Tự làm hồ sơ du học Canada-Kinh nghiệm tự làm hồ sơ dạng CES (update 2019)

Tự làm hồ sơ du học Canada-✅mKinh nghiệm tự làm hồ sơ dạng CES. ✅Đây là bài viết chia sẻ của mình về làm hồ sơ du học theo dạng CES, mình cũng không phải trung tâm tư vấn du học, tại mình thấy các bạn thắc mắc mỗi người một ý nên mình tổng hợp những gì mình biết, nếu bạn nào mắc phải có thể giúp bạn hiểu rõ hơn. Nếu có gì sai sót mọi người góp ý cho bài viết của mình hoàn thiện hơn để giúp các bạn đi sau.

--> Thứ 1: về Letter of Acceptance (LOA): ” Đây là thư chấp nhận nhập học từ trường dành cho bạn khi bạn đăng kí vào trường muốn học”
*Thời gian mình có LOA: 1 tuần ( George Brown ) còn các bạn khác nếu chưa có hoặc hơn, bạn có thể lên trang web của trường xem email cho họ hoặc gọi trực tiếp. Mình chủ động vẫn hay hơn là chờ đợi.
* Đóng tiền thì mình đóng xong, đúng 3 ngày có receipt( Đóng ở ngân hàng BIDV nha)
--> Thứ 2: Study Plan ( Kế hoạch học tập):
*Yêu cầu : Nên viết max 2 trang thôi đừng lê thê không ai rãnh đọc đâu nha. Ngắn gọn xúc tích.
*Trường hợp của mình: Chuyển đổi 2 ngành học ở Việt Nam ( IT--> Design --> Đi du học) + đi thực hiện nghĩa vụ quân sự và mình vẫn viết được một study plan hoàn chỉnh ở đây: https://cafeduhoc.net/2017/02/chia-se-kinh-nghiem-viet-study-plan-mau-study-plan-hay-khi-di-du-hoc-canada.html

Dựa vào đâu để mình viết được một study plan, sau đây là những câu hỏi các bạn phải bám theo và tự đặt cho bản thân mình:
Study Plan – CANADA :
It is similar to the previous Study Permit Questionnaire , you will answer a few more questions.
• Why do you wish to study in Canada in the program for which you have been accepted?
• What is your overall educational goal?
• Why are you not pursuing a similar program in your country of residence/citizenship?
• How will this program enhance your employment opportunities in your country of residence/citizenship?
• What ties do you have to your country of residence/citizenship?
• If it has been more than 2 years since you have left full-time education, please provide your C.V. (resume)
• In the case of a minor applicant, what are your reasons for wishing to study in Canada? What is your parents’/guardians’ immigration status in their current country of residence.
* Nếu các bạn đã học xong và đi làm rồi, làm sao viết được study plan đây? Mình có một study plan của một chị tự làm study plan cho mình và đã có visa. (Inbox mình nếu cần)
*Nhớ nói rõ mục đích quay về VN nha, đừng bảo em muốn ở lại Canada thì có chuyện đó =)))
*Nếu nơi nộp không chấp nhận study plan, van xin họ nhận giúp nói là giấy tờ em nó phức tạp lắm cần studyplan giải trình
*Những giấy tờ nào bổ trợ cho study plan thì nói chị nhận giúp em, nó hỗ trợ cho study plan

😀
--> Thứ 3: Nhũng điều bạn khai trong hồ sơ nộp lãnh sự quán, làm ơn khai chính xác và thành thật giùm mình nhé. Các bạn cảm thấy che giấu được LSQ mà không phát hiện thì hãy làm, còn mập mờ thì không nên. Đừng để tì vết lần sau khó lắm nha 😀
--> Thứ 4: Scotiabank
*Đóng tiền ở ngân hàng scotiabank là các bạn phải dùng chính tài khoản ngân hàng của các bạn ở Việt Nam để chuyển( chính chủ ấy) không chấp nhận từ tài khoản cha, mẹ, anh, chị, ông bà,….
*Đóng tiền là đóng 10000 vào tài khoản scotiabank và $200 phí hành chính cho bên scotiabank làm việc yêu cầu của bạn. Nên thành ra tổng phải chuyển đi là $10200. Chứ đóng $10000 mốt chuyển qua không đủ phải ra đóng tiếp tốn thêm phí à nha.
:3
*Phí chuyển bên mình chịu nha! Cứ chuyển đủ cho nó $10200 là ổn.
*Vụ cái tên: Các bạn nếu tên nhiều không biết điền thế nào thì mình đã hỏi bên ngân hàng, họ mail cho mình một hướng dẫn, các bạn follow theo mà làm đúng.
Ví dụ: Mình là Nguyễn Hữu Thiện
Last Name: Nguyen
First Name: Huu-Thien
Thế là xong!
*Khi đến ngân hàng Scotiabank ở Canada, bạn mang các giấy tờ. PP,StudyPermit, LOA, và GIC receipt. Có thể phải alo book hẹn nói là em international student, em có GIC và muốn mở tài khoản.
*Bạn sẽ được cấp $2000 đầu tiên vào cái thẻ debit card. Sau đó những tháng tiếp theo là $670 cho tới khi hết 10000.
* Mình đóng đúng 5 ngày là có receipt bên đó( không kể thứ 7, cn). Đóng ở ngân hàng BIDV. Vô ngân hàng muốn đổi tiền gì chuyển đi nước ngoài cũng được. Chị/Anh ơi, em muốn chuyển tiền canada sang trường em. Ngân hàng sẽ tự tính tỉ lệ quy đổi rồi báo bạn giá. Nên không cần lo không có tiền canada đem đi chuyển.
Link hướng dẫn của ngân hàng scotiabank( đổi tên, contact,…): http://www.scotiabank.com/…/SSGP-Program-Guide-Vietnam_Fina…
—> Thứ 5: Tất cả các thông tin về canada( xin visa đi Mỹ, renew visa, studypermit) --> Cám ơn một người chị đã tổng hợp chia sẻ cho mình bài này, giờ mình giúp mọi người 😀
Link Canada Info: https://drive.google.com/open…
—> Thứ 6: Nếu bạn nào transit ở Đài Bắc lâu, muốn du hí thì vào đây xem transit tour mà tham gia hoặc tự túc miễn kịp giờ bay:
Link transit tour: http://eng.taiwan.net.tw/tour/index.htm
Làm thị thực đài bắc online : https://niaspeedy.immigration.gov.tw/nia_southeast/
Mua sim 4g: https://www.kkday.com/en/product/2697
Thông tin du lịch: https://vn.blog.kkday.com/…/du-lich-taipei-taiwan-tat-ca-n…/
**** Nhớ kiểm tra điều kiện vào Đài Bắc nha ***
—> Thứ 7: Thời gian hết CES( theo bài viết của LSQ canada là 18 tháng từ ngày 1/3/2016), nghĩa là kết thúc ngày 31/8/2017 or 1/9/2017
—> Thứ 8: Khám sức khoẻ.
*Khám sức khoẻ xong là kết quả được gửi ngay đến LSQ, mình không biết được kết quả đâu nha.
Mình khám nhanh lắm, khoảng 1 tiếng là đi về
Nhớ book lịch khám trước, không đến đó xách đít đi về
=))))))))))
—> Thứ 9: Để tự làm hồ sơ du học CES, bạn có thể theo topic sau, nhớ đăng kí tài khoản rồi sau đó mới xem được nha.
Link đây: http://hoisinhvien.ca/login_ip.php…
—> Thứ 10: Đây là kênh channel youtube của một anh sống bên Toronto Canada, bạn không hiểu gì xem clip của anh đó. Giải thích từ A --> Z.
Link channel của ãnh: https://www.youtube.com/user/hungchuongnguyen/videos
—> Thứ 11: hết biết viết gì rồi mấy má ơi :))) có gì cập nhật thêm
Cám ơn mọi người!

