Học Toeic để làm gì? Có quan trọng không?

Học Toeic để làm gì? Có quan trọng không?Mới đây chính thức thì bạn phải có Toeic từ 600 mới tham dự được các kì thi tuyển công chức. Nhìn xa hơn trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động.

Học Toeic để làm gì? Có quan trọng không?
Học Toeic để làm gì? Có quan trọng không?

TOEIC là gì?

TOEIC (được viết tắt bởi Test Of English For International Communication) là một kì thi nhằm đánh giá trình độ tiếng Anh của những người sử dụng ngôn ngữ này trong môi trường làm việc, giao tiếp quốc tế. Sau khi trải qua kì thi này, kết quả sẽ giúp bạn nhận biết được  khả năng sử dụng anh ngữ trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, du lịch,…

Ở Việt Nam, kì thi TOEIC đầu tiên diễn ra vào năm 2001 do IIG Việt Nam đại diện độc quyền tổ chức cuộc thi. Và kì thi này được phổ biến, lan rộng hơn khoảng 5 năm sau đó.

Cũng như những chứng chỉ khác, TOEIC chỉ có hiệu lực trong vòng 2 năm. Sau khoảng thời gian này, TOEIC sẽ không còn giá trị nữa. Nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng chứng chỉ anh ngữ quốc tế này thì cần phải ôn luyện lại.

Rất nhiều người thắc mắc tại sao những chứng chỉ tiếng anh lại chỉ có giá trị ngắn hạn mà không phải là vĩnh viễn. Thực chất, sau 2 năm tiếng anh có thể sẽ cải tiến hơn, còn trình độ anh ngữ của bản thân mình có thể bị tụt dốc, chính vì vậy để đánh giá khả năng sử dụng tiếng anh chính xác hơn thì cần phải ôn luyện và thi lại TOEIC.

Học Toeic để làm gì?

Mới đây chính thức thì bạn phải có Toeic từ 600 mới tham dự được các kì thi tuyển công chức. Nhìn xa hơn trong khoảng 07 năm trở lại đây, chứng chỉ TOEIC nổi lên như một tiêu chuẩn phổ biến hơn để đánh giá trình độ thông thạo tiếng Anh của người lao động.

Rất nhiều công ty, tập đoàn lớn đã và đang sử dụng TOEIC là thước đo đầu vào cho cán bộ nhân viên như Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Công ty LG Electronics Vietnam, Panasonic, Samsung Vina Electronics, Canon Việt Nam, Nissan Techno, Yamaha, Sacombank, LG Vina Chemical, Bangkok Bank Public, Công ty hợp tác lao động nước ngoài Inlaco, Abacus Vietnam…

Việc tuyển dụng nhân lực cũng ngày càng trở nên hoàn thiện hơn với yêu cầu tiếng Anh cho các ứng viên. Dưới đây là yêu cầu TOEIC của một số công ty, tập đoàn, ngân hàng lớn khi tuyển chọn đầu vào:

– Ngân hàng Agribank yêu cầu đầu vào 450 TOEIC trở lên, ACB và Sacombank yêu cầu 500 TOEIC trở lên. Với Techcobank, yêu cầu này là 600 TOEIC và Vietcombank yêu cầu đầu vào từ 650 TOEIC.

– Với tập đoàn FPT, tập đoàn này yêu cầu nhân viên phải đạt 500 điểm TOEIC tiếng Anh mới đủ điều kiện làm việc

– Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines yêu cầu 400 TOEIC đầu vào cho các vị trí. Với các vị trí phi công, yêu cầu tối thiểu 400 TOEIC đầu vào

– VNext Software – một công ty của Nhật yêu cầu 850+ cho vị trí Accountant, HR, Admin

– Samsung yêu cầu bài thi GSAT và TOEIC khi tuyển chọn đầu vào

– Fujitsu yêu cầu 730 TOEIC cho nhân viên thường xuyên phải sử dụng tiếng Anh, 600 TOEIC cho engineer, researcher, planner, sales personnel; 500 TOEIC đối với các vị trí khác

– Đối với Packard Bell (một công ty con của Acer), Kỹ sư Kiểm soát Chất lượng cần đạt 650 TOEIC, Cán bộ Mua hàng cần đạt 850 điểm TOEIC.

Một số mức điểm TOEIC tham khảo

TOEIC 100 – 300 điểm: Trình độ cơ bản. Khả năng giao tiếp tiếng Anh kém.
TOEIC 300 – 450 điểm: Có khả năng hiểu & giao tiếp tiếng Anh mức độ trung bình. Là yêu cầu đối với học viên tốt nghiệp các trường nghề, cử nhân các trường Cao đẳng (hệ đào tạo 3 năm).
TOEIC 450 – 650 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh khá. Là yêu cầu chung đối với SV tốt nghiệp Đại học hệ đào tạo 4-5 năm; nhân viên, trưởng nhóm tại các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
TOEIC 650 – 850 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt. Là yêu cầu đối với cấp trưởng phòng, quản lý điều hành cao cấp, giám đốc trong môi trường làm việc quốc tế.
TOEIC 850 – 990 điểm: Có khả năng giao tiếp tiếng Anh rất tốt. Sử dụng gần như người bản ngữ dù tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ.