Buổi ra mắt cuốn sách Dòng xoáy cuộc đời

Hôm nay là buổi ra mắt cuốn sách Dòng xoáy cuộc đời, của anh Phan Thế Hải viết về 23 doanh nhân thuộc thế hệ đầu tiên ở Việt Nam, toàn nx nhân vật gạo cuội như anh Tuyển Tuần Châu, anh Dũng Đại Nam.. Rất thú vị khi gặp lại anh Lê Đắc Sơn, nay là chủ tịch trường Đại học Đại Nam.. Đại ý rút ra vài nhận xét thế này.


1/ Rất đáng khâm phục họ, dù bất kể thế nào, thì họ vẫn là những người tiên phong trong hành trình vượt rào để hình thành những doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam, dù đi kèm với sự vượt rào đó là những rủi ro và cạm bẫy khi tới hơn nửa số đó phải vướng vòng lao lí. Cũng không khác lắm thế hệ doanh nhân Trung Quốc trong cuốn 30 năm sóng gió.. khi bi kịch rất nhiều.

2/ Thế hệ doanh nhân này nhiều người từ Đông Âu về, có lợi thế về vốn và tiếp xúc văn minh phương Tây (nửa vời) nên có ưu thế và hiện đang chi phối và nắm giữ những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam.

Thế hệ này sắp hết dần vai trò lịch sử của mình nhưng để lại nhiều bài học hay, trong đó điển hình là sự liều lĩnh, mạnh bạo mà soái Nga mạnh mẽ hơn soái Ba Lan vì ở Nga/U phải đối mặt với nhiều rủi ro, trở ngại hơn (và có lẽ cũng tiếp xúc những tập đoàn/cuộc chơi lớn hơn nên dẽ hình thành suy nghĩ lớn hơn soái Ba Lan), còn soái Đức hầu như không có, các soái Hung, Tiệp, Bun, Ru thì đều nhỏ cả. Vì sao thì cũng dễ hiểu.

3/ Sự chuyển dịch quyền lực về tiền bạc sẽ là từ doanh nhân Đông Âu sang Tây Âu khi thế hệ trẻ, con cháu doanh nhân Đông Âu đi học ở Mỹ, Anh, Úc..về, không còn máu liều và mạo hiểm của cha mẹ, nhưng cẩn thận hơn song có lẽ đám thành công lại là dân du học Mỹ Âu nhưng tự túc hoặc nhà nghèo hơn chứ k phải con cháu các đại gia.. (?), không biết có phải vậy không..

4/ Rút thêm nhận xét là doanh nghiệp và phong cách kinh doanh bị ảnh hưởng bởi tính cách và suy nghĩ của doanh nhân, và tính cách/suy nghĩ lại chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống và kinh doanh. Hầu hết hoặc thậm chí tuyệt đổi soái/doanh nhân Đông Âu về đều tránh xa chính trị (vì vài lí do dẽ hiểu), còn đám trẻ sau này thì cũng tránh xa nhưng có vẻ theo một hướng khác. Chẳng thấy các nhà khoa học đâu dù tất yếu lứa du học Tây Âu khá nhiều sẽ đi theo con đường khoa học..

5/ Anh Lê Đắc Sơn nói, nếu làm lại cuộc đời thì nhất định không làm kinh doanh, sẽ làm giáo dục, đi dạy thôi vì cái vòng xoáy trăm tỷ, ngìn tỷ kia mệt/khắc nghiệt lắm. Mà còn nói làm đại học/giáo dục khó gấp 3 lần làm ngân hàng..

Tự hỏi mình, nếu được làm lại, có làm sách, có làm xuất bản không. Cũng nói luôn là không, làm xuất bản khó gấp 3 lần làm giáo dục, 🙂 đau đầu/mệt/nghèo/khổ… mà như thế là gấp 9 lần ngân hàng rồi.

Tags: