Các nguồn thông tin trái chiều về PR Canada, nên tin cái nào?

Các nguồn thông tin trái chiều về PR Canada, nên tin cái nào?  Thường trú nhân (Permanent Resident) là cụm từ dùng để nói đến tình trạng thị thực của một người được phép cư trú vô thời hạn tại một đất nước mà họ không phải là công dân sinh ra ở đất nước đó. Mục tiêu tối quan trọng để được nhập cư là bạn phải có Thường Trú Nhân.

Ai là chủ sở hữu PR (Permanent Resident) ?

Một thường trú nhân là một người đã được cấp tình trạng thường trú nhân bằng cách di cư sang Canada, nhưng không phải là công dân Canada. Thường trú nhân là công dân của các nước khác. Một người ở Canada tạm thời, giống như một sinh viên hoặc công nhân nước ngoài, không phải là thường trú nhân. Những người tị nạn được tái định cư từ nước ngoài trở thành thường trú nhân thông qua Chương trình Người tị nạn do Chính phủ trợ giúp hoặc Chương trình Bảo trợ Người tị nạn Tư nhân.

Lợi ích của PR là gì?

Là một thường trú nhân, bạn có quyền chung để:
– nhận được hầu hết các lợi ích xã hội mà công dân Canada nhận được, bao gồm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe,
– sống, làm việc hoặc học tập ở bất cứ đâu tại Canada,
– xin nhập quốc tịch Canada,
– bảo vệ theo luật pháp Canada và Điều lệ quyền và tự do của Canada.

Chào mọi người,
Thứ 2 tuần trước IRCC thông báo kế hoạch immigration target cho 2022-2024, và có nhiều ý kiến trái chiều về việc Tr2Pr có mở lại hay không. Bên cạnh đó, cũng có 1 số người giật tít như là họ tăng chỉ tiêu lên 430-440k PR 1 năm, quá rộng cửa, mọi người nộp đi thôi.

Sự thật thì có như vậy? 430-440k là tổng mời PR nhiều stream khác nhau, và các stream chính người ta nộp là FSW và CEC bị cắt 1 nửa năm 2022 (55.9k), cũng như còn khoảng 3/4 năm 2023 (75.75k). Đó không phải là tin vui cho những người tính nộp theo 2 stream này. Mọi thứ chỉ quay lại bình thường năm 2024 (111.5k). Nhưng biết đâu lúc đó họ lại đẻ ra 1 stream anh chị nào đó như Tr2Pr ưu tiên cho người bên này, thì có thể nhóm này lại bị cắt nữa.

Tương tự, chỉ tiêu Tr2Pr cho 2022 và 2023 là cho những người đã nộp hồ sơ từ năm 2021, 40k sinh viên tốt nghiệp, 30k non-healthcare worker và 20k healthcare worker. Điều này thì 1 số người cũng có phân tích rồi, mình không nói nữa. Mình chỉ nhắc tới 1 sự kiện là 1 người bạn của mình đã copy cho mình post 1 RCIC, theo bạn mình là rất có uy tín, giật tích là cửa rộng mở cho những ai đang học hay đi làm bên này, và ghi vỏn vẹn là có thể Tr2Pr sẽ mở lại hay có stream tương tự, và không có kèm 1 lời giải thích hay 1 con số nào cả.

Mình sẽ không nói người này là sai 100%, cũng như sẽ không nêu tên lên đây, nhưng mình chợt nghĩ tới việc thật sự khá nhiều người không nắm rõ những thông tin này, không biết chuẩn bị thế nào cho tốt, và đôi khi cứ tin anh consultant này nói điều này, anh RCIC kia nói điều nọ. Thế nên mình chia sẻ 1 số thông tin mình biết dưới đây để mọi người xem có thể giúp được gì cho bản thân mình không.

