Giá cả và kinh nghiệm đi siêu thị và đi chợ ở Canada

Những ngày đầu ở Canada, Loan có 1 thói quen đó chính là bất kể khi nào Loan muốn mua 1 món đồ gì ở đây, nhìn thấy giá thì Loan luôn luôn đổi sang tiền Việt, là sau đó là tới cái điệp khúc: “Trời ơi, sao cái gì cũng mắc thế?”

Giá cả và kinh nghiệm đi siêu thị và đi chợ ở Canada

Thế nhưng, 1 điều mà các bạn nên biết là mức sống của người Canada rất cao, 1 giờ trung bình họ làm được $14, chính vì thế mà Loan đã bỏ việc so sánh giá cả giữa Canada và Việt Nam.

Khi mua hàng ở Canada, có thể các bạn sẽ ngạc nhiên 1 chút trong những ngày đầu, khi mà các bạn lấy 1 món hàng với 1 giá, nhưng khi đến quầy tính tiền thì các bạn phải trả 1 giá khác. Đó chính là vì các bạn phải trả thêm thuế. Và theo tỉnh Ontario thì thuế cho các mặt hàng, đồ ăn mà các bạn mua là 13%. Nhưng đối với 1 số mặt hàng thiết yếu như trái cây, rau củ quả, nước, gạo v.v.v thì các bạn không cần phải trả thuế nhé.

– Cách ứng xử tại quầy tính tiền:

Nói là cách ứng xử thì hơi quá 1 chút, nhưng ở đây Loan chỉ muốn chia sẻ 1 số kinh nghiệm dành cho các bạn khi đi chợ hay đi mua sắm ở các chợ Việt-Tàu, siêu thị tây, hoặc các trung tâm mua sắm ha. Tại sau lại nói là kinh nghiệm? Vì với bản thân Loan là 1 người Tiếng Anh không được giỏi cho lắm thì ngay những ngày đầu đến Canada và đi mua đồ thì Loan hoàn toàn trơ bộ mặt nhơ ngác, ngây thơ vô số tội, và có thể là hơi ngượng 1 chút khi giao tiếp bằng tiếng anh tại các quầy tính tiền.

Tại quầy tính tiền, thường người ta vẫn có thói quen chào hỏi nhau, có thể ngưởi cashier sẽ hỏi hoặc bạn cũng có thể chủ động hỏi những câu xả giao như: How are you? How are you doing? (1 số chỗ khi người tính tiền bận quá thì họ sẽ bỏ qua phần chào hỏi này). Sau màng chào hỏi đó, họ sẽ hỏi xem bạn có cần bịch hay không, vì đối với 1 số siêu thị họ sẽ không cho bịch đâu và thay vào đó là họ sẽ tính 5 cents cho mỗi cái bịch.

Điều này nhằm mục đích khuyến khích mọi người hạn chế sử dụng bịch ni lông để bảo vệ môi trường đó các bạn. Chính vì thế, các bạn nên trang bị cho mình những chiếc túi đi chợ để tránh lãng phí 5 cents cho mỗi cái bịch nha. Sau khi đã tính xong các món đồ của các bạn, thì người cashier sẽ nói cho các bạn biết tổng số tiền và sẽ hỏi các bạn muốn trả tiền như thế nào?
Nếu như Việt Nam là xã hội chuyên về tiền mặt thì Canada có vẻ là thoáng và thuận tiện hơn trong việc thanh toán, vì các bạn có thể trả bằng cash (tiền mặt), hoặc các loại thẻ như debit card hoặc credit card. Người cashier sẽ hỏi bạn muốn thanh toán bằng gì :’How would you like to pay?”, và các bạn sẽ chọn tiền mặt, hoặc debit, hay credit tuỳ vào sự thuận tiện, dễ dàng của các bạn.

Đối thoại khi mua hàng tại Canada

Sau đây là 1 mẫu đối thoại mà Loan muốn chia sẻ. Mẫu đối thoại này là tình huống mà Loan đã rất nhiều được gặp tại các quầy tính tiền (sau nhiều lần ngơ ngác, bối rối thì bây giờ Loan đã trở nên dạng dĩ hơi mỗi lần đi mua sắm và tính tiền, vì lúc này Loan đã trang bị cho mình những gì cần nói và hỏi khi tình huống diễn ra.

Cashier (người tính tiền) : Hello there, how are you today? (Xin chào, bạn có khoẻ không?)

Customer (khách hàng): I’m good, and you? (Tôi khoẻ. Còn bạn?)

Cashier: Good, thanks. Do you need any bags today? (Khoẻ, cảm ơn. Hôm nay bạn có cần bịch không?)