Update 2019 Tự làm hồ sơ du học Canada:

Bước 1. Chọn trường và nộp đơn xin nhập học

Đầu tiên, học sinh sinh viên phải xác định được trường muốn theo học tại Canada và nộp đơn xin nhập học. Lưu ý những trường đạt yêu cầu để nhận HSSV quốc tế phải là những trường có mã DLI (Designated learning institutions) – tức những trường được Bộ giáo dục Canada công nhận. HSSV quốc tế được nhận vào những trường này mới được phép xin visa du học. Muốn biết trường nào có mã DLI, bạn có thể tham khảo ở trang web của Đại sứ quán Canada phía trên.

Về mẫu đơn xin nhập học, các bạn có thể download từ trang web chính thức của trường. Học sinh điền đầy đủ thông tin vào đơn và nộp kèm theo các loại giấy tờ bắt buộc (chứng chỉ TOEFL, văn bằng tốt nghiệp, phiếu điểm, lệ phí xét hồ sơ…). Sau 1 đến 3 tháng, nếu chấp thuận trường sẽ gửi thư mời nhập học đến bạn, nếu không trường cũng sẽ báo lại để bạn nộp hồ sơ vào trường khác. Thường quá trình này sẽ thực hiện qua mạng Internet để tiết kiệm thời gian. Ở bước này, việc điền đơn rất quan trọng bởi điền sai có thể khiến trường gạt hồ sơ của bạn.

/Việc điền đúng vào mẫu đơn xin nhập học là rất quan trọng

Bước 2: Xin thị thực nhập cảnh du học Canada (hay visa du học Canada)

Các bạn có thể vào website của Tổ chức Di cư quốc tế Việt Nam hoặc đến trung tâm tư vấn để lấy đơn xin thị thực nhập cảnh. Việc chuẩn bị giấy tờ cần thiết để xin visa du học Canada còn tùy vào chương trình học cũng như hoàn cảnh tài chính của gia đình, dưới đây liệt kê những thủ tục cơ bản nhất:

Đơn xin thị thực nhập cảnh: Yêu cầu phải được điền đầy đủ, chính xác bộ đơn gồm: đơn xin thị thực nhập cảnh, thông tin về người đứng đơn, bản khai lý lịch gia đình.
Hộ chiếu: Phải còn hạn sử dụng cho khoảng thời gian dự định lưu trú tại Canada, cần nộp 1 bản chính và  giữ lại 1 bản sao.
Hình: HSSV sẽ được chụp hình kỹ thuật số tại nơi nộp hồ sơ.
Thư mời nhập học: Bản chính hoặc bản sao thư chấp thuận chính thức của trường tại Canada, thư nhập học cần có những thông tin sau: Họ tên và địa chỉ của du học sinh, Ngày tháng năm sinh, khóa học và trình độ khóa học, ngày bắt đầu và kết thúc khóa học. Lưu ý trong thư chấp thuận phải có địa chỉ du học sinh tại Việt Nam (Do nhiều trường hợp người thân ở Canada xin thư hộ nên điền vào địa chỉ Canada).
Bảng điểm: Phiếu điểm gần đây nhất (học bạ) do trường trung học, đại học hoặc cao đẳng cấp và tất cả bằng cấp khác (nếu có).

Chứng minh tài chính của người tài trợ:

– Giấy xác nhận tiền gởi trong ngân hàng/Sổ tiết kiệm;

– Thư chứng minh việc làm, nêu rõ mức lương hoặc nếu người tài trợ là chủ doanh nghiệp thì phải có giấy phép kinh doanh và biên lai thuế thu nhập doanh nghiệp 2 năm gần nhất. Nếu học sinh sinh viên có học bổng thì cho biết loại học bổng, số tiền tài trợ, điều kiện đạt học bổng.

– Tài sản: Giấy xác nhận tài sản, hình chụp cơ sở kinh doanh, nhà cho thuê, đất vườn…
* Nếu người tài trợ từ phía Canada thì cần có những giấy tờ sau: Thư bảo lãnh ghi rõ trách nhiệm tài chính, tiền gởi ngân hàng, bản sao khai thuế thu nhập, thư xác nhận việc làm, giấy xác nhận tài sản.
* Nếu có thời gian bạn nên chuẩn bị lý lịch tư pháp vì có thể cần đến sau này chẳng hạn như trong quá trình xin định cư). Lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi cư trú cấp cho các đối tượng trên 18 tuổi. Để làm lý lịch tư pháp, học sinh sinh viên cần mang theo CMND và hộ khẩu.

Quyền giám hộ: Đối với học sinh dưới 18 hoặc 19 tuổi tùy theo tỉnh bang cần có giấy giám hộ. Đây là tờ khai có công chứng hoặc chứng nhận chữ ký của chính quyền địa phương do cha mẹ hay người giám hộ hợp pháp ký chấp nhận trao quyền giám hộ cho người bảo lãnh tại Canada. Tờ khai phải nêu rõ họ tên người giám hộ ở Canada và người này thực hiện nhiệm vụ thay thế cha mẹ học sinh sinh viên trong các trường hợp khẩn cấp như cấp cứu hoặc cần sự can thiệp đột xuất. Tờ khai này bạn có thể lấy trên website của Cơ quan Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC).
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục cần thiết, bạn sẽ nộp hồ sơ cho Phòng Tiếp nhận Hồ sơ và Thị thực Nhập cảnh Canada tại IOM từ thứ hai đến thứ sáu. Lệ phí xin visa du học hiện khoảng 193 USD (có bao gồm phí làm sinh trắc học & chụp hình).

Việc phỏng vấn sẽ không hoàn toàn áp dụng với tất cả hồ sơ du học Canada, trong những năm gần đây thì hầu như HSSV không bị yêu cầu phỏng vấn. Trường hợp Lãnh sự quán yêu cầu phỏng vấn thì họ sẽ có gởi thông báo hẹn lên phỏng vấn nhằm để xác minh thông tin nhanh hơn.

Bước 3: Khám sức khỏe

Du học sinh có thời gian du học Canada dự kiến trên 6 tháng đều bắt buộc phải thực hiện khâu khám sức khoẻ. Bộ hồ sơ hướng dẫn khám sức khỏe sẽ được gởi đến bạn khi đơn xin thị thực nhập cảnh của bạn tạm thời được chấp thuận. Thông thường Lãnh sự quán sẽ thông báo qua email nên các bạn lưu ý kiểm tra email thường xuyên. Nơi khám sức khỏe sẽ do Lãnh sự quán Canada chỉ định và bạn phải đến đúng cơ sở y tế được chỉ định đó.

Bước 4: Chờ kết quả, nhận visa và chuẩn bị lên đường du học

Sau khi có kết quả khám sức khoẻ, bạn sẽ được Lãnh sự quán cấp visa nhập cảnh Canada và về gửi về địa chỉ được ghi trong đơn xin visa kèm theo hộ chiếu du học sinh. Sau khi có visa du học Canada, các bạn có thể chuẩn bị hành trang đến xứ sở lá phong bao gồm các vật dụng và kiến thức đời sống du học cần thiết cũng như đặt vé máy bay và lên đường du học.

Với các bước trên đây, bạn có thể tự làm hồ sơ Du học Canada. Tuy nhiên, hãy nhớ tỉ mỉ trong từng chi tiết hồ sơ xin nhập học cũng như xin visa. Bởi lẽ mọi sự sai sót đều có thể khiến bạn thất bại, không xin được thư mời nhập học của trường cũng như visa. Quá trình chọn trường, chương trình học cũng nên xem xét kỹ lưỡng về nhiều mặt vì nó ảnh hưởng đến hành trình dài về sau.

Tags: