Thư cảm ơn khi nghỉ việc : Văn hóa ứng xử trong môi trường doanh nghiệp

Thư cảm ơn khi nghỉ việc : Văn hóa ứng xử trong môi trường doanh nghiệp. Việc xin nghỉ cũng quan trọng không kém giai đoạn xin việc. Nghỉ việc không đơn giản chỉ là nộp cái đơn và chờ sếp duyệt.Vì nếu không còn là đồng nghiệp, chúng ta vẫn có thể là bạn. Và cũng biết đâu được công ty mới của bạn lại xin reference từ công ty cũ, sếp cũ, đồng nghiệp cũ. Như vậy văn hóa ứng xử trong môi trường doanh nghiệp cực kì quan trọng. Tại sao lại như vậy?

Thư cảm ơn khi nghỉ việc : Văn hóa ứng xử trong môi trường doanh nghiệp
Thư cảm ơn khi nghỉ việc : Văn hóa ứng xử trong môi trường doanh nghiệp

Viết thư cảm ơn khi nghỉ việc

Mỗi môi trường công việc đều cho ta những bài học quý giá. Ở đó có những đồng nghiệp ta gặp 8 tiếng thậm chí 10 tiếng mỗi ngày và sau đó trở thành những người bạn đáng trân trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, ai cũng có riêng cho mình những chọn lựa. Cũng có lúc bạn hoặc đồng nghiệp nào đó không còn gắn bó với công ty hiện tại mà muốn chuyển đến một nơi chốn mới trong tương lai để phát triển hơn nữa những kỹ năng.

Ví dụ 1

“Cũng đã được một thời gian rồi tôi được làm việc trong môi trường của công ty. Nơi đây không chỉ giúp tôi trau dồi thêm những kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà còn tạo cơ hội để tôi được quen biết và làm việc với những con người dễ thương, hòa đồng, tốt bụng. Cảm ơn mọi người đã chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian qua. Và chào tạm biệt mọi người. Mong mọi người ở lại luôn vui vẻ, hoàn thành tốt công việc và thành công trong cuộc sống. Nếu có thể xin hẹn gặp lại mọi người vào những dịp nào đó. Chúng ta vẫn luôn là bạn tốt của nhau.”

“Tuy chỉ mới làm việc ở đây một quãng thời gian chưa quá dài nhưng mình đã có biết bao nhiêu kỷ niệm, đặc biệt là được tiếp xúc, quen biết với những người đồng nghiệp siêu thân thiện và tốt bụng. Đây là một trải nghiệm vô cùng quý báu trong cuộc đời mình. Lúc này nói lời chia tay với mọi người cảm xúc của mình thật lẫn lộn. Cảm ơn mọi người đã luôn giúp đỡ, làm điểm tựa trong công việc và cuộc sống của mình. Mong mọi người trong chặng đường sắp tới sẽ luôn thành công, vui vẻ và hạnh phúc.”

“Từ lâu công ty tựa như ngôi nhà thứ hai của tôi, đồng nghiệp giống như người thân trong gia đình, tôi gắn bó với nơi này 8 tiếng mỗi ngày có biết bao kỷ niệm, học được biết bao bài học quý giá. Đó sẽ là hành trang theo tôi đi tiếp trên con đường phía trước. Xin cảm ơn mọi người vì đã cho tôi những ký ức không bao giờ phai. Xin chúc công ty tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong tương lai.”

Gợi ý viết một bức thư chia tay

– Phần đầu thu

Trước hết, bạn có phải có tiêu đề thư để người đọc biết đó là thứ gì đã sau đó đến mục đích viết lá thư đó gửi đến ai hoặc được gửi từ ai. Ví dụ, như: “ Trương Nhung – Thư cảm ơn đồng nghiệp”

-Nội dung thư

Bạn sẽ thể hiện điều gì trong nội dung thư sau màn đặt tiêu đề nhỉ? Đó là lời chào, lời cảm ơn cũng những điều mà bạn đã nhận. được từ Công ty cũ như những kiến thức, điều mới mẻ, những kinh nghiệm mà bạn đã trau dồi được, môi trường làm việc chuyên nghiệp, sự hướng dẫn nhiệt tình trong suốt thời gian làm việc. Bạn có thể viết vào đây những điều đó cho thấy được sự biết sâu sắc mà bạn dành cho họ.

Tiếp theo đó, bạn sẽ quay về phiên bản “trung tính” để trình bày về lý do quyết định nghỉ việc của mình. Đó có thể là chuyển công tác hay vì lý do cá nhân, gia đình mà phải chuyển công ty và dĩ nhiên đó có thể là tìm được một vị trí công việc phù hợp hơn cho bản thân mình để phát triển. Thế nhưng, đã là thư cảm ơn bạn nên ghim vào đây những điều tốt đẹp nhất và tuyệt đối không được xem là | lời cuối và trình bày vào đó những tín không hay về công ty hay đồng nghiệp. Điều này không những thể hiện rằng, bạn không thiếu tôn trọng công ty cũ mà còn làm mất đi thiện cảm.

Để có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp cũ, dĩ nhiên nên để lại những thông tin cá nhân của mình hay của Cơ quan tổ chức hoặc cá nhân nào tiện nhất. Nó sẽ không có tác dụng ngay lập tức như đồng nghiệp hay sếp sẽ mail hoặc alo trực tiếp cho bạn ngay để níu giữ bạn ở lại như trong mấy bộ phim đầu, nhưng chắc chắn đây sẽ là cây cầu nối đặt giá để mối quan hệ ở cả hai | bên thăng hoa trong thời gian tới đặc biệt là khi một trong hai có ý định hợp tác phát triển một dự án chung.

– Phần kết thư

sau khi hoàn thiện các nội dung trên, phần cuối cùng trong nội dung thư của bạn chính là lời cảm ơn sâu sắc của bạn dành cho họ – mục đích quan trọng nhất của bức thư. Ở đây, giống như trong nội dung thư, đừng sến súa nhé. Bạn sẽ dùng lời cảm ơn chân thành, | lịch sự. Với đồng nghiệp của mình hãy gửi cho họ lời chúc công tác tốt và gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. Với sếp, bạn đừng quên gửi lời chúc sức khỏe và lời chúc công ty hưng thịnh hơn nữa. Đơn giản mà bạn đã hoàn thành trong nội dung thư cảm ơn đến đồng nghiệp khi nghỉ việc rồi đây. Nhưng chưa hết đâu, hãy theo dõi những lưu ý sau đây để có một bức thư cảm ơn đồng nghiệp và chia tay hoàn hảo nhất nhé.

Tại sao điều đó lại quan trọng

Mặc dù bạn không còn làm việc ở công ty nhưng cũng đừng vì vậy mà để mất uy tín của mình. Nếu xin nghỉ việc, đừng để sếp đánh giá bạn là người thiếu chuyên nghiệp. Bởi bạn sẽ không lường trước được những gì xảy ra trong tương lai, biết đâu sếp hay quản lý của bạn sẽ là người tham vấn mà công ty mới liên hệ khi bạn chuyển việc. Vì vậy, hãy luôn giữ thái độ lịch sự, chuyên nghiệp để không gây mất lòng cấp trên nhé.