Customer: 4 bags please! (Cho 4 cái bịch.)

….

Cashier: Your total is $75.25. How would you like to pay? (Tổng cộng là $75.25. Bạn muốn trả tiền bằng cách nào?

Tình huống 1:

Customer: Credit please! (Thẻ tính dụng)

Cashier: please go ahead! (lúc này các bạn sẽ hoàn thành phần trả tiền tại chiếc máy nhỏ, và người cashier có thể sẽ quay mặt đi hướng khác để tránh nhìn vào số mật mã của các bạn)

Cashier: Here’s your receipt. Thanks. Have a lovely day! (Đây là hoá đơn của bạn. Cám ơn. Chúc bạn 1 ngày tốt lành).

Customer: Thanks, You too. Bye. (Cám ơn, bạn cũng vậy nhé, Bye)

Tình huống 2:

Một số cửa hàng, đặc biệt là các chợ Tàu, họ chỉ thanh toán bằng tiền mặt, và debit. Chính vì vậy sẽ có trường hợp thứ 2 diễn ra ở đây:

Customer: Credit please! (Thẻ tính dụng)

Cashier: Sorry, We only take cash and debit. (Xin lỗi. Chúng tôi chỉ lấy tiền mặt và thẻ Debit)

Customer: So debit card please! (Vậy thẻ Debit nha)

Tình huống 3:

Hoặc nếu cho chắn ăn, trước khi tính tiền các bạn có thể hỏi xem họ thanh toán bằng loại nào.

Customer : Excuse me? What methods of payment do you take? (Xin cho họ là cửa hàng bạn chấp nhận loại thanh toán nào vậy?)

Cashier: – We only take cash and Debit (Chúng tôi chỉ lấy tiền mặt và Debit)

– We take cash, debit, and credit (Chúng tôi lấy tiền mặt, Debit và Credit

Kinh nghiệm chi tiêu mua sắm tại Toronto

Sống trong 1 thành phố nhộn nhịp và đắt đỏ như Toronto, thì tiếp kiệm được lúc nào là hay lúc đó đó các bạn. Không biết mọi người như thế nào chứ Loan thì khi muốn mua 1 món đồ gì đó thì thường đợi lúc họ sale, hoặc là mua những món đồ sale.

Mỗi tuần (thường là bắt đầu vào mỗi thứ 6, hoặc 1 số siêu thị họ bắt đầu sale từ thứ 5), các siêu thị, và chợ họ sẽ có những tờ rơi (flyer) cho biết những món hàng nào đang giảm giá (sale) trong tiệm của họ. Chính vì thế các bạn có thể nhìn vào những cái flyer đó mà mua đồ để tiết kiệm ha. Các bạn còn có thể tải ứng dụng Flipp trên cellphone của mình để có thể nhìn thấy những cái flyer của các siêu thị mà các bạn muốn đi. Đây là ứng dụng mà Loan thấy rất tiện lợi vì các bạn có thể tạo ra danh mục các món hàng cần mua (shopping list), và nó sẽ tự động hiện lên những siêu thị, và chợ nào đang có những mặt hàng đó giảm giá (on sale).

Price Match: khi đã là 1 người mua hàng (shopper) chuyên nghiệp rồi thì các bạn có thể price match. Loan không biết định nghĩa Price match như thế nào nhưng giải thích nôm na cho các bạn hiểu là khi các bạn thấy siêu thị ABC có 1 món hàng đang giảm giá, nhưng các bạn đang mua sắm ở siêu thị ZZZ, thì các bạn có thể đưa cho người cashier cái flyer có món hàng on sale đó của siêu thị ABC, thì các bạn sẽ được mua món hàng đó với cái giá mà siêu thị ABC đang giảm giá. (Hix, nếu ai đó có cách giải thích nào dễ hiểu hơn thì vào đây giúp Loan với nha. Lưu ý là chỉ có 1 số siêu thị có price match vì thế tốt nhất các bạn nên hỏi trước xem họ có price match không nhé.

Đối với các món hàng như rau qủa, trái cây thì các bạn nên nhìn kĩ giá khi mua nhé. Đơn vị tính phổ biến của Canada là Lb (1 Lb = 450 grams). Khi các bạn nhìn thấy 1 bó rau để là 2.99/lb nghĩa là 1 lb là $2.99, mà bó rau đó có thể nặng hơn 2 lb, chính vì thể và các bạn có thể trả hơn $6 cho 1 bó rau đó. Tốt nhất đọc kĩ giá trước khi lấy món đồ đó nha. Xem kĩ xem là $2.99/lb hay $2.99/bag.

Nguồn: Natalie Loan

Tags: