Nghề hái nấm ở Canada-Nhu cầu việc làm farm , định cư ở Canada cập nhật mới nhất 2020

Nghề hái nấm ở Canada-✅Nhu cầu việc làm farm , định cư ở Canada cập nhật mới nhất 2020✅. Nghề hái nấm ở Canada cho các bạn đi du học Canada.Nhu cầu việc làm ở Canada làm farm ở canada: những điều lao động xuất khẩu cần biết. Không thể phủ nhận Canada là đất nước tuyệt vời để làm việc và định cư. Chính sách thu hút nguồn nhân lực cùng chế độ phúc lợi của Chính phủ dành cho người dân đã mang lại sự phát triển vượt bậc cho quốc gia này, và chính điều đó đã nâng tầm Canada trở thành một trong những quốc gia định cư , làm việc và du học tốt nhất thế giới. Mặc dù là một đất nước đang phát triển vượt bậc nhưng hiện nay Canada vẫn đang thiếu hụt nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn một cách nghiêm trọng. Chẳng hạn một nhóm ngành nghề không đòi hỏi trình độ cao nhưng phải có chuyên môn nghề nghiệp như nghề bếp Việt, điều dưỡng, nail,…ngoài ra nghề hái nấm tại Canada cũng là một nghề đang phát triển.  Tôi nhận được nhiều câu hỏi liên quan tới việc “xuất khẩu lao động đi Canada” và muốn viết bài này để trả lời chung cho mọi người, dựa trên những gì tôi biết.

Nghề hái nấm ở Canada-Nhu cầu việc làm farm
Nghề hái nấm ở Canada-Nhu cầu việc làm farm

1. Canada (Cdn) đang tuyển người Việt Nam (VN) qua lao động, đúng hay không?

– Đúng và sai.

Đúng là Cdn đang cần nhiều lao động trong nhiều lĩnh vực. Sai là vì không có chương trình nào nhắm riêng tới người VN. Các công việc hiện có và được quảng cáo chỉ mang tính chất riêng biệt của từng doanh nghiệp. Các công việc như trồng nấm (mushroom farm worker) có chỗ cho người nước ngoài là do dân bản xứ không làm (nói khác đi là “doanh nghiệp không tuyển được người bản xứ”). Một khi chứng minh được mình không tuyển được nguời lao động trong nước thì doanh nghiệp được chính phủ cho tuyển người nước ngoài.

2. Đi làm việc được cấp visa 10 năm, ở mỗi lần 6 tháng phải về rồi qua làm tiếp, phải không?

– Không đúng. “visa 10 năm, ở mỗi lần 6 tháng phải về rồi qua làm tiếp” 99% chỉ là visa du lịch (“V-1”). Và đã là du khách thì việc đi làm là VI PHẠM PHÁP LUẬT. Đã là vi phạm pháp luật thì việc trục xuất và “cấm cửa” (bản thân, vợ/chồng và con dưới 22 tuổi) sau này là hậu quả mà ai cũng có thể thấy. Hãy nhớ, người nước ngoài được phép làm việc ở Canada khi được cầm “giấy phép làm việc “ (work permit). Ở một số trường hợp có thể được làm việc mà không cần work permit – tuy nhiên trường hợp này hiếm và chuyên biệt, không áp dụng cho các việc đang bàn). Tôi chưa biết tới sự tồn tại của tờ giấy phép làm việc nào chỉ có hạn 6 tháng (trừ dành cho người đang cầm TRP – khác hẳn với các trường hợp đang bàn trong bài viết này), thông thường ngắn nhất phải là 1 năm (hoặc 8 tháng nếu là “giấy phép làm việc sau tốt nghiệp” cho sinh viên hoàn thành một khoá học 8 tháng).

3. Đi du lịch rồi đổi thành làm việc được hay không?

– Được và không chắc.

Được là vì luật cho phép. Không chắc là vì không phải ai xin cũng được duyệt. Người xin chuyển đổi phải có “background” (học vấn, kinh nghiệm làm việc, trình độ tiếng Anh..) phù hợp với công việc được “offered” ở Canada.

4. Đi làm farm nấm hay tương tự thì con được học miễn phí?

– 99% là không. Vì việc tuyển người lao động nước ngoài làm các công việc ở “level C” và “level D” vẫn là một “dự án thử nghiệm cấp liên bang” mà trong đó nói rõ

Nghề hái nấm ở Canada-Nhu cầu việc làm farm , định cư ở Canada cập nhật mới nhất 2020
Nghề hái nấm ở Canada-Nhu cầu việc làm farm , định cư ở Canada cập nhật mới nhất 2020

+ chồng/vợ (của đương đơn) không được xin open work permit.

+ (các) con (của đương đơn) có thể phải trả học phí bằng với du học sinh.

+ đương đơn phải chứng minh được khả năng chi trả các chi phí (như di chuyển, ăn ở, bảo hiểm y tế, học phí…).

5. Làm nghề gì cũng được định cư sau một thời gian, đúng không?

– Sai.

