư trú khác ngay tại Đức với mục đích ăn theo chồng hoặc vợ nếu bạn kết hôn (§ 30 Ehegattennachzug) hoặc ăn theo con (§ 32 Kindernachzug), hoặc các lí do khác cho bạn có “ein gesetzlicher Anspruch” (Während des Aufenthalts nach Absatz 1 oder 1a soll in der Regel keine Aufenthaltserlaubnis für einen anderen Aufenthaltszweck erteilt oder verlängert werden, sofern nicht ein gesetzlicher Anspruch besteht. § 9 findet keine Anwendung) (§ 16 Abs. 2 AufenthG)
(1.7) Sinh viên đang học chính thức Studium tại trường đại học có quyền làm 120 ngày hoặc 240 nửa ngày mỗi năm. Sinh viên đang còn học tiếng hoặc dự bị đại học chỉ được làm trong kì nghỉ Ferien trong năm đầu tiên ở Đức (erstes Aufenthaltsjahr), từ năm thứ hai trở đi có quyền làm tự do như một sinh viên học Studium bình thường mà không bị giới hạn thời gian làm khi nào trong năm.
Các bạn sinh viên đang còn học tiếng hay dự bị đại học lưu ý: Tuy luật qui định như vậy, nhưng nội dung ghi trong Zusatzblatt thẻ cư trú của các bạn sinh viên này quyết định điều này có được áp dụng hay không. Nhiều sở ngoại kiều vẫn ghi chung là chỉ được làm trong Ferien, nhiều sở ngoại kiều thì lại có ghi rõ “Beschäftigung im Kalenderjahr der Erteilung nur während der Ferienzeit erlaubt. Danach Beschäftigung, die insgesamt 120 Tage oder 240 halbe Tage im Jahr nicht überschreitet, sowie Ausübung studentischer Nebentätigkeit gestattet”. Nếu SNK ghi cụ thể trong thẻ cư trú của bạn dòng chữ như trên thì bạn mới có thể áp dụng luật chỉ làm Ferien trong năm đầu tiên của cấp thẻ cư trú, nếu không thì bạn vẫn chỉ có thể làm trong Ferien suốt thời gian hiệu lực của thẻ cư trú hiện tại. “im Kalenderjahr der Erteilung” ở đây được hiểu là tính theo Kalenderjahr, tức là nếu thẻ của bạn được cấp 10.2016 đi nữa, thì từ 01.01.2017 trở đi giới hạn chỉ được làm trong Ferien đã được bỏ, bạn có thể làm thoải mái bất kì khi nào trong năm cũng được.
(1.8) Du học sinh được phép làm 120 ngày (8 tiếng) hoặc 240 ngày (4 tiếng) mỗi năm, vậy có sự giới hạn trong việc phân bổ số tiếng làm việc mỗi tuần hay tháng đối với số ngày được phép làm việc này hay không?
Các bạn có thể tùy hoàn cảnh và thời gian rảnh của mình mà sử dụng các ngày được phép làm việc này tùy thích, miễn sao trong 1 năm (từ 01.01 đến 31.12) không làm quá tổng số ngày được phép làm việc đã qui định (120/240) dành cho du học sinh.
(1.9) Du học sinh có được phép làm cùng lúc 2 hoặc nhiều Minijobs hay không?
Nếu bạn không làm Vollzeit hay Teilzeit (trên 450€) chỗ nào hết (versicherungspflichtigen Hauptjob oder auch versicherungspflichtigen Teilzeitjob), bạn có thể làm nhiều Minijob, miễn là tổng số tiền các Minijob này không qua 450€ (Sie dürfen so viele Minijobs auf 450 Euro Basis übernehmen, bis Sie mit allen zusammen den Höchstverdienst von 450 Euro im Monat erreicht haben. Tricksen geht übrigens nicht, denn all Ihre Arbeitgeber melden Ihre Beschäftigungen bei der Bundesknappschaft an).