1) CÓ ITA LÀ 1 CHUYỆN, CÓ ĐƯỢC CÁI PR TRONG TAY HAY KHÔNG LÀ CHUYỆN KHÁC NỮA

Canada cực kì gắt, và không có nhân đạo trong hồ sơ PR như bạn nghĩ đâu
Bạn chọn lộn Quebec là tỉnh muốn định cư trong EE => auto reject. Quebec có chương trình riêng.
Bạn upload lộn giấy khai sinh bản sao không phải bản chính => reject
Bạn upload lộn passport người khác thay vì passport mình => reject
Bạn tính thời gian bạn làm cho công ty Canada trong lúc bạn đang ở ngoài Canada vào CEC, trong khi thực sự chưa đủ 1 năm => reject
Giấy lý lịch tư pháp của bạn thiếu chỉ 1 ngày thôi so với thời gian bạn ở VN hay 1 nước nào khác => reject
Hệ thống EE của họ bị lỗi, mời bạn khi bạn chưa hoàn thành đủ năm kinh nghiệm. Nếu bạn nộp thẳng lúc đó => reject
Bạn khai không nhất quán thông tin, vd 1 giai đoạn lúc nộp study permit ghi là thất nghiệp, mà khi nộp PR ghi là đi làm => reject + khả năng cao bị cấm 5 năm misrepresentation
Bạn quên không khai từng bị từ chối visa 1 nước và bị phát hiện ra (thường là Mỹ) => reject + khả năng cao bị cấm 5 năm misrepresentation.
Nếu như là bên Úc, thì khi bạn đưa thông tin sai, officer sẽ nhẫn nại liên hệ lại lấy thông tin đúng. Dĩ nhiên là hồ sơ của bạn sẽ bị đợi thêm 1 vài tháng, nhưng ít ra là nó không bị reject. Còn lí do sao bên Canada gắt thì cũng dễ hiểu, khi bạn so phí nộp PR của Úc là 4,045 AUD, còn Canada thì chỉ là 1,325 CAD (đó là đã tăng rồi, hồi xưa còn thấp hơn nữa). Tiền ít, thì họ reject cho lẹ để còn qua làm hồ sơ khác.

2) CONSULTANT, RCIC, IMMIGRATION LAWYER CÓ LUÔN ĐÚNG?

Bạn sẽ nghĩ là “Ôi hồ sơ lằng nhằng quá, thôi mình nhờ RCIC hay immigration lawyer làm cho khỏe”. Tuy nhiên, liệu họ có thật sự luôn đúng, và bạn có tin được họ 100% không?
Dĩ nhiên câu trả lời đơn giản là không. Có rất nhiều lí dó:
Họ là con người, có thể có sai sót. Vd: bác sĩ chuẩn đoán sai bệnh không phải là điều quá hiếm gặp.
Kiến thức họ không đầy đủ. Cũng tương tự ở trên, cũng có bác sĩ kiến thức nhiều, và bác sĩ dốt.
Họ cố ý đưa thông tin sai lệch. 1 số cá nhân sẽ vẽ đường vòng để moi tiền càng nhiều càng tốt.

Mình không nói toàn bộ immigration lawyer hay RCIC đều là như vậy, nhưng sẽ có người này người kia, và nếu xui thì bạn có thể dính vào người tệ.
Ngay cả khi thuê consultant, RCIC, immigration lawyer, nếu có sai sót thì bạn vẫn chịu rủi ro. IRCC có ghi thẳng là dù thuê người đại diện thì bạn vẫn phải chịu hậu quả nếu khai sai hay thiếu. Nên bạn cũng phải tự đọc để biết những chỗ hay sai mà tự bảo vệ bạn. ITA đã mất thì không chắc là tương lai bạn sẽ nhận 1 ITA khác. Nếu xui bạn dính 5 năm misrepresentation thì cửa của bạn cũng đủ đóng lại.
Nếu bạn đã tốn rất nhiều tiền (20k-30k học phí, ăn ở thêm vài chục ngàn nữa), thời gian (2-3 năm đi học), làm part-time cực khổ (mà nhiều khi là lại làm tay chân), thì việc bỏ thêm 1 tí thời gian mỗi tuần để lắng nghe cập nhật thông tin mới, hay biết được điền hồ sơ sao cho đúng, không hề lãng phí tí nào. Trung bình mình mất khoảng hơn 1h thôi để nghe từ 2 bác ở dưới, và những thông tin không liên quan tới mình như PNP hay Spousal Sponsorship mình sẽ bỏ qua.

3) CÁCH NÀO ĐỂ BIẾT NGUỒN TIN NÀO ĐÁNG TIN CẬY?

Nếu là Immigration Lawyer thì đáng tin hơn RCIC, và hơn là consultant không có bằng cấp
Coi thử họ có kênh nào để truyền tải thông tin không? Ví dụ YouTube / Facebook group… Xem số lượng video họ upload, số lượng người theo dõi.
Xem nội dung 1 số video, cách họ phân tích có hợp lý không? Có con số, đường link từ chính phủ nào để chứng minh là nhận định của họ có căn cứ không?
Xem thử cách họ trả lời các câu hỏi ra sao? Có đưa đủ thông tin không? Và có tôn trọng người hỏi không?
Đối chiếu nhiều nguồn khác nhau lại. Dù mỗi người sẽ có 1 ý kiến riêng, nhưng gom lại thì bạn sẽ thấy 1 hướng đi cụ thể. Giống như bạn mắc 1 căn bệnh, và bạn sẽ đi tham khảo ý kiến nhiều bác sĩ 1 lúc vậy.
Như bên mình thì mình hay nghe 2 bác này:
Mark Holthe, Immigration Laywer, Past Chair of the Canadian Bar Association, có các buổi gặp hàng năm với Immigration Minister để trao đổi các vấn đề khúc mắc
https://www.youtube.com/c/CanadianImmigrationInstitute
Kubeir Kamal, RCIC, uy tín trong cộng đồng quốc tế
https://www.youtube.com/c/AskKubeir
Quay lại câu truyện ở trên, thì cái post của 1 RCIC đăng lên về vụ immigration target có những red flag như sau:
Giật tít rất là hoành tráng, nội dung là những ai học bên Canada đã ra trường hay đi làm bên này sẽ có rất nhiều cơ hội định cư.
Đưa ra nhận định là “có thể” có chương trình như TR2PR năm 2022 hay 2023, và không đưa ra 1 giải thích cụ thể nào cả. Điều này trái ngược với nhận định của 2 người mình biết là uy tín như Mark và Kubeir. Nếu bạn đi ngược lại người có uy tín, thì bạn phải có luận điểm và dẫn chứng rất mạnh để chứng minh tại sao mình nghĩ như vậy là đúng.
Và khi mình hỏi rất lịch sự là lí do nào đưa ra quan điểm đó thì trả lời rất cụt ngủn là “đọc link đi”, và cái link cũng chả nói lên 1 tí gì về vụ mở lại hay có chương trình tương tự.
Dĩ nhiên, cũng có người phản bác là ai cũng có quyền đưa ra nhận định của mình. Điều này hoàn toàn đúng, bạn có thể đưa ra bất cứ suy nghĩ gì của bạn ở xứ này. Tuy nhiên, khi bài viết được đăng dưới danh RCIC, nhiều người sẽ tưởng là cái đó đúng, và họ sẽ tin tưởng theo cái đó. Như bạn của mình gửi mình bài đó kèm câu nói là “Anh này là người có uy tín trong cộng đồng nên tin này tin tưởng được”, và dĩ nhiên là bạn mình không có thói quen theo dõi các kênh tin tức. Mình cũng chắc là kha khá bạn sẽ nghĩ là TR2PR sẽ mở lại khi đọc những tin như vậy. Điều này, đứng về phía mình, thì nó nguy hiểm cũng tương tự như việc 1 người bác sĩ đứng lên phán là Covid-19 như cúm mùa thôi, không có ai chết đâu, báo chí đưa tin giả thôi, dẫn tới 1 bộ phận dân chúng tin răm rắp và không thèm cách ly xã hội, và không thèm chích vắc xin. Dĩ nhiên, chuyện này trên thực tế đã xảy ra, và ai cũng biết hậu quả của nó ra sao rồi.

4) HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG NẮM ĐƯỢC TÌNH HÌNH?