Mỗi tỉnh ở Canada có quyền đưa ra các tiêu chí lựa chọn khác nhau và ngành nghề chỉ là MỘT trong những tiêu chí đó. Một công việc ở “level C” hoặc “level D” sẽ không có nhiều thuận lợi bằng “level B” trở lên ở hầu hết các tỉnh. Các tỉnh Atlantic (Nova Scotia, New Brunswick, Newfoundland & Labrador và Prince Edward Island), được coi là nơi có chính sách định cư dễ nhấp, chấp nhận công việc ở level C nhưng vẫn kèm một số điều kiện. Tỉnh Ontario vẫn chấp nhận “farm worker” nhưng tỉnh British Columbia thì không cho nghề này vô danh sách.

Tóm lại, một nửa sự thật không bao giờ là toàn bộ sự thật. Những ai có quyết tâm đi làm việc hoặc định cư cần tìm hiểu thật kỹ con đường mình sắp đi và cũng cần tự xem lại thông tin của mình được khai trên hồ sơ xin visa có chính xác chưa, vì bất kỳ sự gian dối nào, dù mình có không biết đi nữa, cũng đem lại hậu quả rất xấu (khai gian hoặc che dấu thông tin trên các hồ sơ nộp cho Bộ Di trú, Người tị nạn và Quốc tịch Canada có thể khiến bạn bị cấm nhập cảnh, truất tư cách thường trú nhân hoặc thậm chí tước quốc tịch; ngoài ra Cdn và các nước lớn có trao đổi thông tin với nhau cho nên hậu quả còn lớn hơn).

Chúc tất cả mọi người sớm thực hiện được giấc mơ của mình!

Bài viết dựa trên sự hiểu biết của tôi về luật và các quy định di trú của Canada.

Nguồn: Eric Lam ( một người anh, người chú đáng kính

Làm farm ở canada đang lên ngôi: Lao động hái nấm nhập cư tại Canada

Sự thiếu hụt lao động nặng nề trong những ngành nghề chế biến thịt và nông nghiệp tại Canada – một trong những nơi xuất khẩu nông phẩm lớn nhất thế giới đã khiến cho chính phủ nước này phải ban hành một số cải cách về nhập cư để duy trì và hỗ trợ các chủ lao động thuê lao động quốc tế ở các vị trí công nhân nông trại.

Xem thêm : Cách viết study plan du học Canada, kèm study plan mẫu

Các nhà tuyển dụng đã cho biết về những khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực dù tỷ lệ thất nghiệp là 7.1 %. Đa phần cư dân Canada đều từ chối công việc lao động tay chân và cuộc sống nông thôn này, một xu hướng có thể làm gia tăng chi phí lao động và ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.

Tại tập đoàn Sunterra Group, nhà máy chế biến thịt Alberta của tập đoàn này chỉ vận hành ở mức 70% công suất do không đủ công nhân, Chủ tịch Ray Price cho biết. Ông nói “Họ đến từ nhiều môi trường khác nhau, thế nhưng họ rất hài lòng khi sống ở đây. Khi mọi người thấy tất cả đều trở về nhà thì ai cũng cảm thấy tiếc và buồn.”

Giám đốc Nhân lực của Công ty Highline Mushroom, bà Susan McBride cho biết: “chúng tôi đã mất một năm để đào tạo những nhân lực mới. Khi các lao động đã làm việc với bạn đã 4 năm trời, họ giống như người thân của bạn vậy.”

Chính phủ Đảng Tự Do đầu năm nay đã ban hành các chính sách nới lỏng hạn chế về tuyển dụng lao động Quốc Tế tạm thời và bãi bỏ các một phần của điều luật 4 in 4 out để giúp các chủ lao động có thể duy trùy hoạt động sản xuất và duy trùy lượng công việc cần thiết.

Bộ trưởng Lao động bà MaryAnn Mihychuk nói rằng chính phủ cần làm việc với các công ty để hỗ trợ tìm kiếm lao động Canada nếu có thể — và tiếp cận đến các lao động Quốc tế nếu không thể tìm được đủ nhân công.

Cùng với nhiều công ty và chủ lao động cũng tiến hành các cuộc tìm kiếm lao động quy mô lớn để bù đắp cho số lượng công nhân lớn tuổi sắp nghỉ hưu. Nông dân trồng lúa Saskatchewan – ông Kenton Possberg cho biết nhiều nông trại đã trả gấp đôi mức lương tối thiểu là C$10.50, nhưng khoản lương lớn không vượt qua những bất lợi như các địa điểm heo lánh, xa xôi. Theo Hiệp Hội Nhân Lực Nông Nghiệp Canada ước tính sẽ có hơn 114,000 việc làm trống từ đây đến 2050, và hiện tại những vị trí trống đó đã gây tổn thất và năng suất sản xuất và doanh thu cho các nông trại khoảng C$1,5 tỷ ($1,19 tỷ).

Nghề hái nấm là một trong những nghề “chịu cực hái ra tiền” tại Canada. Nhưng hiện nghề không có cơ hội định cư nữa vì thay đổi trong chính sách di trú của Canada.