Nếu bạn đang làm Vollzeit hay Teilzeit (versicherungspflichtigen Hauptjob oder auch versicherungspflichtigen Teilzeitjob) rồi, bạn chỉ có thể làm thêm 1 Minijob mà thôi, nếu bạn cố tình làm thêm Minijob thứ 2 nữa thì số tiền kiếm được của Minijob thứ 2 này sẽ bị tính gộp chung với Job chính bạn đang làm và bị trừ đủ các khoản bảo hiểm xã hội và thuế. (Wer eine Vollzeitbeschäftigung ausübt, also einen versicherungspflichtigen Hauptjob (oder auch versicherungspflichtigen Teilzeitjob) hat, darf neben diesem Beschäftigungsverhältnis nur einen Minijob auf 450-Euro-Basis ausüben, selbst wenn er damit die 450-Euro-Grenze nicht erreicht. Jeder weitere Minijob wird mit der Hauptbeschäftigung zusammengerechnet und ist voll sozialversicherungspflichtig sowie steuerpflichtig).
——
(2) TỐT NGHIỆP, CHỜ TÌM VIỆC VÀ ĐI LÀM
(2.1) Sinh viên tốt nghiệp đại học ở Đức có thể đổi qua thẻ cư trú tìm việc (điều “§ 16 Abs. 4 AufenthG) trong 18 tháng. Trong thời gian 18 tháng chờ tìm việc này, sinh viên có quyền đi làm không hạn chế số ngày trong năm, bao gồm làm thuê hay là tự kinh doanh. Lúc này trong thẻ cư trú của sinh viên sẽ ghi dòng chữ “Erwerbstätigkeit gestattet”
(2.2) Sau khi tìm được việc phù hợp với chuyên ngành và bằng cấp đã học tại đại học (Suche eines diesem Abschluss angemessenen Arbeitsplatze), sinh viên có thể xin đổi qua thẻ cư trú mới với mục đích làm việc theo điều § 18 Abs. 4 AufenthG (Qualifizierte Beschäftigung), hoặc theo § 19a AufenthG (Blaue Karte EU), hoặc theo § 21 Abs. 2a AufenthG (tự kinh doanh)
Xin các bạn đặc biệt lưu ý ở điểm “Suche eines diesem Abschluss angemessenen Arbeitsplatze”: Sở ngoại kiều chỉ chấp nhận cấp thẻ cư trú làm việc cho bạn nếu công việc này đảm bảo 2 yếu tố, đúng chuyên ngành đã học và phù hợp với trình độ đã học. Yếu tố phù hợp chuyên ngành đã học thì dễ xác định rồi, riêng yếu tố phù hợp trình độ đã học thì bạn cần lưu ý là công việc đó phải phù hợp với bằng cấp Bachelor, Master hoặc Diplom mà bạn đã tốt nghiệp. Sở ngoại kiều sẽ từ chối nếu công việc bạn định làm, một người khác học ở trình độ thấp hơn cũng có thể làm được công việc đó. Ví dụ nếu bạn học xong Bachelor BWL mà xin đi làm quản lý một cửa hàng đồ khô Á châu, hay quản lý một nhà hàng qui mô nhỏ như đa số các chủ người Việt vẫn mở thì SNK sẽ từ chối với lí do các công việc đó một người đi học Ausbildung cũng có thể làm được, không nhất thiết phải học Studium ở trường đại học …. Do đó, nội dung miêu tả công việc trong hợp đồng làm việc của bạn (Arbeitsvertrag) cần chỉ ra cho SNK họ thấy là công việc này đòi hỏi ứng dụng trình độ chuyên môn cao (hochqualifizierte und wissensbasierte Arbeit)
(2.3) Thẻ cư trú làm việc theo § 18 Abs. 4 AufenthG: Kể từ 01.08.2012 du học sinh tốt nghiệp đại học ở Đức khi xin đổi qua thẻ cư trú đi làm (Aufenthaltserlaubnis zur Ausübung einer der beruflichen Qualifikation angemessenen Beschäftigung) sẽ không còn phải xin giấy phép lao động của Bundesagentur für Arbeit nữa (Zustimmung der Arbeitsagentur zur Arbeitsaufnahme)(tham khảo § 39 Abs. 2 AufenthG), cụ thể là không còn bị xét Vorrangprüfung (für die Beschäftigung deutsche