Bạn sẽ thấm được cái đau của việc không tìm hiểu kĩ thông tin, cứ tin là 1 thứ sẽ đến, và cuối cùng không đến nếu như bạn:
Đã từng nằm ở mức CRS 438 (Bachelor, 3 năm kinh nghiệm, CLB10 3 skills CLB9 1 skill, 29 tuổi) khi điểm mời đâu đó 439 440, và bạn nghĩ nó sẽ xuống để bạn được mời. Nó không bao giờ xảy ra nữa.
Đã từng nằm ở mức 470-475 (2 bằng / Master, 3 năm kinh nghiệm, CLB10 3 skills CLB9 1 skill, 29 tuổi) khi FSW dừng draw. Bạn nghĩ nó sẽ mở lại sớm, và bạn được mời. Sau 14 tháng dừng draw, thì khi mở lại khả năng nó xuống mức này cũng cực khó. Hiện tại, cơ hội nộp dành cho các bạn ngoài Canada đã gần như đóng cửa.
Bạn là CEC, điểm bạn đâu đó tầm 330 340, bạn nghĩ năm ngoái nó cứ mời 5k-6k 1 round thì sẽ tới phiên mình thôi, không có gì phải xoắn mà đi cải thiện điểm nữa. Cứ ngồi rồi nó sẽ tới. Cuối cùng đã hơn 5 tháng từ lúc cuối draw, và lúc mở lại điểm cũng khó mà xuống mức này.
….
Những điều ở trên, có cái chính bản thân mình trải, có cái bạn của mình trải qua, và có cái mình biết người khác cũng từng trải qua. Cơ hội 1 khi qua đi, không chắc sẽ quay lại nữa.
Cho tới lúc bạn trải qua những điều ở trên thì mới có câu giá như: “Giá như tôi theo dõi tin tức hơn, chịu khó so sánh xu hướng thay vì chỉ tin 1-2 cái post trên mạng, giá như tôi chịu cải thiện điểm tôi hơn”. Lúc đó bạn cũng chả bắt đền được ai, vì nó là lỗi của chính mình thôi.

5) LIỆU VIỆC TR2PR CÓ THỂ MỞ RA LẠI KHÔNG?

1 câu tóm lại là “vẫn có thể”, nhưng nhiều thứ cũng có thể: “Ngày mai bạn trúng số độc đắc 1 tỷ đô, ngày mốt IRCC tới tận nhà gõ cửa van xin bạn nộp đơn thành PR của họ, ngày nọ trái đất bị xâm lược”…
Sự khác nhau của nó chính là xác suất nó xảy ra:
1 bạn đã từng viết 1 bài là FSW có thể xuống 440 trong tương lai, và mình đã comment trong đó là điều đó hoàn toàn gần như không thể (~0%) vì trước dịch đã trên 470, và xu hướng bây giờ là nhiều bằng cấp hơn chỉ là Bachelor như xưa, nhiều người nộp, thì không có khả năng nào xuống 440. Bạn có thể nhìn pool breakdown để thấy con số người trên 440 ra sao. Bây giờ ngay cả người sát 470 còn không có cơ hội nữa, thì 440 là chuyện của dĩ vãng. (https://www.canada.ca/…/submit…/rounds-invitations.html)
Tương tự như vụ Tr2Pr. Có rất nhiều lí do để nó không thể diễn ra, mà mình có thể tóm gọn lại video này của Kubeir

(https://www.youtube.com/watch?v=WfuDvccR-us):
Năm 2021 dịch còn nặng lúc đầu năm, IRCC sợ không đủ người nộp PR do trước giờ họ toàn mời FSW nhiều. Mà FSW đa phần ở ngoài Canada, thì dịch vầy các visa office cũng đóng cửa không xử lý, rồi travel restriction, nên khả năng cao mấy người này tới Canada năm 2021 để thành PR khó. Do đó họ phải tập trung vào người có sẵn trong Canada, dẫn tới 27k CEC, các draw CEC đều đặn sau đó, và nhất là Tr2Pr.

