Kinh nghiệm săn học bổng chính phủ new zealand 2020. ✅Học bổng chính phủ new zealand 2020✅ Nhân chương trình học bổng NZA của chính phủ New Zealand niên khóa 2020-21 sắp chính thức khởi động vào tháng 01/2019, thầy chia sẻ bài tổng hợp kinh nghiệm của các thợ săn học bổng đã săn thành công học bổng này trong năm 2015 trong 1 buổi offline để các bạn tham khảo để chuẩn bị cuộc săn của mình cho hiệu quả
Kinh nghiệm săn học bổng chính phủ new zealand 2020
Phải lựa chọn và kiên trì 1 hướng nghiên cứu và dành nhiều thời gian cho nó. Quá trình apply có thể năm nay không được thì dùng chính hồ sơ đó để apply cho năm sau, tuy nhiên cần có cải thiện.
2. Khi lập hồ sơ, đặc biệt cần làm chi tiết, không nên chung chung. Giả sử như phần nói về phương hướng và những đóng góp cho đất nước sau khi đi học về (Cái này như kinh nghiệm của chị Van Nguyen Thi Phuoc nêu trong hồ sơ: khi về nước sẽ tiếp tục xin các quỹ để tiến hành nghiên cứu sâu, thành lập lab riêng để nghiên cứu tiếp, phổ biến rộng rãi kiến thức thông qua quá trình giảng dạy tại trường, …).
3. Hồ sơ phải logic, đặc biệt là các reference letter. Nếu xin 3 reference letter thì mỗi cái nên nói về một khía cạnh tốt của mình, không nên trùng giọng văn. Nếu xin reference letter của các thầy ở Việt Nam thì nên trình bày, xin phép thầy để mình lập một hòm thư của thầy và giải quyết các việc có liên quan khi apply hồ sơ cho nhanh.
4. Tất cả những thông tin được nêu trong hồ sơ phải có những ví dụ cụ thể, đưa ra những dẫn chứng thực tế và thuyết phục để minh họa cho những câu nhận định. Giả sử nói là bạn có kinh nghiệm làm việc nhóm thì phải nói bạn đã tham gia những nhóm làm nghiên cứu nào. Nếu nói bạn có khả năng lãnh đạo thì phải chỉ ra bạn đã là nhóm trưởng, hay là lãnh đạo của những hoạt động nào, …
5. Tiếng Anh tốt là 1 ưu thế. Nên chuẩn bị tốt chứng chỉ tiếng Anh để đáp ứng cho các yêu cầu của trường, của học bổng. Đặc biệt là những bạn apply PhD. Bên cạnh đó, tiếng Anh tốt cũng là lợi thế khi bạn đi học thì có thể tham gia làm thêm, …
6. Không phải cứ hồ sơ đẹp, nhiều publications thì có ưu thế hơn. Tuy nhiên hồ sơ sáng thì nhiều cơ hội vào vòng trong hơn.
7. Xin admission càng sớm càng tốt. Nên remind 1 lần giáo sư nếu họ ko phản hồi. Tiêu đề thư phải nổi bật (ví dụ: thêm từ NZ scholarship’s Student).
8. Khi đi phỏng vấn không nên áp dụng một cách máy móc như kiểu các bạn đã làm việc nhóm. Theo kinh nghiệm của Sơn thì khi giới thiệu về bản thân, có thể thêm chút hương vị cho hài hước, nhưng khi nói về chuyên môn thì cần thể hiện sự nghiêm túc của mình.
9. Một trong những điểm cộng là việc luôn định hướng một hướng nghiên cứu nhất định và theo đuổi nó. Nếu khi apply cho năm sau mà được phỏng vấn, những người phỏng vấn mình không nhớ thì cũng cố gắng nhắc lại cho họ nhớ là năm trước mình cũng apply đề tài này nhưng chưa được. Điều này chứng tỏ bạn đam mê một hướng nghiên cứu và muốn trở thành người giỏi trong lĩnh vực đó.
10. Vấn đề chọn trường và chọn thầy cũng quan trọng. Nếu bạn chọn được trường tốt nhất, và thầy tốt nhất về lĩnh vực bạn apply thì đó là một lợi thế.
Một lần nữa, thay mặt các bạn, cám ơn anh Viet Tran, chị Vân, bạn Sơn đã giành cả buổi chiều để chia sẻ cùng mọi người.
Nguồn: Kim Chinh tổng hợp