Arbeitnehmerinnen und Arbeitnehmer, Staatsangehörige aus EU/ EWR-Ländern, der Schweiz, sowie Ausländerinnen und Ausländer, die deutschen Arbeitnehmerinnen und Arbeitnehmern hinsichtlich der Arbeitsaufnahme rechtlich gleichgestellt sind, nicht zur Verfügung stehen) và Arbeitsbedingungen (die Ausländerinnen und Ausländer nicht zu ungünstigeren Arbeitsbedingungen als vergleichbare inländische Arbeitnehmerinnen und Arbeitnehmer beschäftigt werden). [theo điều § 2 Abs. 1 Satz 3 BeschV]
Việc miễn xin giấy phép lao động của Sở lao động chỉ được chấp thuận nếu công việc bạn định làm phù hợp với chuyên môn và trình độ đã tốt nghiệp ở trường đại học tại Đức. Để xét công việc có phù hợp hay không, đôi khi Sở ngoại kiều vẫn phải chuyển hồ sơ qua cho Sở lao động để xin ý kiến về công việc bạn định làm. Lúc này Sở lao động chỉ xét sự phù hợp giữa công việc với bằng cấp bạn đã tốt nghiệp, họ không xét Vorrangprüfung và Arbeitsbedingungen. Lúc này, vấn đề hay xảy ra là nhiều bạn sinh viên VN nhận được hợp đồng làm việc với mức lương khá thấp (Brutto 1.600-2.200 EURO/tháng) so với bằng cấp đã tốt nghiệp, và Sở lao động hay Sở ngoại kiều họ thường ngạc nhiên về điều này và từ chối hồ sơ theo cảm tính của họ là không thể chấp nhận được việc một sinh viên có bằng Master ở Đức lại có mức lương quá thấp như vậy. Khi họ từ chối như vậy, vô tình họ đã đụng chạm đến việc xét Arbeitsbedingungen rồi. Điều này đã từng xảy ra với một người bạn (tốt nghiệp bằng Master ở Đức) mà Quách Vũ quen, khi đó, lương khởi điểm của bạn đó là Brutto 2.200€/ tháng. Sau khi Sở ngoại kiều hỏi ý kiến Sở lao động, người ở Sở lao động đã nói mức lương này quá thấp so với bằng Master ở Đức và đề nghị Sở ngoại kiều từ chối. Sau đó, Sở ngoại kiều đã từ chối cấp thẻ cư trú làm việc cho bạn đó, nhưng luật sư của công ty bạn đó đã liên hệ với Sở ngoại kiều và trích dẫn điều luật mới dành cho du học sinh đã tốt nghiệp ở Đức ra. Một ngày sau đó, SNK đã gọi bạn kia lên để cấp thẻ cư trú mới với lí do luật mới bây giờ không xét Arbeitsbedingungen nữa, mày làm lương thấp thiệt thòi thì ráng chịu. Ngoài trường hợp của bạn này ra, thì một người em của QV cũng đã từng đổi thành công qua thẻ cư trú đi làm theo điều §18 với hợp đồng làm việc chỉ có 1.600€ Brutto/tháng. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là mức tiền lương này cũng không thể quá thấp được, ít nhất là phải đảm bảo cho bạn có thể tự sinh sống được (Lebensunterhaltssicherung) mà không cần đến sự trợ giúp của Job Center (keinen Anspruch auf Arbeitslosengeld II haben). Thông tin cụ thể, bạn có thể tham khảo thông tin ở các Job Center nơi bạn đang ở, ví dụ ở Wuppertal là http://www.jobcenter.wuppertal.de/le…rung/index.php
(2.4) Thẻ cư trú làm việc theo § 19a AufenthG (Blaue Karte EU):
(2.4.1) Điều kiện cấp thẻ:
(2.4.1.1) Nơi làm việc: Phải là trong nước Đức, không quan trọng công ty thuê bạn đang ở đâu, cũng không quan trọng nếu bạn có đóng bảo hiểm hưu trí ở Đức hay không (trường hợp công ty thuê bạn nằm ở nước ngoài). Nếu nơi làm việc của bạn chủ yếu nằm ngoài nước Đức, bạn chỉ có thể xin thẻ cư trú theo điều §18 AufenthG đã đề cập bên trên.
(2.4.1.2) Höherer beruflicher Bildungsabschluss: Bằng tốt nghiệp đại học ở Đức (ein deutscher Hochschulabschluss) hoặc bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài tương đương với bằng đại học ở Đức (ein einem deutschen Hochschulabschluss vergleichbarer ausländischer Hochschulabschluss) (Có thể xin đánh giá bằng cấp qua ZAB tại link sau https://www.kmk.org/…/zeugnisbewertung-fuer-auslaendische-h…) hoặc chứng minh kinh nghiệm làm việc tối thiểu 5 năm ở nước ngoài.
(2.4.1.3) Zustimmung der Bundesagentur für Arbeit: Không cần xin ý kiến của Sở lao động nếu
– Người nước ngoài đó có lương Brutto 49.600€/năm (4.133€/tháng) (tính cho năm 2016), hoặc
– Người nước ngoài đó có bằng tốt nghiệp ở Đức thuộc ngành nghề khan hiếm (Mangelberuf) thì chỉ cần có lương Brutto 38.688€/năm (3.146€/tháng) (năm 2016). Danh sách Mangelberuf hiện tại gồm: Naturwissenschaftler, Mathematiker, Architekten, Raum-, Stadt- und Verkehrsplaner, Grafik- und Multimedia-Designer, Ingenieure, Ingenieurwissenschaftler, Humanmediziner – außer Zahnärzte – sowie akademische Fachkräfte in der Informations- und Kommunikationstechnologie (§ § 2 Abs. 1 Nr. 2b, Abs. 2 Satz 1, Abs. 4 BeschV)
(2.4.1.4) Erforderliches Mindestgehalt: Mức lương tối thiểu được qui định mới hằng năm chiếu theo điều § 2 Abs. 1 Nr. 2a, Abs. 4 BeschV hoặc § 2 Abs. 2 BeschV (Mức lương tối thiểu được giảm dành cho các ngành nghề khan hiếm). Con số Mindestgehalt này cũng là con số được đề cập bên trên ở phần “Zustimmung der Bundesagentur für Arbeit” Brutto 49.600€/năm (4.133€/tháng) (tính cho năm 2016) hoặc Brutto 38.688€/năm (3.146€/tháng) (năm 2016) (Das Bundesministerium des Innern gibt das Mindestgehalt nach Absatz 1 Nummer 2 Buchstabe a und Absatz 2 Satz 1 für jedes Kalenderjahr jeweils bis zum 31. Dezember des Vorjahres im Bundesanzeiger bekannt)
(2.4.2) Thời hạn thẻ cư trú (Gültigkeitsdauer): § 19 a Abs. 3 Satz 1 AufenthG
– Nếu hợp đồng làm việc vô thời hạn (unbefristeter Arbeitsvertrag) hoặc tối thiểu từ 4 năm trở lên: Thời hạn tối đa là 4 năm cho lần đầu tiên cấp thẻ.
– Nếu hợp đồng làm việc thời hạn ngắn hơn 4 năm (Arbeitsverträgen mit geringerer Dauer): Thời hạn của thẻ cư trú sẽ là thời hạn của hợp đồng làm việc + 3 tháng thêm.
(2.4.3) Thay đổi nơi làm việc (Erlaubnis zum Arbeitsplatzwechsel): § 19 a Abs. 4 AufenthG: Nếu trong 2 năm đầu tiên của thẻ Blaue Karte EU bạn thay đổi chỗ làm, bạn cần xin sự đồng ý của sở ngoại kiều (Erlaubnis durch die Ausländerbehörde erforderlich).
