IRCC canada là gì ? Hoạt động thực tế ra sao? Bộ di trú Canada có tên đầy đủ là Ministry of Immigration, Refugees and Citizenship (IRCC). Tên đầy đủ là Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada. Đây là một bộ thuộc liên bang Canada.
Vì tên gọi dài dòng nên nó thường được gọi ngắn gọn là Bộ di trú, Cục di trú hay Sở di trú. Hiện có xấp xỉ 7300 nhân viên đang hoạt động trong bộ. Báo cáo tương tự nói rằng IRCC có kế hoạch có 7.378 nhân viên toàn thời gian tương đương vào năm 2019-2020 và 7304 trong năm 2020–2021.
Người đứng đầu Bộ di trú sẽ là Bộ trưởng. Chức vụ này được bổ nhiệm trực tiếp bởi thủ tướng. Vào mỗi năm, khi một đảng chính trị chiến thắng bầu cử, thì tân thủ tướng sẽ thành lập ban nội các hoàn toàn mới. Các chức danh bộ trưởng sẽ được bổ nhiệm lại và Bộ trưởng Bộ di trú cũng nằm trong số đó. Điều này có nghĩa là, từng thời điểm khác nhau, Bộ di trú sẽ được điều hành bởi một cá nhân khác nhau.
Hiện tại. Bộ di trú hoạt động dựa vào Bộ luật di dân và Tị nạn Canada – Immigration and Refugee Protection Act. Trong một vài trường hợp nếu hồ sơ nhập cư bị từ chối, bạn có thể tìm hiểu bộ luật để khiếu nại nếu thấy quyết định của Bộ chưa thỏa đáng.
Nội dung chính
RCC “THĂM HỎI” CÁC HỌC SINH KHÔNG ĐI HỌC
1- GAP TIME là gì?
2- Làm gì khi bị REPORT
3- REPORT và những HẬU QUẢ
-
Trước hết, profile bạn chắc chắn sẽ không được “sạch đẹp”, IRCC sẽ lưu lại hết những record này trong hồ sơ của bạn. Giả sử, họ chấp nhận việc giải trình GAP time của bạn, nhưng sau này khi bạn apply xin gia hạn SP, visa, xin PGWP, apply PR … IRCC vẫn có quyền từ chối.
-
Cũng đã có trường hợp vừa mới xảy ra với một du học sinh khi phần giải trình của bạn không được IRCC chấp nhận, Study permit bị terminated có hiệu quả ngay lập tức. Vậy nên tụi mình cũng xin nói thêm là cách giải quyết đề xuất ở trên mình không thể đảm bảo lúc nào cũng hiệu quả và tuỳ từng trường hợp. Lúc này, học sinh sẽ phải thuê luật sư cãi cho các bạn với hi vọng có thể xoay chuyển tình hình. Nếu không thành công, học sinh sẽ phải lập tức về Việt Nam, từ bỏ hi vọng có thể quay lại đây học.
4- Làm gì để tránh GAP ngay từ đầu
-
Hạn chế chuyển trường, chuyển ngành nếu có thể vì việc này có thể khiến bạn bị GAP. Bọn mình đã có một bài viết về vấn đề này, nếu có thắc mắc bạn xem lại ở link này nhé.
-
Về Việt Nam tránh GAP (thăm bố mẹ, bạn bè, ăn uống phè phỡn lên kí nổi mụn…) hoặc đi du lịch ra khỏi Canada. Lưu ý: thời gian bạn ở trong Canada vẫn không nên quá 90 ngày, và cần chú ý đến Study Permit – Visa khi quay lại nhé. Bọn mình sẽ lên một bài viết chi tiết về vấn đề này nữa để hỗ trợ các bạn.
-
Đăng ký học tránh GAP bằng các khoá ngắn hạn (tiếng Anh, chứng chỉ, bằng cao đẳng…). Hãy xem đây là cơ hội để các bạn trau dồi thêm tiếng Anh hoặc chuẩn bị tốt các kĩ năng nghề trước khi vào khóa học chính. Các trường tiếng Anh có DLI number mà bạn có thể đăng kí chẳng hạn SGIC – ILSC – Quest – ILAC… Nếu bạn chọn học tránh GAP, liên hệ ngay admin Khoai Ann để chúng mình có thể hỗ trợ bạn ngay lập tức nhé. Cuối cùng, đừng quên những giấy tờ cần thiết mình đã liệt kê ở trên bạn cần xin trường.
Hình ảnh đính kèm là thư IRCC gửi cho học sinh mình và được sự đồng ý từ bạn để sử dụng cho bài viết.