Do việc mời quá tràn lan như vầy dẫn tới backlog cực kì nhiều, họ không xử lý được, và số quota đã đủ để đạt target năm nay. Và 1 khi họ mở 1 stream mới thì họ phải trừ quota của các stream cũ (dĩ nhiên họ không thể đùng cái có 1 triệu PR 1 năm), và đó là trừ đi FSW/CEC của 2022 và 2023. Nếu họ muốn mở lại Tr2Pr họ phải trừ thêm nữa, điều này không chắc là thứ họ muốn.
Mandate letter là 1 loại yêu cầu của chính phủ, vạch ra những thứ mà Immigration Minister phải làm theo, để có 1 hướng đi rõ ràng. Mandate letter cho 2021(https://pm.gc.ca/…/archived-minister-immigration…) có nhắc đến việc đưa ra những pathway thành PR cho người làm trong healthcare, cũng như là temporary foreign workers. . Mandate letter cho 2022 (https://pm.gc.ca/…/minister-immigration-refugees-and…) có nhắc tới đoạn này “Expand pathways to Permanent Residence for international students and temporary foreign workers through the Express Entry system”. Mấu chốt là chữ expand và chữ Express Entry, tức là nó sẽ qua hệ thống EE, và nó dựa vào những cái có trước (không phải là create). Có thể họ vẫn mở 1 stream mới, nhưng đứng về phía mình thì nếu vậy có thể stream này cũng chỉ có 1 quota nhất định, và họ lại rank students / workers theo 1 hệ thống điểm để mời, chứ không phải là ai cũng nộp được. Hoặc, cái có thể xảy ra hơn, là họ sẽ chỉnh lại điểm trong Express Entry, để ai học bên Canada hay làm bên Canada sẽ được nhiều điểm hơn hẳn, giúp cho họ được nhiều lợi thế khi họ mời lại FSW/CEC.
Số lượng quota cho Tr2Pr năm 2022 và 2023 trùng với số lượng mời Tr2Pr năm ngoái. Dù chúng ta không rõ là bao nhiêu người đã được grant, nhưng mà nếu họ có mở lại thì cũng phải để 1 quota cỡ 30-40k là ít nhất. Đó là application, nếu như 1 người có thêm vợ con, thì nó sẽ chiếm nhiều quota hơn. Với tình hình hiện nay, nhín ra 30-40k cho Tr2Pr khá là xa xỉ.

6) CÓ CÁCH NÀO ĐOÁN ĐƯỢC CHẮC CHẮN LÀ IRCC SẼ LÀM GÌ KHÔNG?

Sự thật là không, không bất kì 1 ông immigration lawyer, 1 ông RCIC, hay 1 ông consultant, và dĩ nhiên cả mình, biết được IRCC sẽ làm gì. Nếu bạn biết được thì hoặc là bạn là người nhà của Immigration Minister, hoặc bạn có khả năng tiên tri tốt.
IRCC cực kì kín tiếng nha các bạn. Họ không lên website đưa ra thông báo “Tụi tao sẽ ngừng FSW 1.5 năm, tụi mày tính đường qua du học đi. Tụi tao sẽ draw 27k CEC 75 điểm tuần tới, nộp hồ sơ sẵn nha. Tụi tao sẽ ngưng CEC từ tháng 9 trở đi, chỉ tập trung PNP. Tụi tao sẽ mở Tr2Pr nửa năm sau nha, lo đi thi IELTS, chuẩn bị sẵn giấy tờ canh nộp hen…”
Đa phần tất cả đều bị động khi mọi thứ diễn ra, như vụ Tr2Pr nhà nhà đổ ùn đi thi IELTS mà không còn slot. Và sau này chúng ta mới hiểu được điều dẫn tới những quyết định này thông qua Access to Information and Privacy (ATIP). Nôm na, bên Canada thì bạn được quyền yêu cầu xem 1 số bản quyết định được duyệt của 1 bộ nào đó. Mình không rõ qui trình này ra sao, nhưng thường thì khi nhận được kết quả thì cũng vài tháng trôi qua rồi, nên chỉ có tác dụng để hiểu sao mọi thứ diễn ra như vậy. Chưa kể, 1 số thông tin quan trọng nhất sẽ bị xóa đi, nên bạn sẽ không đoán được hết mọi thứ diễn ra ra sao.
Đôi khi cũng có ngoại lệ, là immigration target này đã được đoán từ trước thông qua 1 ATIP, về những vụ như là giảm quota của FSW và CEC để dành cho Tr2Pr. Bác Steven Meurrens này cũng có uy tín, và đã đăng 1 internal memo nhắc tới vụ này (https://twitter.com/smeurrens/status/1483611774750388226).
Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là không theo dõi tin tức để biết. Bạn cứ nghĩ đơn giản, PR là điểm đến của bạn giống như bạn ở Quận Gò Vấp và bạn muốn đi ra trung tâm. Giả sử bạn là người tỉnh khác đến, thì không có bản đồ sẽ khó cho bạn đi đúng đường, và bạn hoàn toàn có thể đi lộn ra Thủ Đức, hoặc Vũng Tàu không chừng. Bạn có thể hỏi đường người đi đường, nhưng sẽ có người chỉ đúng cho bạn, và có người chỉ sai. Thì hỏi nhiều người sẽ dẫn tới bạn có khả năng tới được trung tâm nhanh hơn.
Nên câu hỏi đặt ra, là bạn muốn tự mình mò đường, mất thời gian hơn và có khi đi sai, hay bạn muốn thu thập thông tin để giúp mình đi đúng, và nhanh hơn?

7) EXPRESS ENTRY CÓ THỂ BIẾN ĐỔI RA SAO?

Mình vẫn khuyến khích các bạn nghe từ nhiều nguồn, tổng hợp lại, rồi tự quyết định. Dưới đây là nhận định, và mình có thể hoàn toàn sai, nhưng mà mình sẽ đưa các con số, và dẫn chứng để chứng minh là nhận định của mình không phải là vô căn cớ.
Nếu bạn so về hệ thống điểm như Express Entry, thì bạn phải so với hệ thống của bên Úc với rất nhiều điểm tương đồng về các nhân tố:
Tuổi
Bằng cấp
Ngoại ngữ
Kinh nghiệm
Có học ở nước đó không?
Úc:
Không quá coi trọng độ tuổi, nên tới 33 tuổi bạn mới bị trừ 5d, và phải thêm nhiều năm nữa bạn mới bị trừ. Bên Canada thì cứ trên 29t là mỗi năm trừ 5d.
Không quá coi trọng bằng Master, và Master bằng điểm Bachelor. Chỉ khi nào lên PhD mới thêm 5d. Bên Canada thì Master hay 2 bằng thôi đã là yếu tố quyết định.
Ngoại ngữ cũng không quá quan trọng, chỉ khác nhau 1 tí. Nhất là giờ đẻ ra PTE thì ai cũng max điểm cả, dù khi thi IELTS họ không chắc đạt được 7 các skill. Bên Canada cũng là yếu tố quyết định.
Kinh nghiệm làm việc được coi trọng hơn. Họ tính tới tối đa 8 năm lận, trong khi Canada là 3 năm cho FSW, CEC cũng chỉ vài năm. Và bên Úc 1 số ngành, vd như IT, thì kinh nghiệm làm việc của bạn sẽ bị trừ 2 năm khi làm Skill Assessment nếu kinh nghiệm đó ngoài Úc.
Họ không quá phân biệt onshore và offshore như CEC vs FSW ở Canada. Làm trong Úc sẽ cho nhiều điểm hơn thôi.
Điểm học trong Úc thì cũng na ná Canada, tầm 5d, và nếu học ở regional thì thêm 5d.
Úc không cộng điểm cho ngôn ngữ khác như French của Canada. Bù lại họ có 1 mớ cách cộng điểm khác như học thông dịch (CCL), học Professional Year…
Điểm quan trọng nhì, là điểm kinh nghiệm của bên Úc nó phải trùng với ngành bạn học. Ví dụ bạn học Marketing, mà đi làm IT, là coi như bạn không có điểm kinh nghiệm. 1 số ngành còn đòi bạn phải có kinh nghiệm liên quan từ ngoài Úc để còn trừ vào khi làm Skill Assessment nữa. Và điểm kinh nghiệm chỉ được tính từ khi bạn học xong cái bằng đó. Ví dụ: Bạn học Bachelor of IT, làm nước ngoài 3 năm, xong bạn qua Úc học Master of IT thì 3 năm kinh nghiệm đó sẽ không được tính vào lúc làm Skill Assessment của bằng Master.
