Du học sinh có được đi làm không? Kỹ năng xin việc làm thêm cho du học sinh

Du học thực sự là một thử thách lâu dài đối với các bạn trẻ, và không phải học sinh sinh viên nào cũng thích hợp với lộ trình khó khăn này. Đôi khi, việc tìm kiếm công việc phù hợp giống như bài toán “con gà hay quả trứng có trước”. Bạn cần kinh nghiệm làm việc để ứng tuyển xin việc, nhưng bạn cũng cần công việc đầu tiên để có kinh nghiệm làm việc thực tế. Cùng cafeduhoc tìm hiểu ngay nhé!

Kỹ năng xin việc làm thêm cho du học sinh

Kỹ năng giao tiếp

Đi đến một quốc gia khác đòi hỏi phải học một ngôn ngữ mới, một kỹ năng có nhu cầu cao tại nơi làm việc. Ngay cả khi đó là tiếng mẹ đẻ của bạn, mỗi quốc gia có những điểm nhấn và từ vựng riêng mà bạn phải biết để giao tiếp hiệu quả. Giao tiếp không chỉ áp dụng để cải thiện ngoại ngữ. Nó cũng áp dụng cho các kỹ năng giao tiếp chung mà bạn sẽ có được khi bạn trải qua đào tạo từ các chuyên gia và cuộc sống hàng ngày với những người khác, bạn sẽ giỏi hơn trong việc truyền đạt ý tưởng và lắng nghe người khác bằng cả ngôn ngữ thứ nhất và thứ hai của bạn. Thông qua giao tiếp, bạn cũng có thể kết nối, điều này sẽ giúp bạn có được một công việc ở nước ngoài hoặc ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp.

Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm hầu như là chuyện diễn ra thường xuyên trong việc học của du học sinh, dù là bạn có học chương trình nào hay lĩnh vực gì. Sinh viên Việt Nam được đánh giá cao về học lực nhưng lại chưa thực sự biết cách phối hợp khi làm việc nhóm, nhất là ở môi trường quốc tế.

Kỹ năng làm việc nhóm

Làm việc nhóm mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích, mặc dù đối với một số học sinh có thể khó khăn một chút. Sinh viên ngoài việc hoàn thành bài tập nhóm, thì còn có thể tạo dựng các mối quan hệ, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, tìm kiếm các cơ hội khác thông qua các bạn cùng nhóm.

Kỹ năng quản lý thời gian

Thời gian của mỗi người đều bằng nhau, có người luôn bân rộn, lại có người mãi rảnh rỗi. Những chắc chắn rằng những người nhàn rỗi có ít cơ hội hơn so với người luôn để mình bận rộn. Khi du học, bạn có rất nhiều việc phải làm và phải tự làm một mình, nên bạn phải sắp xếp thời gian cho từng việc một cách hợp lý. Việc học là quan trọng nhất, nên phải được ưu tiên nhất trong quỹ thời gian của bạn, những việc khác như làm thêm hay ngoại khóa bạn cũng phải đề cao, sinh hoạt cá nhân quan trọng môi ngày nên bạn có thể rút ngắn thời gian càng ít càng tốt, những vẫn phải đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho mình.

Đầu mỗi tuần, bạn nên dành ra ít nhất 30 phút để lập kế hoạch cho cả tuần. Tóm lại, thời gian sẽ không bao giờ đủ để cho bạn làm hết tất cả các việc mà bạn muốn, bạn buộc phải ưu tiên thời gian cho những việc quan trọng hơn. Nếu bạn quản lý được thời gian, bạn sẽ có tất cả. Nếu không, cuộc sống của bạn sẽ ngập tràn trong áp lực.

Nhận thức văn hóa

Nhận thức văn hóa cũng là một kỹ năng đạt được khi du học, nó sẽ phục vụ bạn trong quan hệ quốc tế và làm cho bạn có cơ hội có việc làm hơn. Trải nghiệm những cách mới có thể khiến bạn tôn trọng hơn những người khác biệt. Ngoài ra còn có khả năng tìm một món ăn yêu thích mới hoặc điểm đến kỳ nghỉ trong khi bạn đang ở đó!

Đầu tư vào hồ sơ xin việc

Thật khó để bắt tay vào viết CV hay thư xin việc, đặc biệt nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế. Gợi ý cho bạn là hãy suy nghĩ về những khoá học bạn đã hoàn thành, những trải nghiệm tình nguyện, thực tập,… và nhìn nhận xem những trải nghiệm đó liên quan thế nào đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Trước khi bắt tay vào làm hồ sơ, hãy đọc thật kỹ phần Mô tả công việc từ phía nhà tuyển dụng và phác thảo các kỹ năng cụ thể mà công ty đang tìm kiếm. Một số kỹ năng thường gặp mà nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn nhìn thấy ở ứng viên có thể kể đến kỹ năng lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập hay giải quyết vấn đề.

Đầu tư vào hồ sơ xin việc

Trong bối cảnh dịch Covid-19 như hiện nay, các nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt coi trọng kỹ năng về công nghệ cũng như khả năng làm việc linh hoạt, sẵn sàng thích ứng với mọi hoàn cảnh từ ứng viên. Đừng quên nhắc tới điều này trong hồ sơ xin việc của bạn nhé!

Chuẩn bị nền tảng kiến thức

Đây là điều bắt buộc để bạn có đủ điều kiện du học, bạn cần một nền tảng kiến thức chuyên môn về ngành, và một dự định học thật vững chắc. Tiếp đó là khả năng ngoại ngữ thật tốt. Tùy theo quốc gia bạn dự định du học, chứng chỉ ngoại ngữ của bạn sẽ tương ứng với ngôn ngữ mà quốc gia đó sử dụng hoặc ngôn ngữ đào tạo bạn sẽ theo học.

Nhìn chung, ngôn ngữ yêu cầu với phần lớn các du học sinh sẽ là tiếng Anh. Bạn phải chuẩn bị kỹ năng tiếng Anh nếu như bạn muốn du học một chương trình dạy bằng tiếng Anh:

  • Để nhập học dự bị đại học A level hoặc cao đẳng: IELTS đạt 5.0 hoặc 5.5 trở lên và không môn nào dưới 5.
  • Để vào thẳng đại học: tương đương IELTS 6.0 – 7.0 trở lên và không môn nào dưới 6.

Bạn cần thêm chứng chỉ SAT, GRE và GMAT nếu du học Mỹ, du học Canada hoặc du học chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh – MBA ở một số nước.