(2.4.4) Quyền lợi của người sở hữu thẻ Blaue Karte EU:
– Sau 33 tháng hoặc 21 tháng (nếu chứng minh có trình độ B1 tiếng Đức) có thể đệ đơn xin giấy phép cư trú vĩnh viễn ở Đức (Niederlassungserlaubnis) (§ 19a Abs. 6 AufenthG) (Dem Inhaber einer Blauen Karte EU ist eine Niederlassungserlaubnis zu erteilen, wenn er mindestens 33 Monate eine Beschäftigung nach Absatz 1 ausgeübt hat und für diesen Zeitraum Pflichtbeiträge oder freiwillige Beiträge zur gesetzlichen Rentenversicherung geleistet hat …… Die Frist nach Satz 1 verkürzt sich auf 21 Monate, wenn der Ausländer über ausreichende Kenntnisse der deutschen Sprache verfügt)
– Vợ hoặc chồng có thể ăn theo người sở hữu thẻ Blaue Karte EU để sống và đi làm không hạn chế ở Đức (§ 30 Ehegattennachzug) (Ehegatten erhalten sofort uneingeschränkten Zugang zur Erwerbstätigkeit. Sie müssen zudem vor der Einreise keine deutschen Sprachkenntnisse nachweisen)
– Người sở hữu thẻ có quyền ra khỏi Đức tối đa liên tục 12 tháng mà không bị xóa thẻ cư trú (Thẻ cư trú khác của Đức bình thường chỉ cho ra khỏi Đức tối đa liên tục 6 tháng)
(2.5) Thẻ cư trú làm việc theo § 21 Abs. 2a AufenthG (tự kinh doanh) (Erteilung einer Aufenthaltserlaubnis an Hochschulabsolventen, Forscher oder Wissenschaftler):
Du học sinh tốt nghiệp Đại học ở Đức có thể xin cấp thẻ cư trú theo mục đích tự kinh doanh với điều kiện duy nhất là công việc kinh doanh đó phải phù hợp với ngành nghề và trình độ đã tốt nghiệp. Cũng như Quách Vũ đã đề cập ở phần Thẻ cư trú làm việc theo § 18 Abs. 4 AufenthG, bạn không thể nghĩ đơn giản theo kiểu mình đã tốt nghiệp Bachelor BWL, Quản trị kinh doanh, Tài chính … rồi giờ đầu tư mở một cái Asia Shop bán đồ khô, quần áo hay tự mở và quản lý một cái nhà hàng qui mô vài chục đến 100 ngàn Euro là Sở ngoại kiều sẽ đồng ý cho bạn thẻ cư trú theo điều § 21 Abs. 2a AufenthG, vì họ cũng vẫn sẽ nói là công việc đó một người học nghề (Ausbildung) xong cũng có thể làm được, vì nó không đòi hỏi tận dụng trình độ kiến thức cao đã được học trong Studium ở trường đại học. Cụ thể hơn, công việc Selbständige Tätigkeit của bạn phải chứng tỏ được nó đòi hỏi người làm phải có khả năng umfassende wissenschaftliche Kenntnisse để làm, điều mà một người chỉ học Ausbildung ra rất khó đủ khả năng để làm.
Tuy điều luật § 21 Abs. 2a AufenthG không đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp ở Đức phải có các điều kiện khác như điều luật § 21 Abs. 1 AufenthG yêu cầu đối với một người nước ngoài bình thường không có bằng tốt nghiệp ở Đức (ví dụ như “ein wirtschaftliches Interesse oder ein regionales Bedürfnis besteht”, “die Tätigkeit positive Auswirkungen auf die Wirtschaft erwarten lässt und die Finanzierung der Umsetzung durch Eigenkapital oder durch eine Kreditzusage gesichert ist”) nhưng khi bạn nộp đơn xin cấp thẻ cũng cần chú ý đến tính khả thi của công việc bạn định làm. Business Plan của bạn cũng cần rõ ràng và đủ thuyết phục, đảm bảo các yếu tố sau:
– Công việc kinh doanh đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn đã học tại trường đại học (Selbständige Tätigkeit benötigt die im Studium erworbenen Kenntnisse und Fähigkeiten)
– Có tính khả thi, tồn tại, phát triển và lợi nhuận tiềm năng (die eingereichte Rentabilitätsvorschau lässt erkennen, dass der Antragsteller nicht von unrealistischen Annahmen ausgegangen ist und sich mit der beabsichtigten Tätigkeit eine wirtschaftlich tragfähige Existenz aufbauen kann)
Thông thường, sau khi nhận hồ sơ xin cấp thẻ cư trú của bạn, Sở ngoại kiều sẽ gửi hồ sơ qua xin ý kiến của IHK sở tại. IHK lúc đó sẽ gửi thư về nhà bạn và đề nghị bạn hẹn Termin với IHK để lên gặp giải trình với họ về công việc bạn dự định làm. Sau đó IHK sẽ viết một bài báo cáo đánh giá nhận định của họ về công việc của bạn là positiv hay negativ, liệu có đủ yếu tố để SNK cấp thẻ cư trú theo điều § 21 Abs. 2a AufenthG hay không. Sau khi nhận được phản hồi của IHK, Sở ngoại kiều sẽ chính thức ra quyết định về việc chấp thuận hay từ chối đơn xin cấp thẻ cư trú của bạn. Tuy luật hiện tại không qui định rõ ràng lợi nhuận bao nhiêu mỗi năm khi xin thẻ cư trú theo điều luật này, nhưng đối với sở ngoại kiều ở Berlin, hiện tại họ đòi lợi nhuận sau khi trừ thuế và bảo hiểm sức khỏe phải trên 24.000Euro/năm.
——
(3) ĐỊNH CƯ VÔ THỜI HẠN Ở ĐỨC (NIEDERLASSUNGSERLAUBNIS HOẶC ERLAUBNIS ZUM DAUERAUFENTHALT – EU): Chiếu theo điều § 9 AufenthG, § 9a AufenthG, § 18b AufenthG, § 19a Abs. 6 AufenthG
(3.1) Định cư theo điều § 9 AufenthG (Niederlassungserlaubnis): Đây là điều luật định cư chung, áp dụng phổ biến cho tất cả người nước ngoài đang cư trú tại Đức
Yêu cầu:
– Sống tối thiểu 5 năm ở Đức (thời gian học Studium của du học sinh chỉ được tính 50% khi cộng thời gian cho điều kiện 5 năm này)
– Đảm bảo tự sống được (Lebensunterhalt ist gesichert): Chứng minh bằng thu nhập hiện tại của mình đủ cao để không có quyền ăn trợ cấp của Job Center (keinen Anspruch auf Arbeitslosengeld II haben) (tham khảo http://www.jobcenter.wuppertal.de/le…rung/index.php)
– Đã đóng đủ 60 tháng bảo hiểm hưu trí (người nước ngoài đến Đức trước ngày 01.01.2005 không phải chứng minh cái này) (bảo hiểm hưu trí này được tính từ khi bạn vào Đức, đi làm và có đóng bảo hiểm, bất kể thời gian nào, kể cả thời gian bạn đang đi học hoặc đang chờ tìm việc)
– Không có tiền án, tiền sự ở Đức
– Trình độ tiếng Đức tối thiểu B1
– Có đủ nơi ở (Wohnung) ổn định cho mình hoặc vợ con đang chung sống cùng.
(3.2) Định cư theo điều § 9a AufenthG (Erlaubnis zum Daueraufenthalt – EU): Đây là điều luật định cư theo luật chung của EU, về cơ bản thì các yêu cầu cũng giống như điều luật § 9 AufenthG của Niederlassungserlaubnis, chỉ khác là nó không yêu cầu người nước ngoài phải chứng minh đã đóng đủ 60 tháng bảo hiểm hưu trí. Hiện tại có 2 bang Bayern (Beschluss BayVGH vom 24.09.08 – Aktenzeichen 10 CS 08.2329) và bang Baden-Württemberg (VGH Baden-Württemberg – Aktenzeichen 11 S 1198/10) sở ngoại kiều nếu muốn (nhưng không bắt buộc) có quyền đòi đến mức 60 tháng Rente khi xin Daueraufenthalt – EU. Lợi thế của điều luật này so với Niederlassungserlaubnis là bạn có quyền Abmelden nhà ở Đức và ra khỏi Đức sống trong các nước EU trong 6 năm hoặc ra khỏi EU sống tối đa 12 tháng (24 tháng cho trường hợp có Blaue Karte EU trước khi có thẻ Erlaubnis zum Daueraufenthalt – EU) mà không bị xóa thẻ cư trú (tham khảo § 51 Abs. 9 AufenthG). Thẻ này cũng giúp bạn dễ dàng qua các nước EU khác sinh sống và làm việc ở đó. Luật của EU qui định các quốc gia thành viên phải luôn đảm bảo Rechtstellung của Erlaubnis zum Daueraufenthalt – EU luôn bằng hoặc cao hơn Niederlassungserlaubnis của quốc gia đó, do đó nếu đủ điều kiện, bạn nên xin định cư theo điều luật của Erlaubnis zum Daueraufenthalt – EU.
(3.3) Định cư theo điều § 18b AufenthG (Niederlassungserlaubnis für Absolventen deutscher Hochschulen): Đây là điều luật định cư dành riêng cho du học sinh đã có bằng tốt nghiệp đại học ở Đức. Yêu cầu giống điều luật định cư của Niederlassungserlaubnis nhưng thời gian chỉ cần 24 tháng đi làm sau khi đã tốt nghiệp ở Đức, công việc đang làm phải phù hợp với chuyên môn và bằng cấp đã tốt nghiệp, 24 tháng đã đóng bảo hiểm hưu trí. Bạn không nhất thiết phải chứng minh đóng 24 tháng bảo hiểm hưu trí này trong thời gian đi làm sau khi tốt nghiệp, mà có thể chứng minh bằng việc đóng bảo hiểm hưu trí trước đó cũng được. Điều này có lợi cho các bạn sau khi tốt nghiệp đại học ở Đức đi làm theo điều luật § 21 Abs. 2a AufenthG (tự kinh doanh) vì bạn không bắt buộc phải đóng bảo hiểm hưu trí trong thời gian tự kinh doanh ở Đức.
(3.4) Định cư theo điều luật § 19a Abs. 6 AufenthG: Người sở hữu thẻ Blaue Karte – EU sau 33 tháng hoặc 21 tháng (nếu chứng minh có trình độ B1 tiếng Đức) có thể đệ đơn xin giấy phép cư trú vĩnh viễn ở Đức (Niederlassungserlaubnis)
——
(4) VÀO QUỐC TỊCH ĐỨC:
(4.1) Chiếu theo điều § 10 Staatsangehörigkeitsgesetz (StAG)
(4.1.1) Người nước ngoài sống ở Đức liên tục 8 năm (thời gian học Studium của du học sinh được tính 100% thời gian, không bị tính một nửa như khi xin Niederlassungserlaubnis, ngoại trừ 2 bang Sachsen và Bayern hiện nay không chấp nhận điều này)
(4.1.2) Không phạm tội ở Đức
(4.1.3) Đang sống ở Đức bằng thẻ cư trú Niederlassungserlaubnis, Erlaubnis zum Daueraufenthalt – EU, Blaue Karte – EU, hoặc các thẻ cư trú khác không thuộc các điều luật sau §§ 16, 17, 17a, 20, 22, 23 Absatz 1, §§ 23a, 24 und 25 Abs. 3 bis 5 Aufenthaltsgesetzes (điều này có nghĩa là các bạn đang sở hữu thẻ cư trú làm việc theo điều §18 và §21 có thể trực tiếp nộp đơn xin vào quốc tịch mà không cần phải qua giai đoạn xin thẻ định cư vô thời hạn Niederlassungserlaubnis hoặc Erlaubnis zum Daueraufenthalt – EU)
(4.1.4) Đảm bảo tài chính tự sinh sống được
(4.1.5)Từ bỏ quốc tịch Việt Nam
(4.1.6) Có khả năng tiếng Đức B1
(4.1.7) Thi đậu Einbürgerungstest
——
Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung của bài viết này, xin các bạn chỉ viết (comment) trực tiếp ở ngay bên dưới bài viết này (xin không inbox để hỏi). Nội dung của bài viết này sẽ được Quách Vũ cập nhật liên tục dựa trên tình hình thay đổi của luật liên quan.
Nếu các bạn đăng lại bài viết này trên các trang web hay mạng xã hội khác, xin ghi kèm:
“Nguồn trích dẫn: Quách Vũ – http://www.vietstudent.org/threads/386/”