Điểm quan trọng nhất, là Úc có 1 danh sách ngành nghề “thiếu hụt” (https://immi.homeaffairs.gov.au/…/skill-occupation-list). Nói nôm na là họ cần người trong mảng đó thì họ mới mời người vào thành PR. Điều đó có nghĩa, ngành bạn ra khỏi list là bạn chết tức tưởi. Vd như Marketing / Finance là ra khỏi list PR từ lâu rồi, Accounting thì có năm ra, có năm vào. Và việc bạn lúc học ngành còn trong list, lúc tốt nghiệp ra khỏi list cũng không hiếm.
Hiện tại Úc đang tìm cách đẩy người nhập cư ra các thành phố nhỏ hơn do Sydney và Melbourne quá đông người rồi. Nên họ đẻ ra visa 491, tức là bạn phải ra thành phố nhỏ ở 3 năm, thu nhập trên 1 mức đó, thì mới được nộp PR. Và trong 3 năm đó, dù bạn thỏa điều kiện nộp PR cho 1 stream khác thì bạn cũng KHÔNG được nộp.
Quay lại Canada, thì những thứ này mình thấy có thể thay đổi:
Tăng số năm kinh nghiệm lên cao hơn 3 năm cho FSW: 3 năm với mình quá ít, và người nhiều kinh nghiệm hơn nên được điểm cao hơn.
Mời FSW / CEC theo ngành: Thời xưa Canada không có quá nhiều người nộp, họ để danh sách ngành nghề rất rộng. Và gần đây họ nhận thấy là không phải ngành nào cũng cần, và họ có bàn nhau về việc cân nhắc mời theo danh sách ngành họ cần. Theo như Mark nói thì CEC thời mới bắt đầu cũng mời theo ngành chứ không phải NOC trong 0, A, B cũng được nộp cả.
Ưu tiên các tỉnh / thành phố nhỏ hơn: họ có thể tăng thêm lượng PNP cho các tỉnh nhỏ ít người sống, hoặc cộng thêm điểm cho ai học ở đó, hay đang làm ở đó.
Giảm số lượng mời FSW: FSW gần như là được lợi nhất, không cần cống hiến gì mà được thẳng PR từ nước ngoài. Giờ Canada hot như tôm tươi, họ sẽ có cách để cho bạn qua đây học 1-2 năm, xong làm việc 1-2 năm, đóng thuế đủ thứ rồi mới cho bạn PR. Phải thu đủ sở hụi rồi thì mới trao PR ra. Giờ họ nắm đằng cán.

😎 ĐỨNG VỀ PHÍA BẠN THÌ BẠN CÓ THỂ LÀM GÌ?

Chuẩn bị sẵn IELTS, ECA (nếu bằng ngoài Canada), để sẵn hồ sơ trong Express Entry pool. Đợt 27k CEC và Tr2Pr đã cho thấy nhiều người chủ quan không chuẩn bị ra sao.
Theo dõi tin tức, cập nhật những diễn biến mới, so từ nhiều nguồn như mình đã nói ở trên. Đừng rung đùi đợi Tr2Pr mở lại. Nếu mở lại, tuyệt, chúc mừng bạn. Còn không mở lại, bạn không thể đi bắt bẻ những người đi hô hào là nó mở lại. Họ rất khôn, sẽ để “Có thể” trong các câu dự đoán, và cũng ghi là không chịu trách nhiệm nếu ai làm theo.


Tranh thủ học IELTS lên 8777. Hiện tại IELTS 8777 gần như là bắt buộc nếu như muốn cạnh tranh đi theo FSW / CEC. Và mình biết nhiều bạn cũng khó mà đạt được mức đó nếu kêu thi liền lập tức. Tuy nhiên, thứ bạn có được là thời gian. Vd như bạn đi học 2 năm, thì 2 năm đó bạn cũng gần như chả có ITA đâu, thì cần mẫn mỗi tuần học vài tiếng, đợi cho tới ngày gần tốt nghiệp đi thi lấy là vừa.
Đừng nên phí thời gian học tiếng Pháp để nâng điểm. Về phía Express Entry, thì 2 người mình biết hùng hồn học tiếng Pháp lấy 50d bonus, thì 1 đã qua đây theo vợ dưới dạng SOWP đi làm (bạn này từng khoe kiếm được 2 tỷ bằng việc học tiếng Pháp lấy PR, và theo mình biết sau vài đợt thi TEF / TCF bên này thì 2 tỷ đó vẫn chưa kiếm được), còn 1 người khác thì giờ cũng sắp chui qua đây đi học Master. Về phía công việc, mình đồng ý là biết thêm ngoại ngữ sẽ có lợi thế. Tuy nhiên bạn phải coi mức độ thông dụng của nó ra sao, và bạn học tới trình độ nào. Ở Canada ngoài Quebec thì mấy chỗ khác dùng tiếng Pháp ít lắm, và bạn cũng nên biết là nộp EE thì bạn không được có ý định ở Quebec nha (lúc có PR thì move qua không nói gì). Nếu tiếng Anh bạn đủ giỏi, và bạn có trình độ chuyên môn tốt, thì không quá khó để kiếm việc ngon đâu. Những việc tốt thì họ đòi hỏi bạn phải có trình độ ngoại ngữ cực tốt, thứ mà NCLC 7 của TEF / TCF (~ IELTS 6.0) không đủ tí nào. Ngay cả level mình cỡ 9.0 cho L/R và 8.0 cho S/W của IELTS nhưng mình cũng không hiểu hết toàn bộ nội dung trong 1 team meeting toàn native speakers chơi đủ slang, informal, nói nhanh đủ kiểu, hay đôi lúc bản thân diễn đạt cũng không quá mượt cho người khác nghe. Bạn thử tưởng tượng 1 người IELTS 6.0 các skill vào 1 team mà như vậy sẽ còn chật vật ra sao? Và bạn thử nghĩ thời gian và công sức để đạt tiếng Pháp tới mức độ gần như C1 và C2 sẽ mất bao lâu? Nhất là độ tuổi cũng lớn, và cũng phải đi học / làm và chăm sóc gia đình? So giữa công sức bỏ ra và thành quả đạt được, thì mình thà cải thiện tiếng Anh mình hơn và tập trung vào chuyên môn của mình hơn.

Tranh thủ học thêm kiến thức chuyên môn bên ngoài để giúp cho việc xin việc bên này. Hỏi thử những người đi trước xem kiến thức nào cần, và coi thử các câu hỏi đi phỏng vấn. Đừng như mình khi học xong cái Master ra phát hiện gần như chả dùng được nhiêu để đi phỏng vấn. 1 khi có job thì đường CEC hay 1 số PNP cũng sẽ mở ra cho bạn.

Luôn nghĩ thêm kế hoạch B, C… ngoài kế hoạch A. Cũng đừng quá dựa vào PNP do nó có thể thay đổi bất kì lúc nào. Vd như mình kế hoạch A là FSW, B là CEC, và C mới là PNP dù hiện tại mình nộp PNP được. Còn lí do? PNP lằng nhằng hơn, xét lâu hơn, tốn thêm phí, và ràng buộc với tỉnh là 1 thứ rất nhập nhằng. Nếu bạn nộp PNP theo dạng khác vd đòi job offer thì bạn phải báo họ nếu job offer đó sau này gặp trục trặc hay gì, rất là phiền.

Hi vọng mọi người đọc xong và thấm lại 1 chút gì đó. Nếu cần hỏi thêm thì có thể để comment lại, và mình có thời gian sẽ trả lời. Và cũng mong lần sau nếu thấy 1 RCIC, hay 1 consultant, hay 1 immigration lawyer, đăng 1 tin gì về định cư thì bạn hãy suy nghĩ, đặt câu hỏi cho bản thân mình, đặt câu hỏi cho họ giải thích thêm, trước khi cứ tin là họ là người đáng tin cậy, và tin họ đăng là có cơ sở.
Thân